Bệnh gút ăn được cá gì? Xem ngay giải đáp từ chuyên gia
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Bệnh gút ăn được cá gì? Xem ngay giải đáp từ chuyên gia

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    02/11/21

    Việc ăn gì và không nên ăn gì là mối bận tâm của người bệnh gút. Trong tuần qua, chúng tôi đã nhận được thắc mắc của cô Đặng Thị Hương (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) về bệnh gút ăn được cá gì. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi này trong bài viết sau.

    4.9/5 - (178 bình chọn)

    1. Bệnh gút ăn được cá không?

    Đối với người bệnh, việc nạp vào cơ thể các loại thức ăn có hại sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Bệnh nhân gút được khuyến cáo là nên kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều purin, trong đó có cá.

    Tuy nhiên, có rất nhiều loại cá khác nhau với hàm lượng purin không giống nhau. Những loại có hàm lượng purin thấp vẫn có thể xuất hiện trong thực đơn của người bệnh gout nếu ăn ở mức cho phép.

    Thêm vào đó, cá cũng là thức ăn bổ dưỡng vì có chứa omega-3, giàu protein, vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin D, kali. Chúng giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm mỡ máu, xơ vữa động mạch, cao huyết áp,…

    Do đó, câu trả lời cho bị gút ăn cá được không là người bệnh gout có thể ăn cá nhưng chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn 2 bữa cá/tuần.

    giải đáp bệnh gout ăn được cá gì

    Xem thêmBệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

    2. Bệnh gút ăn được cá gì?

    Vậy bệnh gout ăn được cá gì? Câu trả lời chính là các loại cá có hàm lượng purin thấp, thường là cá nước ngọt, cụ thể là: cá chép, cá rô, cá diêu hồng, cá quả, cá trắm,… Đa số những loại cá này đều có hàm lượng purin trong ngưỡng an toàn, chỉ từ 50 – <150mg/100g cá, nên không gây tăng axit uric trong máu.

    2.1. Cá rô

    Câu trả lời đầu tiên của bệnh gút ăn được cá gì chính là cá rô. Đây là loại cá có hàm lượng purin rất thấp. Nó cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chế biến được thành nhiều món dễ ăn cho bệnh nhân.

    Cá rô - Bệnh gút ăn được cá gì

    Cá rô có hàm lượng purin rất thấp

    2.2. Cá chép

    Loại cá này có phần đầu và đuôi thuôn, vảy to và tròn, lưng hơi gù, miệng rộng. Đạm trong cá chép ở mức cho phép và cơ thể cũng dễ hấp thụ. Ngoài ra trong cá chép có chứa 0,3% omega-3 cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như: sắt, canxi, vitamin A, B1, B2, B6…

    cá chép

    Đạm trong cá chép ở mức cho phép

    2.3. Cá diêu hồng

    Cá diêu hồng chứa lượng đạm là 17,1 mg/100g cá, lý tưởng để trở thành món ăn cho người bệnh gout. Trong cá diêu hồng cũng chứa nhiều vitamin A, selen, kali, omega-3. Selen là vi chất cần thiết cho sự phát triển của tuyến giáp.

    Cá diêu hồng - Bệnh gút ăn được cá gì

    Cá diêu hồng lý tưởng để trở thành món ăn cho người bệnh gout

    2.4. Cá quả

    Cá quả có thân tròn, dài 30 – 50cm, đầu dẹt, miệng to, bụng tròn, hàm dưới nhô ra. Trên thân có nhiều đốm và chấm đen. Thành phần đạm trong 100g cá quả là 18,1mg. Trong loại cá này cũng chứa nhiều vi chất như photpho, vitamin PP tốt cho sự phát triển của cơ thể.

    Bệnh gút ăn được cá quả

    Thành phần đạm trong 100g cá quả là 18,1mg

    2.5. Cá trắm

    Loại cá này có thân thuôn dài, hẹp ngang, đầu ngắn nhỏ, mép không có râu. Thịt cá trắm chứa 17,9 – 19,5% protid, từ 4,3 – 5,2% lipid. Nó cũng chứa canxi, photpho, sắt, vitamin B1, B2, C.

    bệnh gút ăn được cá trắm

    Người bệnh gout có thể ăn cá trắm

    3. Các loại cá nên hạn chế

    Một số loại cá có hàm lượng purin ở mức trung bình từ 100 – 400mg/100g. Những loại cá này người bệnh nên hạn chế nhưng không cần kiêng hoàn toàn. Người bệnh gout thỉnh thoảng có thể ăn loại cá này. Tốt nhất là 1 tháng chỉ nên ăn 1 hoặc 2 bữa.

    3.1. Cá chim trắng

    Đây là loại cá biển có màu bạc hoặc trắng, thân hơi tròn dẹt. Dù chứa khá nhiều chất dinh dưỡng như omega-3, protein, canxi, sắt… nhưng nó có hàm lượng purin ở mức trung bình và khá nhiều mỡ. Do đó khi ăn bệnh nhân cần chú ý chỉ ăn phần thịt, không ăn mỡ.

    3.2. Cá hồi

    Đây là một loại cá nước mặn mà người bệnh gout có thể ăn được nhưng cần hạn chế. Ngoài ra, omega-3 có trong cá hồi sẽ giúp giảm viêm, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp. Cá hồi cũng giàu vitamin và khoáng chất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bạn có thể áp chảo hoặc nướng cá hồi. Nhiều người thích món sashimi cá hồi nhưng người bệnh gout không nên ăn dưới dạng này.

    Bệnh gút nên hạn chế ăn cá hồi

    Cá hồi

    3.3. Cá bơn

    Cá bơn có thân dẹt chủ yếu sống ở biển nhưng cũng có loại sống ở nước ngọt nơi có nhiệt độ thấp, nước lạnh. Đặc điểm của nó là phần đầu nhọn hình tam giác và thân màu nâu đen, hình trái xoan dẹt và mỏng. Loại cá này chứa 131mg purin/100g. Với loại cá này, bạn nên nướng thay vì kho hay chiên giòn.

    4. Món ăn làm từ cá cho người bệnh gút

    Chế biến món ăn cho người bệnh gút chưa bao giờ là dễ dàng. Sau đây là gợi ý 3 món ăn làm từ cá thích hợp cho người bệnh gout.

    4.1. Canh cá rô đồng, rau cải xanh

    Loại canh thanh mát này rất thích hợp vào những ngày hè nóng nực. Nó vừa cung cấp protein vừa cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

    Chuẩn bị:

    • 200 gam cá rô đồng
    • 500 gam rau cải xanh
    • 1 nhánh nhỏ gừng tươi, gia vị.

    Cách thực hiện:

    • Cá rô đồng sơ chế sạch, cho vào luộc với gừng.
    • Khi cá chín thì vớt ra, gỡ lấy thịt, ướp gia vị.
    • Rau cải rửa sạch, cắt ngắn khoảng 1cm.
    • Đun sôi nước luộc cá, cho rau cải xanh và thịt cá vào nấu, nêm nếm gia vị vừa ăn.
    • Khi canh sôi lại, tắt bếp, múc ra bát và thưởng thức.
    Canh cá rô đồng, rau cải xanh

    Canh cá rô đồng, rau cải xanh

    4.2. Cá chép hấp

    Chuẩn bị:

    • 1 con cá chép tươi 8 – 9 lạng
    • 2 – 3 củ xả
    • 1 củ gừng
    • Mùi tàu, lá lốt

    Cách thực hiện:

    • Cá sơ chế sạch, khía trên mình cá.
    • Xả, gừng rửa sạch, thái nhỏ.
    • Mùi tàu, lá lốt rửa sạch.
    • Ướp cá với gia vị, gừng, xả. Cho lá lốt, mùi tàu vào bụng cá. Ướp cá trong vòng 15 phút.
    • Cho cá vào nồi hấp 20 phút, bày ra đĩa và thưởng thức.
    Cá chép hấp

    Cá chép hấp

    4.3. Cá rô om lá lốt

    Chuẩn bị:

    • 100g cá rô đồng
    • 30g lá lốt
    • 100g củ cải
    • 1 – 2 lát nghệ tươi

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu
    • Củ cải thái lát
    • Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nước và gia vị vừa ăn, om nhừ.

    Xem thêm: Mách bạn [Top 15+] món ăn tốt nhất cho người bệnh gout

    5. Lưu ý cho người bệnh gout khi ăn cá

    – Người bệnh gút nên ăn cá dưới dạng hấp, luộc hoặc nướng, tránh chiên, xào nhiều dầu mỡ.

    – Không ăn gỏi cá, cá đóng hộp.

    – Ăn từ 57 – 85g cá/ngày và tối đa chỉ 2 bữa cá trong 1 tuần.

    – Purin không có trong dầu cá nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng dầu cá để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

    – Nếu đã có cá trong bữa ăn thì không nên ăn thêm các loại thực phẩm chứa đạm khác.

    – Kết hợp ăn với các loại rau xanh để tiêu hóa dễ dàng hơn và tăng khả năng đào thải axit uric ra ngoài cơ thể.

    – Kiêng bia, rượu, các thức uống có cồn vì chúng gây ra tình trạng rối loạn sản sinh và chuyển hóa purin.

    – Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

    Những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc bệnh gút ăn được cá gì của cô Đặng Thị Hương cũng như không ít người bệnh gout. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào đừng ngần ngại, hãy gọi tới hotline 0865 344 349 để được giải đáp hoặc chat trực tiếp với chuyên gia. Chúc cô Hương và các bạn thật nhiều sức khỏe!

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chế độ ăn uống cho người bệnh Gút khi [Tết đến – Xuân về] 04/01/20
      Tất niên - “mùa” tiệc rượu lại về trong niềm hân hoan của nhiều người… Nhưng với người bị bệnh…
      Bệnh gout ăn hải sản thế nào? Bác sỹ gợi ý 7 nguyên tắc 15/07/20
      Người bị bệnh gout thường được khuyên là nên kiêng hải sản. Tuy nhiên, nếu biết chọn đúng loại hải…
      Top 10 sai lầm điều trị bệnh gout khiến bệnh càng trầm trọng 26/10/20
      Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính cần được chẩn đoán chính xác và điều trị…
      Nam giới yếu sinh lý chỉ vì … mắc bệnh gút! 15/08/19
      Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nên tỉ lệ mắc bệnh gút ở nam giới thường cao…
      Xem thêm