Mẹo hay phòng chống bệnh gút tái phát khi giao mùa, 100% thành công!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Mẹo hay phòng chống bệnh gút tái phát khi giao mùa, 100% thành công!

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    17/09/19

    Khi giao mùa, người bệnh gút thường mệt mỏi, uể oải, các khớp xương tê cứng, thậm chí sưng, đau dữ dội. Vậy người bệnh cần phải làm gì để ngăn ngừa cơn đau gút cấp lúc giao mùa?

    5/5 - (17 bình chọn)

    1. Tại sao bệnh gút tái phát khi thời tiết giao mùa?

    Bệnh gút xảy ra là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao dẫn đến những tinh thể urat được hình thành, lắng đọng ở khớp và các cơ quan khác của cơ thể, gây ra tình trạng viêm, sưng tấy, đau nhức. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển mùa người mắc bệnh gút thường cảm thấy khó chịu và thường xuyên phải chịu các cơn đau tê buốt ở các khớp xương.

    Vậy tại sao cơn đau gút cấp lại hay tái phát trong thời điểm này?

    Nguyên nhân là do khi thay đổi thời tiết, nhiệt độ không khí thay đổi, nhất là khi trời lạnh cơ thể sẽ phải tiết ra dịch làm tăng độ nhớt bôi trơn ổ khớp. Tuy nhiên, chất dịch này dẫn đến độ nhớt của máu tăng lên và đẩy nhanh quá trình lắng đọng muối urat trong xương khớp.

    Thời tiết giao mùa khiến bệnh gút tái phát

    Thời tiết giao mùa khiến bệnh gút tái phát

    Hơn nữa, khi nhiệt độ giảm, các lỗ chân lông sẽ phải thu nhỏ để giữ nhiệt cho cơ thể. Lúc này, mạch máu ngoại vi co lại khiến máu lưu thông kém hơn, lượng máu mang theo dinh dưỡng đến khớp cũng bị giảm xuống. Chính yếu tố này cộng với sự lắng đọng của muối urat tại các khớp là nguyên nhân gây nên cơn đau gút cấp, khiến cho các khớp chân sưng đau dữ dội.

    Ngoài ra, có một vài yếu tố khác cũng có thể kể đến như khi trời lạnh, nhiều người có thói quen uống ít nước, chỉ uống nước khi thấy khát, điều này làm giảm lượng nước tiểu và khiến cơ thể giảm đào thải axit uric.

    Ở một số người cao tuổi, tình trạng vận động kém, xương khớp xơ cứng kết hợp với chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau gút cấp khi thời tiết chuyển mùa.

    Xem thêm: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

    2. Người bệnh gút cần có “hành trang phòng bệnh” ra sao lúc chuyển mùa?

    Thời tiết luôn luôn biến đổi vậy nên chúng ta cũng cần trang bị cho mình những hành trang cần thiết để phòng ngừa gút tái phát lúc chuyển mùa.

    2.1. Kiểm soát chế độ ăn uống sinh hoạt

    Tăng cường thực phẩm chứa ít purin: Ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ,… là những thực phẩm tốt cho người bệnh gút, chúng có tác dụng giảm hấp thu đạm và tăng đào thải axit uric trong máu.

    Bổ sung đủ nước, ăn nhiều rau xanh: Tăng cường uống nước mỗi ngày là một trong những điều cần thiết với người bệnh gút bởi trong nước có chứa bicarbonate, sẽ làm kiềm hóa nước tiểu, giúp cho việc thải bỏ axit uric ra khỏi cơ thể tốt hơn.

    Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin: Người bệnh gút nên hạn chế ăn thịt đỏ, hải sản, phủ tạng động vật và một số thực phẩm thực vật như nấm, măng… bởi chúng chứa hàm lượng purin tương đối cao.

    Người bệnh gút nên bổ sung nước và ăn nhiều rau xanh

    Người bệnh gút nên bổ sung nước và ăn nhiều rau xanh

    Hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích: Bệnh nhân gút nên hạn chế tối đa rượu bia, những loại đồ uống này làm tăng axit uric trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy người uống hơn 1 lít bia mỗi ngày có nguy cơ bệnh gút cao gấp 2,5 lần so với người không uống.

    Ngoài ra, người bệnh nên giữ cân nặng ở mức hợp lý. Tránh để tình trạng thừa cân béo phì, bằng cách tăng cường tập luyện các bài tập rèn sức bền để giảm cân và điều hòa các quá trình trao đổi chất.

    >> Xem thêm: Người bệnh Gout nên ăn gì và kiêng gì để đẩy lùi bệnh?

    2.2. Dùng thuốc tây

    Các loại thuốc tây dùng cho bệnh gút chủ yếu với công dụng giảm đau, hạ axit uric, ngăn ngừa muối urat lắng đọng. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng với liều lượng vừa phải để không gây nhờn thuốc và tránh tình trạng tác dụng phụ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Một số loại thuốc bác sĩ hay chỉ định như:

    • Thuốc chống viêm không steroid
    • Thuốc giảm đau chống viêm
    • Corticosteroid
    • Thuốc giảm nồng độ axit uric

    Các bệnh lý về xương khớp bị ảnh hưởng khá nhiều từ thời tiết nhưng nếu biết cách phòng tránh và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, đây sẽ không còn là vấn đề to lớn. Bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh để tăng cường sức khỏe, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh gút tái phát mỗi khi thời tiết chuyển mùa nhé!

    XEM THÊM:

     

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chữa gout bằng gạo lứt – Bật mí 6 cách đơn giản 15/03/21
      Chữa gout bằng gạo lứt rất đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi…
      [Hỏi – Đáp] cây Nhàu chữa bệnh gout có tốt không? Lưu ý gì? 14/10/21
      Tôi mắc bệnh gout nhiều năm nay, đã sử dụng đủ các loại thuốc tây đến đông y nhưng không…
      Tự chữa bệnh gút bằng củ ráy, chuối hột – bạn đã biết chưa? 02/10/19
      Chữa bệnh gút bằng củ ráy, chuối hột là bài thuốc dân gian được lưu truyền và áp dụng rộng…
      Bệnh gout (gút) nên ăn hoa quả gì để đào thải axit uric? 30/12/19
      Bệnh gout (gút) nên ăn hoa quả gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh gout nên ăn…
      Xem tất cả bài viết