Khi bị viêm túi thừa đại tràng bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa trị, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Bởi điều này sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị và phục hồi. Vậy viêm túi thừa đại tràng ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng đến với câu trả lời trong bài viết sau.
1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng
Viêm túi thừa đại tràng có liên quan mật thiết tới chế độ dinh dưỡng. Việc thay đổi thực đơn một cách phù hợp sẽ đem tới nhiều lợi ích cho người bệnh. Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giảm bớt các triệu chứng bệnh hoặc ít nhất là giúp chúng không trở nên tồi tệ hơn. Ăn uống khoa học cũng giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Nguyên tắc chung khi lên thực đơn cho người viêm túi thừa đại tràng là lựa chọn thực phẩm chống viêm, dễ tiêu hóa và tránh thực phẩm gây kích thích đại tràng. Nếu thắc mắc viêm túi thừa đại tràng ăn gì và kiêng gì hãy cùng đến với danh sách các loại thực phẩm ngay dưới đây.
Viêm túi thừa đại tràng là gi? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh
2. Viêm túi thừa đại tràng ăn gì?
Một số loại thực phẩm phù hợp với quá trình điều trị và dự phòng viêm túi thừa đại tràng. Hãy xem và bổ sung chúng vào thực đơn.
2.1. Viêm túi thừa đại tràng nên ăn thực phẩm dạng lỏng
Triệu chứng của viêm túi thừa đại tràng thường là nôn, đau bụng, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Đặc biệt đối với trường hợp tiêu chảy, đường ruột lúc này rất yếu và cần được “nghỉ ngơi”. Do đó, thức ăn dạng lỏng như: cháo, canh, súp… lúc này được ưu tiên. Chúng không chỉ làm giảm gánh nặng lên hệ tiêu hóa vốn đang bị tổn thương mà còn hạn chế khả năng nhiễm trùng, áp xe túi thừa.
2.2. Đừng quên thức ăn giàu chất xơ
Khi các triệu chứng chuyển biến tích cực hơn, chế độ ăn giàu chất xơ sẽ là một gợi ý. Chất xơ giúp chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột. Nó cũng làm mềm phân, tạo thuận lợi cho chất thải đi qua ruột già dễ dàng hơn. Từ đó tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa và giảm khả năng gây viêm túi thừa đại tràng. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể kể đến như: Khoai lang, cà rốt, cam, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
2.3. Bổ sung thực phẩm giảm tiết axit dịch vị
Axit dịch vị được dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, khi lượng axit này tiết quá mức sẽ tác động xấu đến niêm mạc hệ tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến túi thừa đại tràng. Do đó, việc bổ sung những thực phẩm có tác dụng giảm tiết axit dịch vụ sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Thực phẩm dạng này là: Chuối, dưa hấu, mật ong, dầu thực vật…
2.4. Sữa chua tốt cho người bị viêm túi thừa đại tràng
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotics, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung lợi khuẩn sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị viêm túi thừa đại tràng.
2.5. Viêm túi thừa đại tràng nên uống nước gì?
Người bệnh sẽ được khuyến cáo là uống nhiều nước. Lượng nước cần thiết là từ 1,5 – 2 lít nước/ngày. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn, ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể uống nước ép trái cây để tăng cường vitamin.
3. Viêm túi thừa đại tràng kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt, có nhiều loại đồ ăn, thức uống có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm túi thừa. Khi chúng đi vào cơ thể sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn.
3.1. Không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ
Món ăn được chế biến bằng cách chiên xào hoặc đồ ăn nhanh như: gà rán, pizza, pate, xúc xích… thường chứa lượng lớn dầu mỡ. Loại thực phẩm này sẽ làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động vất vả hơn. Tình trạng đau bụng, đầy hơi sẽ kéo dài hơn.
3.2. Viêm túi thừa đại tràng kiêng gia vị cay nóng
Có lẽ nhiều người thường thích thêm tiêu, ớt, hành, sả… để gia tăng hương vị của món ăn. Tuy nhiên nếu đang bị viêm túi thừa đại tràng bạn sẽ phải tạm gác lại sở thích này. Bởi các loại gia vị cay nóng sẽ làm tăng tiết dịch vị dạ dày, gây kích thích niêm mạc đại tràng.
3.3. Hạn chế thịt đỏ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạn chế thịt đỏ sẽ làm giảm 50% nguy cơ bị viêm túi thừa. Hơn nữa việc tiêu thụ thịt đỏ cũng đòi hỏi hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn so với khi ăn thịt trắng.
3.4. Tránh nhóm thực phẩm FODMAP
Thực phẩm nhóm thực phẩm FODMAP chứa nhiều carbohydrate có khả năng gây đầy hơi, tiêu chảy. Nhóm này bao gồm: Hành tây, nấm, súp lơ, trái cây sấy khô, phô mai, đường… Chúng sẽ làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng của bệnh.
3.5. Viêm túi thừa đại tràng kiêng uống gì?
Ngoài đồ ăn thì người bệnh cũng cần nắm được loại thức uống cần tránh. Đó là rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga, cà phê… Rượu bia chứa nhiều chất độc gây hại cho đại tràng. Trong khi đó nước ngọt có ga khiến tình trạng đầy hơi kéo dài và nghiêm trọng hơn.
4. Lời khuyên dành cho người bệnh
– Để xây dựng thực đơn phù hợp nhất đối với bản thân hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
– Cố gắng duy trì bữa ăn tự nấu cân bằng chất dinh dưỡng.
– Ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng luộc, nấu, hấp, tránh chiên xào.
– Trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu bệnh, có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa.
– Duy trì lối sống khoa học, tránh căng thẳng quá mức.
– Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường nhu động ruột.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc viêm túi thừa đại tràng ăn gì và kiêng gì. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có chế độ ăn uống hợp lý, giảm bớt nỗi lo viêm túi thừa đại tràng. Nếu còn câu hỏi nào liên quan tới căn bệnh này hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được tư vấn.
XEM THÊM
- Viêm đại tràng – Những dấu hiệu cơ bản dễ nhận biết
- Người bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để bệnh chóng khỏi?
- 10+ sai lầm điều trị viêm đại tràng khiến bệnh “dai dẳng”
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Ăn gì trong chế độ ăn kiêng viêm túi thừa
https://www.healthline.com/health/diverticulitis-diet-list-of-foods-to-avoid
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.