Viêm khớp ức đòn là thuật ngữ dùng để chỉ một vị trí viêm của khớp trên cơ thể. Tình trạng này không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày.
1. Viêm khớp ức đòn là gì?
Khớp ức đòn nằm giữa xương đòn và xương ức, nối cánh tay với cơ thể. Khớp ức đòn được tạo thành bởi sụn khớp, dịch khớp, bao quanh bởi dây chằng.
Viêm khớp ức đòn xảy ra khi bao hoạt dịch, sụn khớp tại đây hình thành những ổ áp xe, mô viêm. Tình trạng này thường xảy ra ở một bên cơ thể là viêm khớp ức đòn phải hoặc viêm khớp ức đòn trái. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp viêm đồng thời cả hai khớp ức đòn của cơ thể.
2. Triệu chứng viêm khớp ức đòn
Triệu chứng của tình trạng này có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác.
- Đau nhức: Cơn đau xuất hiện trước khớp ức đòn sau đó lan ra các vùng khác như vùng trên ngực, lưng trên. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Sưng khớp: Vùng khớp ức đòn sưng lên có thể dễ dàng nhận diện bằng mắt thường.
- Nóng, đỏ vùng da quanh khớp ức đòn.
- Cứng khớp, khó cử động.
- Khớp phát ra âm thanh lạo xạo khi cử động.
- Có thể kèm theo: Sốt, khó thở…
3. Nguyên nhân gây viêm khớp ức đòn
3.1. Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
3.2. Chấn thương
Trong cuộc sống chúng ta sẽ không thể tránh khỏi chấn thương. Đó có thể là vấp ngã, va chạm trong sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao. Thông thường những chấn thương gây tác động mạnh tới vai mới có thể gây ảnh hưởng tới khớp ức đòn. Mặt khác, việc chủ quan không điều trị kịp thời, trị không dứt điểm chấn thương lâu dần cũng dẫn tới tổn thương tại khớp ức đòn.
3.3. Nhiễm trùng gây viêm khớp ức đòn
3.4. Hệ quả của các bệnh lý khác
Việc mắc một số bệnh lý cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm tại khớp.
- Thoái hóa khớp: Căn bệnh này khiến lớp sụn khớp mỏng đi, đầu xương cọ xát vào nhau.
- Viêm bao hoạt dịch khớp vai: Túi chất lỏng hoạt dịch khớp vai bị viêm nhiễm, dày lên gây đau.
- Viêm cột sống dính khớp: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở khớp nối giữa các đốt cột sống hoặc nối giữa cột sống và xương chậu.
- Viêm khớp dạng thấp: Xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm những mô khớp khỏe mạnh. Bệnh sẽ xảy ra ở hai bên khớp đối xứng.
- Bệnh gout: Xảy ra khi axit uric dư thừa trong máu gây lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp. Thường những khớp chịu ảnh hưởng là khớp ngón chân cái, khớp ngón tay và cũng không loại trừ các khớp ở vai.
- Khối u tại khớp ức đòn: Khối u dù lành tính hay ác tính thì với kích thước đủ lớn sẽ chèn ép, kích thích phản ứng viêm tại đây.
3.5. Di truyền
Dù đây không phải là nguyên nhân quá phổ biến nhưng cũng không thể loại trừ. Nếu có người thân trong gia đình mắc phải căn bệnh này thì khả năng cao bạn cũng có thể mắc bệnh.
4. Viêm khớp ức đòn có nguy hiểm không?
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm.
- Viêm khớp mạn tính: Cơn đau kéo dài dai dẳng, lặp đi lặp lại, khó chữa trị dứt điểm.
- Giảm khả năng vận động.
- Teo cơ
- Liệt khớp
5. Đối tượng có nguy cơ cao
Nếu bạn nằm trong số nhóm đối tượng sau thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
- Người có người thân mắc phải căn bệnh này.
- Người cao tuổi
- Phụ nữ
- Người vừa gặp chấn thương ở vùng xương bả vai, ức đòn
- Người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với môi trường chứa nhiều virus, vi khuẩn, nấm…
- Người có tiền sử hoặc đang mắc những bệnh lý có liên quan.
6. Chẩn đoán
Để xác định chính xác tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh có thể cần một số biện pháp sau:
- Khám lâm sàng: Hỏi về tần suất, cường độ của các triệu chứng; kiểm tra tầm vận động của khớp và các dấu hiệu lâm sàng.
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, CT, MRI giúp cung cấp hình ảnh về mức độ tổn thương của xương, sụn, dây chằng…
- Xét nghiệm máu: Xác định tình trạng viêm, nhiễm trùng.
7. Cách điều trị
7.1. Chườm nóng, chườm lạnh
Đây là cách chữa viêm khớp ức đòn tại nhà với các tác dụng tạm thời mà không tác động vào căn nguyên gây bệnh. Bạn có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng tùy theo tình trạng của bản thân.
7.2. Thuốc điều trị viêm khớp ức đòn
Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc giúp giảm đau, sưng, ngăn ngừa tình trạng viêm.
- Thuốc giảm đau thông thường như: Paracetamol
- Thuốc chống viêm không steroid: Aproxen sodium, Ibuprofen
- Tiêm steroid: Nếu uống thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid vào khớp ức đòn. Tuy nhiên, loại thuốc này thường chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn. Vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như loãng xương, cao huyết áp…
- Thuốc tăng sinh mô sụn: Glucosamine, Kalzium…
7.3. Mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian có thể hỗ trợ tình trạng này trong trường hợp nhẹ.
- Chườm ngải cứu: Với phương pháp này bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá ngải cứu, để ráo. Sau đó sao vàng ngải cứu với một chút muối hạt. Bọc hỗn hợp này trong khăn sạch rồi chườm lên vùng bị đau trong 15 – 20 phút.
- Uống nước sắc lá lốt: Rửa sạch một nắm lá lốt rồi đem phơi trong bóng râm tới khi héo. Sắc với nước trong 20 phút rồi chắt ra uống trong ngày.
- Ăn đỗ đen và dừa: Cho một nhúm nhỏ hạt đậu đen (đã rửa sạch và ngâm nước) vào lòng một quả dừa rồi đem hấp cách thủy. Sau 3 tiếng lấy ra ăn dừa và đậu đen.
7.4. Vật lý trị liệu
7.5. Phẫu thuật
Phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi có thể được chỉ định đối với các trường hợp viêm nặng, nguy cơ biến chứng cao. Bác sĩ sẽ cân nhắc tới lợi ích và rủi ro có thể gặp phải để chỉ định phương pháp này.
8. Cách phòng tránh
Không có cách phòng tránh riêng biệt nào cho viêm khớp ức đòn nhưng bạn có thể thực hiện những thay đổi tích cực hàng ngày để hạn chế nguy cơ.
- Bổ sung vào bữa ăn thực phẩm tốt cho xương khớp như thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3 (sữa và các chế phẩm từ sữa, cá béo…). Hạn chế thực phẩm có thể làm kích thích phản ứng viêm như đồ nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia…
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức để duy trì sự linh hoạt của xương khớp.
- Duy trì cân nặng ở mức cho phép để tránh gây áp lực cho khớp.
- Hạn chế mang vác vật nặng, duy trì một tư thế lâu trong thời gian dài. Để tránh chấn thương hãy mang thiết bị bảo vệ.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Nếu mắc các bệnh lý có liên quan hãy tích cực điều trị.
KẾT LUẬN
Viêm khớp ức đòn gây đau nhức, sưng, nóng, đỏ, cứng khớp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó nếu gặp những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao hãy thăm khám để được chẩn đoán chính xác.
XEM THÊM:
- Thông tin cơ bản về bệnh viêm khớp
- Tham khảo 15 các chữa viêm khớp tại nhà đơn giản
- Sản phẩm hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm khớp – Xem ngay
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Viêm xương khớp xương ức đòn
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19078484/
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”