Thực hư uống thuốc trị HP bị mất ngủ - Có nên tiếp tục sử dụng?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Thực hư uống thuốc trị HP bị mất ngủ – Có nên tiếp tục sử dụng?

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    17/01/24

    “Tôi bị HP dạ dày, uống thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ hơn 2 tháng nay. Dạo gần đây tôi rất khó ngủ, nửa đêm về sáng hầu như không ngủ được. Xin hỏi bác sĩ uống thuốc trị HP bị mất ngủ có đúng không? Tôi cần làm gì để khắc phục?” (Chị Trịnh Hồng Anh – 45 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội).

    5/5 - (15 bình chọn)

    Cảm ơn chị Hồng Ánh đã gửi câu hỏi cho Tâm Bình. Sau đây, Ban cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình sẽ giúp chị trả lời câu hỏi trên; đồng thời gửi đến chị một số lời khuyên hữu ích.

    1. Thuốc trị HP là thuốc gì?

    HP là tên viết tắt của vi khuẩn Helicobacter Pylori. Đây là một dạng xoắn khuẩn thường sinh sống, phát triển trong dạ dày. HP là một trong những tác nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về dạ dày; điển hình như viêm nhiễm cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng; thậm chí là ung thư dạ dày.

    Vi khuẩn HP không chỉ nguy hiểm mà còn rất dễ lây lan. Chúng tồn tại ở khoảng 50% dân số trên thế giới. HP có thể ở dạng “ngủ”, người bệnh không phát hiện ra bất cứ triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu hoạt động chúng sẽ tấn công niêm mạc dạ dày gây tổn thương. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

    Thuốc điều trị HP được sử dụng chủ yếu là thuốc kháng sinh; giúp tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn HP. Ngoài ra còn kết hợp các loại thuốc khác như thuốc trung hòa axit, thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày, thuốc giảm đau…

    2. Uống thuốc trị HP bị mất ngủ có đúng không?

    thuốc trị Hp gây mất ngủ đúng không

    Uống thuốc trị HP có gây mất ngủ không là thắc mắc của nhiều người khi sử dụng loại thuốc này. Trên thực tế, thuốc điều trị vi khuẩn HP có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có mất ngủ. Trong thành phần của một số loại thuốc gây ức chế thần kinh; khiến người dùng khó ngủ, ngủ chập chờn.

    Bên cạnh đó, thuốc trị HP còn có khả năng gây nhiều vấn đề khác, cụ thể là:

    • Sôi bụng, buồn nôn
    • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc
    • Ngứa ngáy, ban đỏ, mề đay
    • Suy nhược thần kinh, đau đầu
    • Tăng hoặc giảm bạch cầu, tiểu cầu
    • Ảnh hưởng chức năng gan
    • Thay đổi vị giác, đắng miệng
    • Người mệt mỏi…

    Xem thêm Thế nào là mất ngủ? Mất ngủ ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?

    3. Các loại thuốc điều trị vi khuẩn HP dạ dày có thể gây mất ngủ

    Trong phác đồ điều trị HP dạ dày, bác sĩ có thể kê nhiều loại thuốc. Khi sử dụng một số loại thuốc sau, người dùng có thể gặp tình trạng mất ngủ:

    các loại thuốc trị HP có thể gây mất ngủ

    3.1 Clarithromycin

    Clarithromycin là thuốc kháng sinh nhóm Macrolid; chỉ định điều trị bệnh cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Bên cạnh công dụng điều trị vi khuẩn Helicobacter Pylori ở bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng, kháng sinh này còn được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên, dưới, nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng, nhiễm khuẩn da, mô mức độ trung bình…

    Một trong những tác dụng phụ có thể gặp của Clarithromycin là mất ngủ, gây rối loạn nhịp tim, buồn nôn, đau bụng…

    3.2 Amoxicillin

    Trong các dòng thuốc kháng sinh thì Amoxicillin hẳn đã quá quen thuộc, mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Thuốc được kê khi cơ thể bị tấn công bởi vi khuẩn, gây ra các bệnh như HP dạ dày, viêm xoang, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên…

    Ưu điểm của Amoxicillin là khá ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể gặp phải tình trạng khó ngủ hoặc buồn nôn, tiêu chảy cấp, khó chịu vùng thượng vị…

    3.3 Thuốc điều trị HP gây mất ngủ: Metronidazol

    Metronidazol có tác dụng diệt khuẩn tốt trên các vi khuẩn kỵ khí (sinh trưởng trong môi trường không có oxy). Chúng chủ yếu tập trung tại khoang miệng, ống tiêu hoá, ổ bụng, cơ quan sinh dục… Đặc biệt, Metronidazol còn là thuốc kháng sinh nằm trong phác đồ điều trị HP – tác nhân gây viên loét dạ dày, tá tràng.

    Metronidazol sử dụng trong điều trị vi khuẩn HP nói riêng và các bệnh khác nói chung đều có thể gây ra tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa, gây buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa… Ngoài ra người dngf cũng có thể gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ.

    3.4 Levofloxacin

    Thuốc Levofloxacin stada 500mg thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng ở người lớn; đặc biệt là các bệnh như viêm xoang cấp, viêm phổi, nhiễm khuẩn HP…

    Tác dụng phụ gây ra bởi Levofloxacin khá đang dạng. Chúng có thể gây căng thẳng, hoa mắt, kích động dẫn đến khó ngủ; tăng bilirubin máu, ngứa âm đạo, phát ban. Trường hợp hiếm gặp có thể gây tụt huyết áp, khô lưỡi miệng, sưng gân, đau cơ khớp, rối loạn tâm thần…

    4. Dùng thuốc trị HP gây mất ngủ có nên tiếp tục sử dụng không?

    Trong khi điều trị vi khuẩn HP mà gặp tình trạng mất ngủ, mệt mỏi hay những tác dụng phụ khác, liệu người dùng có nên ngưng thuốc? Trên thực tế, việc điều trị HP là cả một quá trình, không thể bỏ ngang giữa chừng.

    có nên tiếp tục dùng thuốc trị HP nếu mất ngủ

    Đặc biệt, nguyên tắc của thuốc kháng sinh là cần sử dụng đủ liệu trình. Vì thế, tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Việc ngưng thuốc khi đang điều trị dở dang có thể dẫn đến nguy cơ kháng thuốc, gây khó khăn trong các đợt điều trị tiếp theo.

    Lưu ý: Tác dụng phụ của thuốc điều trị HP, trong đó có mất ngủ sẽ từ từ biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc. Người dùng không cần phải quá lo lắng nếu tình trạng ở mức có thể kiểm soát được.

    5. Lưu ý để hạn chế tình trạng mất ngủ khi uống thuốc trị HP

    Thuốc điều trị HP là giải pháp cần thiết và không thể thay thế khi phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày. Việc trì hoãn sử dụng thuốc có thể khiến dạ dày bị tổn thương, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Tuy nhiên, để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc, người dùng có thể thực hiện một số chỉ dẫn sau:

    • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
    • Cố gắng đi ngủ trước 10 giờ tối để cơ thể hình thành nhịp sinh học lành mạnh, giúp giấc ngủ đến dễ dàng hơn.
    • Không ăn quá sát giờ ngủ, cần nghỉ ngơi ít nhất khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.
    • Hạn chế ăn tinh bột vào bữa tối.
    • Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ an thần ngủ ngon để cải thiện giấc ngủ khi sử dụng thuốc điều trị HP.

    KẾT LUẬN

    Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi uống thuốc trị HP bị mất ngủ có đúng không. Trên thực tế, nhiều nhóm kháng sinh có tác dụng tiêu diệt, ức chế vi khuẩn HP dạ dày có khả năng tác động đến thần kinh, gây mất ngủ, ngủ chập chờn. Quan trọng, bạn cần tuân thủ đúng liệu trình và đơn thuốc từ bác sĩ. Điều đó sẽ giúp bạn hạn chế những tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị, trong đó có mất ngủ.

    >>> Tìm hiểu thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cây Lạc tiên: Bí quyết cải thiện giấc ngủ từ thảo dược tự nhiên 29/01/24
      Lạc tiên là một trong những vị thuốc chữa chứng mất ngủ hiệu quả được nhiều người tin tưởng từ…
      Mất ngủ vì chồng ngáy to – 15 cách giúp thoát khỏi tình trạng này 16/10/24
      Mất ngủ vì chồng ngáy to là nỗi khổ sở của không ít chị em phụ nữ. Nếu đang loay…
      Mẹo chữa đánh trống ngực, giảm nhịp tim nhanh chóng 10/01/24
      Đánh trống ngực dồn dập gây cảm giác khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an. Nếu…
      Khám trầm cảm sau sinh ở đâu? Gợi ý 10 địa chỉ uy tín 15/10/24
      Trầm cảm sau sinh đang trở thành một vấn đề đáng báo động trong xã hội hiện đại. Tình trạng…
      Xem thêm