Uống rượu đi ngoài ra máu là trải nghiệm có thể coi là đáng sợ đối với nhiều người. Tình trạng này đôi khi có thể lặp đi lặp lại gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu lý do, nguyên nhân và cách xử lý trong bài viết dưới đây.
1. Uống rượu đi ngoài ra máu là gì?
Đây là tình trạng người bệnh bị đi ngoài ra phân lẫn máu sau khi uống rượu bia. Phân có thể lẫn những tia máu đỏ tươi hoặc phân đen. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn uống một lượng nhỏ bia rượu nhưng thông thường là uống nhiều rượu bia đi ngoài ra máu.
Ngoài đại tiện ra máu, tình trạng này có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như:
- Đau bụng
- Chướng bụng
- Buồn nôn, nôn
- Mệt mỏi
2. Nguyên nhân gây uống rượu đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia xuất phát từ nhiều nguyên nhân bệnh lý. Bởi rượu bia có thể kích thích, làm nặng thêm các tình trạng bệnh sẵn có hoặc là một trong những yếu tố khởi nguồn bệnh.
2.1. Uống rượu đại tiện ra máu do táo bón
Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa nhiều người mắc phải do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, trong đó có lạm dụng đồ uống có cồn. Khi bị táo bón, phân cứng, rắn hơn mức bình thường. Khi phân đi qua đoạn cuối của ống tiêu hóa có thể cọ xát gây tổn thương niệm mạc hoặc gây nứt hậu môn dẫn tới đại tiện ra máu.
2.2. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi xuất hiện các vết rách nhỏ ở ống hậu môn. Bệnh có đặc trưng là đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu tươi và nhỏ giọt nhiều hoặc thành tia.
Nếu tình trạng đại tiện ra máu của bạn xảy ra đầu tiên ngay sau khi uống rượu thì có thể là do tính nóng của rượu bia gây táo bón cũng như chất cồn trong rượu bia kích thích ống tiêu hóa. Từ đó gây nứt kẽ hậu môn. Trường hợp khác, bia rượu có thể làm tái phát tình trạng nứt kẽ hậu môn mà bạn cho rằng đã khỏi từ trước đó.
2.3. Bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu sau uống rượu
Lối sống ít vận động, ngồi nhiều khiến bệnh trĩ ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh do các tĩnh mạch tại hậu môn phình to, gây ứ huyết, tạo thành các búi trĩ. Khi mắc phải căn bệnh này, bạn sẽ bị ngứa rát, tiết dịch nhầy ở hậu môn, mót đại tiện, đại tiện ra máu, sờ thấy búi trĩ (trường hợp trĩ ngoại).
Uống nhiều rượu bia sẽ khiến cơ thể mất nước, phân cứng, di chuyển khó khăn trong đại tràng. Khi phân đi qua hậu môn có thể va chạm làm vỡ búi trĩ gây chảy máu.
> Đừng bỏ lỡ: Vì sao dân văn phòng có nguy cơ bị bệnh trĩ cao?
2.4. Viêm loét đại trực tràng
Bia rượu quá độ ảnh hưởng không nhỏ tới đại trực tràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân tấn công niêm mạc đại trực tràng gây viêm loét. Rượu bia làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây rối loạn nhu động ruột, tác động tới lớp nhày bảo vệ niêm mạc đại trực tràng.
Người bệnh có thể bị viêm cấp tính hoặc mạn tính. Các triệu chứng đi kèm với bất thường trong đi cầu là đau dọc theo khung đại tràng, chướng bụng, đầy hơi, chán ăn…
2.5. Polyp đại trực tràng gây đi cầu ra máu sau khi uống rượu bia
Polyp thường là những tế bào lành tính và khá phổ biến. Với số lượng polyp ít và kích thước nhỏ bệnh sẽ không gây ra triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể biểu hiện ra bên ngoài là phân lẫn máu, lẫn nhầy. Trong đó phải kể tới việc sử dụng rượu bia quá mức. Ngoài ra, các khối polyp có thể cản trở đường đi của phân, thậm chí các khối này có thể bị vỡ.
>>Xem thêm: Polyp đại tràng xử lý ra sao?
2.6. Xuất huyết tiêu hóa
Đây là một trong những tình trạng cấp cứu cần xử lý kịp thời để tránh nguy cơ tử vong. Trong trường hợp này người bệnh sẽ bị môn ra máu, da xanh, hạ huyết áp, sốt, phân có màu đen hoặc phân lẫn máu đỏ.
Uống một lượng lớn bia rượu có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa. Vị trí chảy máu có thể ở bất kỳ đâu tại đường tiêu hóa như xuất huyết thực quản, xuất huyết dạ dày…
2.7. Ung thư đại tràng
Đi ngoài ra máu tươi là một trong những biểu hiện của ung thư đại tràng. Bạn có thể bắt gặp hiện tượng này ngay cả khi không uống rượu bia. Tuy nhiên, lạm dụng rượu bia thời gian dài có thể dẫn tới ung thư đại tràng.
Ngoài triệu chứng kể trên, người bệnh có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, phân dẹp, giảm cân đột ngột, ăn không ngon miệng…
3. Uống rượu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên mà không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn tới mất máu. Đặc biệt, tùy từng trường hợp bệnh lý mà bệnh sẽ diễn biến theo những biến chứng khác nhau, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.
4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Như trên đã đề cập tình trạng này có liên quan nhiều tới các vấn đề bệnh lý nên tốt nhất là bạn hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Đặc biệt là khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:
- Đi ngoài ra máu liên tục
- Máu ra nhiều
- Biểu hiện mất máu: Da xanh, nhợt nhạt, chóng mặt, người mệt mỏi
- Đau bụng
- Sốt
- Giảm cân đột ngột
5. Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp để chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng bệnh hiện tại:
- Khám lâm sàng: Hỏi người bệnh về triệu chứng, tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, sử dụng rượu bia..
- Chụp X-quang: Cung cấp hình ảnh về tình trạng khối u nếu có.
- Xét nghiệm máu: Đánh giá về tình trạng mất máu, viêm nhiễm.
- Xét nghiệm phân: Phát hiện máu trong phân.
- Nội soi đại tràng: Phát hiện tình trạng viêm nhiễm, polyp.
6. Điều trị uống rượu đi ngoài ra máu
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đại tiện ra máu sau khi uống rượu bia mà sẽ có cách xử lý phù hợp. Bác sĩ sẽ là người quyết định loại thuốc Tây cần sử dụng và chỉ định phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, một số biện pháp có thể được áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh hoặc hỗ trợ cho quá trình điều trị.
6.1. Hạn chế sử dụng rượu bia vào thời điểm này
Việc đi ngoài ra máu chỉ xảy ra sau khi uống rượu bia hoặc nghiêm trọng hơn sau khi uống rượu bia chính là lý do để bạn tạm tránh loại đồ uống này. Hạn chế rượu bia thời điểm này là cách loại bỏ tác nhân có thể gây bùng phát bệnh hoặc khiến bệnh thêm tồi tệ.
Nếu buộc phải sử dụng rượu bia hãy uống ít, uống chậm. Trước khi uống rượu bia hãy ăn nhẹ. Trước trong và sau khi uống rượu bia hãy uống thật nhiều nước.
6.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm bớt tình trạng táo bón, trĩ, bảo vệ đại tràng…
- Uống nhiều nước: Giúp làm mềm phân, hạn chế táo bón.
- Ưu tiên món ăn dạng lỏng để cung cấp đủ nước cho cơ thể và giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ (như rau xanh, trái cây… giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn); thực phẩm giàu magie (như ngũ cốc nguyên hạt, hải sản…); vitamin C (như trái cây có múi… giúp giải nhiệt, tăng cường sức đề kháng).
- Hạn chế thức ăn cay nóng, thịt đỏ, đồ tái sống vì những loại thực phẩm này làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, kích thích niêm mạc đại tràng… Đặc biệt thời điểm này không phù hợp để dùng đu đủ xanh, chuối tiêu xanh vì chúng chứa pectin gây táo bón.
6.3. Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học
Chế độ sinh hoạt điều độ cũng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị:
- Ăn đúng giờ, đủ bữa, không ăn quá no
- Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định, không nhịn đại tiện
- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Điều này sẽ giúp tằng cường hoạt động của nhu động ruột
- Tránh căng thẳng
Uống rượu đi ngoài ra máu là một trong những tình trạng cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe cần quan tâm. Do đó, bạn không nên chủ quan với tình trạng này. Việc chủ động đi thăm khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết, đặc biệt là khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Nếu cần tư vấn thêm các vấn đề có liên quan hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được tư vấn.
XEM THÊM
- Triệu chứng đau bụng đi ngoài cần đề phòng
- Đi ngoài ra nước là dấu hiệu của bệnh gì
- TPBVSK hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”