Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Do đó, việc nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị căn bệnh này sẽ giúp bạn không bỏ lỡ “thời gian vàng” trong điều trị.
1. Ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng (còn gọi là ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết) là tình trạng xuất hiện các tế bào bất thường trên lớp niêm mạc đại tràng. Các tế bào này không ngừng phát triển, có thể xâm lấn, lan tới các bộ phận, cơ quan khác của cơ thể.
Bệnh thường khởi phát từ khối polyp có kích thước lớn và tồn tại nhiều năm (Thường mất khoảng 10 năm để ung thư hình thành trong polyp đại tràng). Đây là một căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng.
2. Các vị trí ung thư
Ung thư có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào. Nhưng có một số vị trí xuất hiện thường xuyên hơn. Đó là ung thư đại tràng sigma và manh tràng:
Vị trí | Tính chất khối u |
✅ Ung thư đại tràng sigma | ⭐ Vị trí nằm ở phần cuối của đại tràng, nối với trực tràng. Ung thư đại tràng sigma chiếm khoảng 25-30% số ca ung thư đại trực tràng. |
✅ Đại tràng ngang | ⭐ Đây là vị trí nằm ở phần giữa của ruột già, chạy ngang qua bụng. Ung thư đại tràng ngang chiếm khoảng 10-15% số ca ung thư đại trực tràng. |
✅ Ung thư manh tràng | ⭐ Đây là vị trí nằm ở phần đầu tiên của ruột già, nối với ruột non. Ung thư manh tràng cũng chiếm khoảng 25-30% số ca ung thư đại trực tràng. |
3. Các giai đoạn ung thư đại trực tràng
Tùy từng giai đoạn mà sự phát triển, xâm lấn, di căn của tế bào ung thư khác nhau. Việc xác định chính xác giai đoạn đóng vai trò quan trọng giúp đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
3.1 Ung thư đại tràng giai đoạn 0
Đây là giai đoạn sớm nhất, khi các tế bào ung thư chỉ có ở niêm mạc (lớp màng bao bọc bên trong) của đại tràng hoặc trực tràng.
Các tế bào ung thư có thể hình thành trong các polyp (là các u nhỏ lồi ra từ niêm mạc ruột). Giai đoạn này còn được gọi là ung thư mô tại chỗ.
3.2 Ung thư đại tràng giai đoạn I
Các tế bào ung thư đã xâm nhập vào các lớp dưới niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng, nhưng chưa lan ra ngoài thành ruột. Giai đoạn này còn được chia thành:
- Giai đoạn IA: Tế bào ung thư xâm nhập vào lớp cơ niêm.
- Giai đoạn IB: Tế bào ung thư xâm nhập vào lớp cơ ruột.
3.3 Ung thư đại tràng giai đoạn II
Đây là giai đoạn khi các tế bào ung thư đã lan ra ngoài thành ruột, nhưng chưa di căn tới các hạch bạch huyết (là các cơ quan miễn dịch) hoặc các cơ quan khác của cơ thể.
Giai đoạn này còn được chia thành:
- Giai đoạn IIA: tế bào ung thư xâm nhập vào lớp phúc mạc
- Giai đoạn IIB: tế bào ung thư xâm nhập vào các mô lân cận
- Giai đoạn IIC: tế bào ung thư xâm nhập vào các cơ quan lân cận hoặc phúc mạc
3.4 Ung thư đại tràng giai đoạn III
Tế bào ung thư đã di căn tới các hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa di căn tới các cơ quan khác của cơ thể. Giai đoạn này còn được chia thành:
- Giai đoạn IIIA: Tế bào ung thư di căn tới 1-3 hạch vùng
- Giai đoạn IIIB: Tế bào ung thư di căn tới 4 hạch vùng hoặc hơn
- Giai đoạn IIIC: Tế bào ung thư di căn tới hạch đỉnh hoặc hạch thân có mạch.
3.5 Ung thư đại tràng giai đoạn IV
Đây là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất, khi các tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan khác của cơ thể, như gan, phổi, xương, não… Giai đoạn này còn được chia thành:
- Giai đoạn IVA: Tế bào ung thư di căn tới một cơ quan
- Giai đoạn IVB: Ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan ở xa và nhiều hạch bạch huyết hơn.
- Giai đoạn IVC: Ung thư ảnh hưởng đến các cơ quan ở xa, hạch bạch huyết và mô bụng.
4. Triệu chứng ung thư đại tràng
Nhiều người thắc mắc ung thư đại tràng có biểu hiện gì. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể dùng để nhận biết:
– Thay đổi thói quen đại tiện
Bạn có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, hoặc cảm thấy không đại tiện hết. Phân có hình dạng bất thường, như nhỏ, mảnh hoặc bẹt. Sở dĩ có hiện tượng này là do khối u gây cản trở tới đường đi của phân.
– Phân lẫn máu/ đi ngoài ra máu
Bạn có thể thấy máu lẫn trong phân hoặc thấm trên giấy vệ sinh. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc đen sẫm. Ra máu là do khối u bị tổn thương hoặc loét.
– Đau bụng
Bạn có thể cảm thấy đau, cứng hoặc co thắt ở bụng. Đau bụng là do khối u gây ra sự kích ứng, viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn ở ruột già.
:Xem vị trí đau bụng – Đoán bệnh lý tương ứng
– Sụt cân
Bạn có thể giảm cân mà không rõ nguyên nhân. Sụt cân là do khối u tiêu tốn nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, hoặc làm giảm khả năng hấp thu của ruột già.
– Thiếu máu
Do ra máu trong phân. Thiếu máu làm giảm lượng oxy được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Triệu chứng của thiếu máu là da xanh xao, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt…
– Mất kiểm soát cơ vòng hậu môn
Kích thước lớn của khối u sẽ làm cơ vòng hậu môn bị yếu đi. Từ đó, người bệnh mất kiểm soát co thắt hậu môn
Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể do các bệnh khác gây ra, nên cần phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
5. Nguyên nhân gây ung thư đại tràng
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới căn bệnh này. Đó có thể bắt nguồn từ di truyền, biến chứng của các bệnh lý khác hoặc cũng có thể từ chính lối sống thiếu khoa học. Qua tham vấn chuyên môn từ Ths.BS Nguyễn Thị Hằng, Ban biên tập đã tổng kết lại một số nguyên nhân chính như sau:
5.1 Ung thư đại tràng do di truyền
Căn bệnh này có yếu tố di truyền. Do đó, khi có người thân trong gia đình mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải căn bệnh này.
Nguy cơ ung thư đại trực tràng của bạn có thể cao hơn nếu bất kỳ thành viên nào trong gia đình (ruột thịt) mắc bệnh trước 45 tuổi.
5.2 Biến chứng của các bệnh lý khác
Khi mắc một số bệnh lý về tiêu hóa mà không được điều trị kịp thời, khiến bệnh kéo dài và tiến triển nặng hơn sẽ dẫn tới biến chứng ung thư đại trực tràng. Một số căn bệnh có thể đề cập tới là:
– Viêm loét đại tràng: Khi căn bệnh này chuyển thành mạn tính, các vết loét ăn sâu vào niêm mạc, tạo điều kiện phát triển tế bào ung thư.
– Polyp đại tràng: Không phải bất kỳ polyp nào ở đại tràng cũng tiến triển thành u ác tính. Chỉ có polyp có đường kính hơn 20mm và kéo dài từ 10 – 15 năm mới có nguy cơ phát triển thành ung thư.
– Bệnh Crohn: Bệnh gây viêm ruột. Nếu tình trạng viêm nghiêm trọng và kéo dài sẽ có nguy cơ chuyển thành ung thư.
5.3 Lối sống thiếu khoa học
Một số yếu tố liên quan tới chế độ sinh hoạt, rèn luyện, dinh dưỡng cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
– Ăn nhiều thịt đỏ: Thịt bò, thịt trâu, thịt dê… khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các dạng amin mà kết hợp với protein, đường, creatine sẽ tạo ra các mô bất thường. Đây chính là khởi nguồn của ung thư. Người ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
– Thường xuyên ăn thực phẩm nhiều muối, lên men: Nitrit trong dưa cà không được muối kỹ sẽ kết hợp với amin bậc 2 để hình thành nitrozamin. Đây là chất có khả năng gây ung thư.
– Nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn: Trong xúc xích, thịt muối, thịt xông khói… chứa các chất tiền đề gây ung thư.
– Nghiện rượu bia, thuốc lá: Các độc hại trong rượu, bia, thuốc lá gây tổn hại nghiêm trọng tới các cơ quan trong cơ thể. Chúng là thủ phạm gây nhiều loại ung thư.
– Thừa cân: Việc này liên quan tới lượng cholesterol và insulin. Người có cân nặng vượt quá mức cho phép sẽ làm tăng nồng độ của cholesterol và insulin. Từ đó làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch.
6. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Một số đối tượng có khả năng bị bệnh cao hơn:
– Người có người thân trong gia đình mắc bệnh
– Trên 50 tuổi: Tuy nhiên thời gian gần đây ung thư đại tràng ở người trẻ tuổi có xu hướng gia tăng
– Nam nhiều hơn nữ
– Người mắc bệnh lý mạn tính như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn…
– Bệnh nhân ghép thận
– Người có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thừa cân, nghiện rượu bia, thuốc lá…
Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ người mắc viêm đại tràng
Cải tiến: Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng
7. Ung thư đại tràng có nguy hiểm không?
Nhắc tới ung thư là đề cập tới một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng. Theo thống kê, năm 2018, tại Việt Nam có hơn 7.800 người tử vong vì căn bệnh này. Sở dĩ, nó có khả năng gây tử vong cao vì những biến chứng nguy hiểm như:
– Tắc ruột: Khối u phát triển quá lớn, thành đại tràng bị viêm nghiêm trọng làm thu hẹp ruột gây tắc
– Thủng ruột: Thủng ruột có thể gây nhiễm khuẩn nặng
– Áp-xe quanh khối u: Dễ bị nhầm lẫn với viêm túi mật cấp tính.
– Di căn: Tế bào ung thư di căn ra khắp thành khoang bụng và các cơ quan, bộ phận khác, hủy hoại nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh.
Vậy ung thư đại tràng sống được bao lâu? Như trên đã đề cập, thời gian này phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, tình trạng bệnh, mức độ đáp ứng với các phương pháp điều trị. Đối với trường hợp phát hiện bệnh vào giai đoạn 1 có tỷ lệ sống sót đạt từ 87 – 92%.
8. Chẩn đoán
Để chẩn đoán ung thư đại trực tràng, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp khác nhau, bao gồm:
Nội soi đại trực tràng
Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác và tin cậy nhất. Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi linh hoạt có camera ở đầu để xem bên trong đại tràng và trực tràng. Nếu phát hiện polyp hay khối u, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô để kiểm tra tế bào ung thư.
Xét nghiệm máu
Bác sĩ sẽ lấy một ít máu của bạn để kiểm tra các chỉ số như hồng cầu, hemoglobin, protein C-reactive… Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ biết bạn có thiếu máu hay viêm nhiễm hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm máu không thể chẩn đoán chắc chắn bạn có ung thư hay không.
Xét nghiệm phân
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp một mẫu phân để kiểm tra có máu trong phân hay không. Xét nghiệm phân có thể phát hiện ra máu ẩn, tức là máu không nhìn thấy bằng mắt. Máu trong phân có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng hoặc các bệnh khác như trĩ, viêm loét dạ dày ruột…
Xét nghiệm ADN trong phân
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp một mẫu phân để kiểm tra có ADN của tế bào ung thư trong phân hay không. Xét nghiệm ADN trong phân có thể giúp bác sĩ phát hiện ra ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm.
Siêu âm ổ bụng
Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị phát ra sóng siêu âm để quan sát hình ảnh các cơ quan bên trong cơ thể. Siêu âm có thể giúp bác sĩ nhìn thấy khối u hoặc các khối u di căn ở gan, túi mật, buồng trứng…
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp X-quang bụng, chụp CT, cộng hưởng từ MRI… Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
9. Điều trị ung thư đại tràng
Liệu ung thư đại tràng có chữa được không? Khi bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và có sự phối hợp tích cực từ phía bệnh nhân thì có khả năng cao được chữa khỏi. Việc lựa chọn phác đồ điều trị ra sao sẽ phụ thuộc vào diễn biến, giai đoạn bệnh. Khả năng đáp ứng với từng phương pháp điều trị của từng đối tượng cụ thể.
9.1 Thuốc hỗ trợ điều trị
Một số loại thuốc có thể được chỉ định để ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Chúng có thể được sử dụng độc lập hay kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
– Thuốc giúp hạn chế quá trình tăng trưởng của khối u như: Bevacizumab, Nivolumab…
– Thuốc tăng cường miễn dịch: Đưa vào cơ thể để giúp tăng cường khả năng tự chống chọi lại của cơ thể với các tế bào ung thư
9.2 Phẫu thuật ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng có nên mổ không là mối băn khoăn của nhiều người bệnh khi đứng trước chỉ định này. Thực tế đây là phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân ở giai đoạn đầu. Nó có thể được thực hiện bằng mổ nội soi hoặc mổ mở để loại bỏ các khối u và mô xung quanh. Có thể bác sĩ phải cắt toàn bộ đại tràng của người bệnh nếu khối u quá to.
Nếu khối u nằm ở đầu đại tràng, bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn ruột già chứa khối u và nối hai đầu ruột lại với nhau. Nếu khối u nằm ở cuối đại tràng hoặc trực tràng, bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn ruột già chứa khối u và tạo ra một lỗ nhỏ ở bụng để dẫn phân ra ngoài. Lỗ này gọi là colostomy hoặc ileostomy. Phương pháp này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy theo tình trạng của ruột già sau khi cắt bỏ khối u.
9.3 Hóa trị
Hóa trị là dùng thuốc để tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Hóa trị có thể được dùng trước hoặc sau phẫu thuật, hoặc kết hợp với xạ trị. Hóa trị có thể được dùng qua đường uống, tiêm vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào động mạch cung cấp máu cho ruột già.
Hóa trị có thể giúp giảm kích thước của khối u, giảm nguy cơ tái phát sau phẫu thuật, hoặc làm chậm sự lan rộng của bệnh. Tuy nhiên, hóa trị cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, như rụng tóc, nôn mửa, tiêu chảy, nhiễm trùng, thiếu máu…
9.4 Xạ trị
Đây là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Nó có thể được tiến hành trước hoặc sau khi phẫu thuật. Bởi nó sẽ làm giảm kích thước khối u trước khi mổ.
Xạ trị có thể giúp giảm đau, kiểm soát triệu chứng và kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Tuy nhiên, xạ trị cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, như viêm da, viêm niêm mạc ruột, tiêu chảy, đau bụng…
10. Chế độ chăm sóc người bệnh
Chăm sóc người bệnh ung thư đại tràng là một công việc đòi hỏi sự chủ động, thông cảm và kiên nhẫn của người chăm sóc. Người chăm sóc cần lập kế hoạch chăm sóc người bệnh, giúp họ cải thiện tâm trạng, sức khỏe…
– Người bệnh nên ăn những thực phẩm cung cấp protein, calo, chia nhỏ 5 – 6 bữa một ngày để cơ thể nhận đủ dưỡng chất.
– Người bệnh nên ăn nhiều rau quả, chất xơ, cá tươi và uống nhiều nước.
– Người bệnh ung thư đại tràng chuẩn bị hóa xạ trị cần ăn uống như thế nào? Người bệnh cần uống 2-3 lít nước/ngày. Hạn chế thức ăn có nhiều mỡ.
– Đặc biệt là không được uống rượu bia, sử dụng chất kích thích.
– Vận động thể lực phù hợp với thể trạng. Tập luyện đều đặn sẽ giúp nâng cao sức khỏe.
– Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám đúng lịch hẹn. Nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hãy thông báo với bác sĩ ngay.
11. Phòng tránh ung thư đại trực tràng như thế nào?
Thực hiện những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này bằng cách thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây:
Ăn uống khoa học thanh lọc đại tràng
Bạn nên ăn nhiều các loại rau quả và chất xơ. Bởi chúng có thể giúp loại bỏ các chất gây hại cho ruột già và ngăn ngừa sự hình thành của polyp hay khối u.
Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa chất béo động vật, chất bảo quản, chất tạo màu hoặc chất kích thích. Bởi có thể gây viêm nhiễm hoặc biến đổi gen của tế bào ruột già.
Hạn chế rượu bia.
Tăng cường vận động
Bạn nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần. Vận động có thể giúp bạn giảm cân, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.
Vận động cũng có thể giúp bạn giảm căng thẳng và tạo ra cảm giác thoải mái, phòng bệnh tật.
Bỏ hút thuốc lá
Bạn nên ngừng hút thuốc lá hoặc ít nhất là giảm số lượng thuốc lá bạn hút mỗi ngày. Thuốc lá chứa nhiều chất gây ung thư, có thể vào cơ thể qua máu và gây tổn thương cho các tế bào của ruột già.
Thực hiện tầm soát ung thư
Tầm soát ung thư là việc kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh. Tầm soát ung thư đại trực tràng có thể giúp phát hiện các polyp lành tính. Từ đó, cho phép loại bỏ trước khi chúng phát triển thành ung thư. Hoặc giúp người bệnh phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu.
Bạn nên bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng từ 45 tuổi hoặc sớm hơn nếu có các yếu tố nguy cơ cao.
Kết luận chung
Ung thư đại tràng là một loại ung thư nguy hiểm và phổ biến ở cả nam và nữ. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và nguy hiểm cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số yếu tố nguy cơ có thể tăng khả năng mắc bệnh, như tuổi tác, tiền sử gia đình, polyp đại tràng, bệnh viêm ruột, ăn uống không hợp lý, thiếu vận động, hút thuốc lá…
Để điều trị ung thư đại trực tràng, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Điều trị phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng của bệnh.
Mỗi chúng ta nên ăn uống lành mạnh, hạn chế uống rượu, kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ để phòng ngừa bệnh.
Trên đây là những thông tin về ung thư đại tràng giúp bạn bước đầu nhận diện về căn bệnh nguy hiểm này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan hãy gọi vào hotline 0343.44.66.99 để được giải đáp.
XEM THÊM
- Ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? Cách xây dựng thực đơn cho người bệnh
- U đại tràng lành tính và ác tính là gì? Cách phân biệt chuẩn xác
- Ung thư đại tràng sống được bao lâu? Tìm hiểu câu trả lời
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.