Người bệnh Gout nên ăn gì và kiêng gì để đẩy lùi bệnh?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Người bệnh Gout nên ăn gì và kiêng gì để đẩy lùi bệnh?

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    29/07/20

    Một chế độ ăn uống hợp lý góp phần không nhỏ giúp người bệnh cải thiện các cơn đau do gút. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất. Tham khảo nội dung sau đây để có câu trả lời chính xác nhất.

    5/5 - (1966 bình chọn)

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với người bệnh Gút

    Không phải tất cả các trường hợp tăng axit uric trong máu đều dẫn đến bệnh gout, nhưng đã bị gút thì chắc chắn nồng độ axit uric trong máu cao. Tình trạng này xảy ra khi chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân purine.

    Đối với người khoẻ mạnh, những thực phẩm chứa nhiều purine có thể không gây hại cho cơ thể. Nhưng với người bệnh gout, tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

    bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì

    Người bệnh gút nên ăn gì và không nên ăn gì là điều cần đặc biệt chú ý

    Do đó, người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì là hết sức quan trọng. Bạn cần nạp vào cơ thể lượng purine thật thấp để ngăn chặn bệnh cũng như các cơn đau tái phát.

    Xem thêm: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

    2. Người bệnh Gút nên ăn những gì là tốt nhất?

    Người bệnh gút nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purine thấp hoặc những thực phẩm có công dụng hỗ trợ đào thải axit uric như:

    2.1. Ăn nhiều trái cây, rau củ

    Hầu hết người bệnh có thể thoải mái ăn trái cây, rau củ vì chúng chứa lượng purine thấp (chỉ từ 20 – 25mg), trừ một số loại như: măng tây, nấm, giá đỗ, dọc mùng. Vậy bạn sẽ thắc mắc bệnh gout nên ăn rau gì tốt nhất? Theo đó, các loại rau quả phù hợp với người bệnh gout là: rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải xanh,…

    2.2. Bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin C

    Bổ sung vitamin C giúp hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Mỗi ngày bạn nên bổ sung từ 500-1000mg vitamin C. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: cam, chanh, dâu tây nho, cà chua, bơ, dứa.

    bệnh gút nên ăn những gì

    Bổ sung 500-100mg vitamin C mỗi ngày để hỗ trợ đào thải axit uric

    2.3. Nên ăn các loại thức ăn giàu tinh bột, ngũ cốc

    Các loại ngũ cốc và tinh bột rất tốt cho người bệnh gout vì nó chứa lượng purine ở ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, chúng giúp làm giảm và hoà tan axit uric trong nước tiểu. Do vậy, bạn có thể thoải mái ăn mì, bún, ngũ cốc,… Nhất là ngũ cốc nguyên hạt.

    2.4. Lựa chọn ăn thịt trắng

    Người bệnh chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng như thịt cá sông, lườn gà,… Những loại thịt này không chỉ chứa ít purine mà có cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể.

    Thịt trắng chứa ít purine tốt cho người bệnh gout

    Thịt trắng chứa ít purine tốt cho người bệnh gout

    2.5. Nên dùng dầu oliu

    Trong thành phần của các loại dầu này chứa hàm lượng cao chất béo tốt hỗ trợ chống viêm và giảm sưng đau tại các khớp. Chính vì vậy, thay vì dùng các loại mỡ động vật và dầu ăn thông thường, người bệnh nên thay bằng dầu oliu để chế biến đồ ăn. Mặc dù vậy, khi bị bệnh gout nên ưu tiên ăn các món hấp luộc thay vì chiên xào, tránh đun nấu ở nhiệt độ quá cao.

    3. Người bệnh gout nên uống gì?

    Một số loại nước và thức uống có thể nâng cao sức khỏe và cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gút gây ra:

    Uống gì Công dụng cụ thể
    ✅ Uống nhiều nước Uống nhiều nước giúp đào thải tốt acid uric. Người bệnh nên uống các loại nước khoáng kiềm để nâng cao hiệu quả đào thải.
    ✅ Nước ép hoa quả Các loại nước ép từ trái cây họ cam, dâu tây, cà chua, cà rốt,… không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất hiệu quả trong thanh lọc, đào thải acid uric.
    ✅ Trà thảo mộc Các loại trà hoa cúc, trà xanh, trà sen,… chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Uống trà cũng là cách thanh lọc và trung hòa nồng độ acid uric trong cơ thể.
    ✅ Sữa chua Chứa nhiều lợi khuẩn có khả năng hỗ trợ cơ thể chuyển hóa đường đa thành đường đơn, loại bỏ một phần acid uric trong máu để cải thiện triệu chứng bệnh.

    4. Người bị gút kiêng ăn những gì?

    Như đã nói ở trên, nguyên tắc ăn uống khi bị gút là tiết chế những thực phẩm có hàm lượng purin cao. Trong một số trường hợp người bệnh nên kiêng các thực phẩm này nếu không muốn bệnh tiến triển nặng.

    4.1. Cần kiêng thịt đỏ, thực phẩm giàu đạm

    Thịt đỏ chứa hàm lượng purine cao (thường >150mg/100g). Một số loại thịt đỏ và thực phẩm giàu đạm cần tránh có thể kể đến như: thịt bò nạc, trịt trâu, thịt chó, dê,…

    Trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh vẫn có thể sử dụng nhưng với lượng nhỏ <70g mỗi ngày để không làm tăng nồng độ axit uric máu.

    4.2. Tránh ăn hải sản

    Hải sản là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều nhân purine. Do đó, người bệnh gout cũng cần kiêng ăn những thực phẩm như: tôm, sò, cua, cá biển.

    Hải sản là nhóm thực phẩm chứa nhiều nhân purine

    Hải sản là nhóm thực phẩm chứa nhiều nhân purine

    4.3. Nước giải khát, bia rượu

    Đường fructose và đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút dù chúng không chứa nhân purine. Các nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông uống nhiều nước ngọt có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn so với người uống ít hoặc không uống.

    Ngoài ra những đồ uống kích thích như bia rượu cũng làm những cơn gout dễ tái phát và tình trạng đau trầm trọng hơn.

    4.4. Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo

    Các món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric, gây lắng đọng tại khớp. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng gây nên tình trạng thừa cân, béo phì không tốt cho sức khoẻ.

    Các món ăn chiên xào gây ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric

    Các món ăn chiên xào gây ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric

    4.5. Tuyệt đối kiêng nội tạng động vật

    Các món ăn từ nội tạng động vật như: gan, thận, tim,… của động vật là những thực phẩm bạn cần kiêng. Bởi chúng chứa lượng purine cao không tốt cho sức khoẻ người bệnh gút.

    5. Lời khuyên: Bị gút nên làm gì?

    Chế độ ăn uống dư thừa purine cộng với thói quen sinh hoạt không khoa học chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Gout. Do đó, bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần lưu ý:

    5.1. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp

    Tập luyện thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp gia tăng sự dẻo dai cho xương khớp và cải thiện sức khỏe. Một cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp bạn đào thải axit uric tốt hơn. Tuy nhiên, không tập luyện quá sức có thể gây chấn thương xương khớp, tăng lượng axit uric giải phóng ra.

    Tham khảo những chia sẻ của Dược sỹ Hoàng Mạnh Cường để biết cách tập luyện phù hợp khi mắc bệnh gout:

    5.2. Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái

    Bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Tránh các yếu tố tâm lý gây căng thẳng, lo lắng,… Những yếu tố này có thể gây rối loạn chuyển hoá trong cơ thể. Ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ và tình trạng bệnh gout.

    5.3. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hỗ trợ giảm triệu chứng Gout

    Ngoài các thực phẩm bổ sung trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tốt cho người mắc gout, hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng đau nhức do gout gây ra.

    Với những thông tin trong chủ đề người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì trên đây, hy vọng bạn đọc đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút. Mọi thắc mắc cần được tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ 0343.44.66.99 để được giải đáp.

    TPBVSK Viên Gout Tâm Bình được bào chế hoàn toàn từ thảo dược, dưới dạng viên nang hiện đại. Bên cạnh việc hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút gây ra, sản phẩm còn hỗ trợ tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, phù hợp với người mắc gout cấp và mạn tính.

    Viên gout Tâm Bình

    Mua hàng

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    30 bình luận cho “Người bệnh Gout nên ăn gì và kiêng gì để đẩy lùi bệnh?”

    1. Nguyễn Thơ viết:

      Tôi phát hiện bị gút 2 năm nay, có uống thuốc tây thời gian đầu nhưng cứ dừng lại đau, sau được giới thiệu bổ sung viên Gout Tâm Bình, tôi uống 3 tháng rồi thấy có tiến triển tốt, không còn sưng đau, nhưng tôi nên duy trì chế độ ăn thế nào để không bị lại? Mong dược sĩ tư vấn sớm cho tôi.

      • Chào bạn, Gout là bệnh lý mạn tính và khó có thể điều trị dứt điểm. Các biện pháp hiện nay chỉ giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tái phát tình trạng bệnh. Người bị gout nên có chế độ ăn uống phù hợp, cụ thể:
        – Nên ăn nhiều trái cây, rau củ quả
        – Nên ăn các loại tinh bột, ngũ cốc
        – Trường hợp ăn thịt nên ăn thịt trắng và hạn chế thịt đỏ
        – Nên dùng xen kẽ thay thế dầu thực vật với dầu động vật
        – Hạn chế hải sản, phủ tạng động vật
        – Hạn chế bia rượu
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Trần Văn Quý viết:

      tôi 35 tuổi được chẩn đoán Gout 5 tháng nay, thỉnh thoảng có đợt sưng đau, nhưng công việc thường xuyên phải đi tiếp khách, uống bia rượu nhiều, có ảnh hưởng đến bệnh của tôi không Bác sĩ?

      • Chào bạn, bản chất rượu không phải nguồn cung cấp purin dồi dào tuy nhiên vẫn là đồ uống cần tránh khi bị bệnh gout. Nguyên nhân là vì chất cồn trong rượu làm suy giảm chức năng hoạt động của gan thận, gây mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Việc uống nhiều rượu, rượu mạnh không những góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại các tổ chức, gây cơn gút cấp, gây sỏi thận.
        Vì vậy bạn nên hạn chế uống rượu để giúp ổn định tình trạng bệnh Gout của mình tốt nhất nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Nguyễn Hải viết:

      Tôi xin chào nhà thuốc, tôi đã sử dụng viên gout Tâm Bình được 2 tháng nay, tôi thấy được, tôi xin nhờ nhà thuốc tư vấn giúp tôi, tôi nên dùng tiếp hay ngưng, nếu dùng tiếp tôi dùng liều dùng như thế nào, thời gian bao lâu ạ?

    4. Trần Minh Thao viết:

      Tôi năm nay 40 tuổi hiện đi khám chỉ số acid uric cao tuy nhiên bác sĩ cũng không chuẩn đoán bị Gout? Tư vấn giúp tôi chế độ ăn

      • Chào bạn, Nguyên tắc chung cho người bị gout là:
        Nhu cầu năng lượng hàng ngày: 30-35kcal / kg cân nặng/ ngày
        Nhu cầu đạm : 0.8g / kg cân nặng/ ngày. Nên ăn các thực phẩm như: thịt lợn nạc, lườn gà, trứng, sữa ít béo… và lưu ý chỉ nên chiếm 10% protein của bữa ăn
        Nhu cầu chất béo: 18-25% nhu cầu năng lượng. Nên ăn Dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng. Hạn chế hoặc tránh sử dụng dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, các thực phẩm chiên rán, nhiều mỡ động vật.
        Lượng muối: không quá 5g/ngày
        Lượng nước: 40ml/kg cân nặng/ngày
        Luyện tập thể dục thường xuyên, phù hợp
        Hạn chế thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn.
        Nếu bạn cần giải đáp thêm thông tin bạn có thể để lại số điện thoại để Tâm Bình liên hệ với bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Đăng Khoa viết:

      Tôi đang sử dụng mỡ máu Tâm Bình và bây giờ tôi muốn sử dụng thêm viên gout Tâm Bình nữa thì nên sử dụng sao để cả 2 đều có thể hỗ trợ cho sức khỏe của tôi.

    6. Trung viết:

      Tôi năm nay 34 tuổi, gia đình tôi có người mắc bệnh gout, tôi thì thường xuyên sử dụng bia rượu và thuốc lá. Không biết bệnh này có di truyền không và phòng ngừa là như nào ạ?

      • Chào bạn, bệnh gout không lây nhiễm tuy nhiên có yếu tố di truyền, tức trong trường hợp có người nhà bị gout thì bản thân cũng có nguy cơ bị gout cao hơn. Để phòng bệnh gout bạn nên lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt:
        – Hạn chế ăn những thức ăn có lượng purin cao
        – Uống nhiều nước
        – Duy trì cân nặng hợp lý
        – Tích cực rèn luyện thể dục thể thao
        – Nghỉ ngơi thích hợp, giữ tinh thần thoải mái
        – Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để xác định chẩn đoán sớm nguy cơ.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. Trần Quang Huy viết:

      Tôi năm nay 40 tuổi tôi đi khám thì chỉ số acid uric là 540, tôi không bị đau các khớp? Tôi vẫn ăn kiêng nhưng không biết tôi có phải dùng thuốc gì không?

      • Chào bạn, chỉ số acid uric của bạn cao hơn so với mức thông thường. Việc dùng thuốc để hạ acid uric cần phải được bác sĩ thăm khám trực tiếp kê đơn. Ngoài ra bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Việc bạn ăn kiêng là tốt nhưng lưu ý ăn kiêng quá mức cũng khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo những lời khuyên về việc ăn uống ngay trên bài viết nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    8. Lê viết quý viết:

      Tôi 37 tuổi. Đi xét nghiêm bs kết luận bi gout. T rất thường xuyên đá banh bà ko ăn nhiều thịt, cơ thể ốm (1m73 cân năng 59) mà sao vẫn bị. Vưa rồi uống thuốc hết tôi lại đá banh thì vài hôm sau lại thấy đau ở khớp mắt cá. Có cách nào trị dứt điêm bênh gout ko bà tôi có phải bỏ môn bóng đá ko

      • Chào bạn, bệnh gout (hay gút, thống phong) là một bệnh viêm khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, làm lắng đọng các tinh thể muối urat natri trong các mô và gây viêm, đau. Gout thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, những đợt viêm khớp cấp tái phát là đặc trưng của bệnh.
        Do bản chất là rối loạn chuyển hóa nên đây là bệnh mạn tính và người gầy cũng có thể bị (dù không ăn nhiều thịt); hiện nay chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Trong trường hợp điều trị kịp lúc, các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát đến 95% nhưng có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu gặp tình trạng thích hợp (thay đổi thời tiết, chế độ ăn…)
        Việc bạn vận động thể dục thể thao như bóng đá sẽ góp phần tăng cường thể lực, hỗ trợ giảm tình trạng bệnh gout vì vậy không phải bỏ hoàn toàn bóng đá. Tuy nhiên nên lưu ý là không vận động quá mạnh và không quá gắng sức nếu thấy mệt; trong các cơn gout cấp thì không nên đá bóng cũng như vận động mạnh. Và bạn nên lưu ý khởi động từ từ trước khi vào đá để tránh áp lực đột ngột lên cơ xương khớp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    9. Bá Ngọc viết:

      Bệnh Gout thì kiêng ăn hải sản là kiêng tuyệt đối hay thỉnh thoảng ăn có được không ạ? lượng ăn cụ thể bao nhiêu là được ạ?

      • Chào bạn, hải sản là loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao, tuy nhiên, hải sản lại rất giàu giá trị dinh dưỡng, đạm, vitamin và khoáng chất như: kẽm, sắt, kali, omega 3… Vì vậy thực chất người bị gout vẫn có thể ăn hải sản nhưng cần sử dụng lượng hải sản ở mức cho phép và phải được kiểm soát chặt chẽ.
        Bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở đây nhé:
        https://tambinh.vn/benh-gout-an-hai-san-the-nao/
        Nếu có thêm thắc mắc bạn có thể để lại thông tin để Tâm Bình liên lạc hỗ trợ trực tiếp giúp bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    10. Cường viết:

      Mà sau trong dân gian nói nếu ai bị bệnh khớp hay gút kiêng ăn thịt gà, mà lại trong nhà khoa học thì ăn thịt gà bình thường, cho hỏi nhà tư vấn cho mình hiểu thêm

    11. Long chí viết:

      Tôi năm nay 33 tuổi. Hiện đang bệnh gout nên hay đau liên tục rất mong các y sỹ tư vấn với ạ

      • Chào bạn, Gout là một bệnh loạn chuyển hoá, gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, do tăng acid uric trong máu. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai tăng acid uric máu đều bị bệnh gout. Để hỗ trợ cho tình trạng này, ngoài việc sử dụng thuốc của bác sĩ điều trị bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và kết hợp với vận động, thể dục thể thao hợp lý.
        Bạn để lại thông tin để Tâm Bình hỗ trợ trực tiếp giúp bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    12. Nguyễn mạnh hải viết:

      Chỉ số axit uric của tôi cao 543 mmol/lit , vậy có cần thiết phải uống thuốc chưa hay chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện. Cảm ơn bác sỹ

      • Chào bạn, thông thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 70mg/l (420 micromol/l) đối với nam; 60mg/l (360 micromol/l) đối với nữ. Khi chỉ số acid uric tăng cao cũng chưa thể chẩn đoán bị gout mà còn phải xem về triệu chứng và tiền sử bệnh. Bạn xét nghiệm máu mà có tăng acid uric thì nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để bác sĩ đánh giá trực tiếp về tình trạng bệnh từ đó sẽ có biện pháp điều trị hợp lý (dùng thuốc hay chỉ cần thay đổi lối sống, sinh hoạt).
        Chúc bạn sức khỏe!

    13. Trần Hành Giả viết:

      Chào Bs. Tôi đi khám bệnh, chỉ số axit Urid trong máu là 7,2. Bs bảo tôi bị bệnh gout. Tôi có đọc qua lời tư vấn của bs là bị Gout nên ăn gì uống gì? Xin hỏi thêm bs là tôi uống loại SỮA NON có được không? Vì tôi đã trên 70 tuổi mà tôi không ăn cơm rất ít nên cần bổ sung thêm đạm bằng cách uống SỮA NON. VẬY tôi uống thêm SỮA NON có làm cho bệnh Gout tăng nặng không?
      Xin cảm ơn lời tư vấn của Bs.

      • Chào bác, nhìn chung người bị bệnh gout có thể uống sữa, đặc biệt là các loại sữa ít béo trong đó có sữa non. Vì vậy bác có thể sử dụng. Tuy nhiên không biết sản phẩm bác đang dùng chỉ có sữa non hay có thêm các thành phần nào khác. Bác có thể cung cấp tên hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm để công ty tư vấn cụ thể hơn nhé. Hoặc bác có thể để lại số điện thoại để Tâm Bình hỗ trợ trực tiếp giúp bác.
        Chúc bác sức khỏe!

    14. Đỗ Thị Duyên viết:

      Chào bác sĩ tôi mới có triệu chứng của bệnh gút 1thang nay vậy tôi sử dụng thuốc thực phẩm chức năng được ko ạ

      • Chào bạn, Bạn có thể chia sẻ thêm thông tin để được tư vấn cụ thể nhé:
        – Các triệu chứng bạn đang gặp phải như thế nào? Bạn bị đau các khớp dữ dội hay âm ỉ, kéo dài? Bạn có kèm theo các triệu chứng như sưng, mềm, nóng, đỏ…không?
        – Tần xuất bạn đau thường xuyên không?
        – Bạn đã kiểm tra nồng độ axit Uric trong máu chưa?
        Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Gout Tâm Bình hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Hỗ trợ lợi tiểu, tăng đào thải acid uric. Dùng cho người bị bệnh gút cấp và mạn tính, có acid uric máu cao.
        Nếu bạn cần thêm bất cứ thông tin gì có thể chủ động liên lạc lại theo Hotline 0343446699 bạn nhé!
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    15. Dương hoàng phi hùng viết:

      Mình mới phát hiện bệnh gút 2 ngày nay, kiểm tra acid Uric 513. Cho hỏi chế độ ăn chỉ cần hạn chế? hay phải kiên cử? Xin được tư vấn

      • Chào bạn, các thực phẩm được khuyên nên kiêng trong bài viết là các thực phẩm cần tránh khi bị gout, có thể không thể hạn chế tuyệt đối nhưng bạn cũng nên hạn chế ở mức cao nhất nhé để hỗ trợ việc kiểm soát acid uric được tốt nhất nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Gợi ý 10 loại thuốc trị gout của Nhật tốt nhất năm 2024 10/11/22
      Đất nước mặt trời mọc luôn được biết tới với nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng và…
      Bệnh gút ăn được đậu phụ không? Xem ngay câu trả lời chuẩn xác nhất 03/09/19
      Bệnh gút có ăn được đậu phụ không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bàn luận. Vậy…
      “Tránh xa” bệnh gút bằng 5 loại thảo dược thiên nhiên tốt nhất hiện nay 31/08/19
      Từ xa xưa, các loại thảo dược trong thiên nhiên đã được ông cha ta sử dụng làm thuốc chữa…
      Thử ngay 17 loại trà giảm axit uric dễ pha 12/05/23
      Trà giảm axit uric là thức uống mà nhiều người bệnh gout tìm kiếm dù chỉ có tác dụng hỗ…
      Xem tất cả bài viết