Bệnh gút có ăn được đậu phụ không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bàn luận. Vậy câu trả lời chính xác như thế nào? Người bệnh gout có nên ăn đậu phụ không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
1. Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ
Đậu phụ là loại thực phẩm quen thuộc ở các nước châu Á, có thành phần chính được làm từ đậu nành. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu phụ chứa nguồn protein phong phú cung cấp cho cơ thể các axit amin cần thiết. Không những thế, loại thực phẩm này cũng nắm giữ rất nhiều khoáng chất. Cứ khoảng 100gam đậu phụ chứa khoảng 76 kcal, 35% canxi, 42% sắt, cùng nhiều chất béo bão hoà thấp khác tốt cho cơ thể.
Chính vì vậy, đậu phụ được xem là nguồn dinh dưỡng phù hợp cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều quan điểm cho rằng loại thực phẩm này không tốt cho người bệnh gout. Cụ thể thông tin này như thế nào? Người bệnh gút có nên ăn đậu phụ không? Hãy cùng theo dõi tiếp trong nội dung dưới đây.
2. Giải đáp thắc mắc: Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?
Có thể đối với nhiều người đậu phụ là món yêu thích, nhưng đối với người bệnh gút ăn nhiều đậu phụ có tốt không vẫn là câu hỏi nằm trong vòng tranh cãi. Về thắc mắc này, hiện nay đang có 2 quan điểm trái chiều:
2.1. Quan điểm 1: Đậu phụ không tốt cho bệnh gout
Một nhóm các chuyên gia khuyên người bệnh không nên dùng đậu phụ. Bởi lẽ, thực phẩm này chứa nhiều chất đạm, khi bổ sung vào cơ thể sẽ dẫn đến tăng hàm lượng axit uric trong máu, khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, ăn nhiều đậu phụ trong một thời gian dài không chỉ cản trở cơ thể hấp thu sắt, mà còn khiến hệ tiêu hoá gặp một số vấn đề như đầy bụng, khó tiêu,… gây hại đến sức khoẻ.
2.2. Quan điểm 2: Người bệnh gout hoàn toàn ăn được đậu phụ
Một số chuyên gia khác lại cho lời khuyên ngược lại, người bệnh gút có thể ăn đậu phụ, nếu thực hiện đúng cách. Đậu phụ là sản phẩm từ đậu nành, có chứa protein nhưng là đạm thực vật, không gây ảnh hưởng đến bệnh và không làm tăng nồng độ axit uric máu.
Để khẳng định quan điểm này, một công trình nghiêm cứu khoa học được thực hiện tại Đại học Quốc gia Singapore, thông qua việc kiểm tra chế độ ăn của khoảng 63.000 người ở độ tuổi 40 tại Singapore. Kết quả thu được cho thấy: Ăn đậu phụ không làm ảnh hưởng nhiều đến lượng axit uric trong máu. Thậm chí, rất nhiều đối tượng mắc bệnh không hề bị ảnh hưởng khi sử dụng đậu phụ.
Ngoài ra, Tiến sỹ Teng Gim Gee của Đại học Quốc gia Singapore cũng khẳng định rằng: “Người bị bệnh gút không nên kiêng các sản phẩm từ đậu nành hay đậu phụ mà chỉ nên hạn chế các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật”.
Như vậy, với những thông tin trên, ta có thể khẳng định bệnh gút có thể ăn được đậu phụ. Tuy nhiên nên ăn có liều lượng phù hợp và cách chế biến khoa học.
>> Tìm hiểu thêm: Bệnh gút cấp và mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
3. Cách ăn đậu phụ đúng cách cho người bệnh Gout
Người bệnh gút có thể ăn được đậu phụ, nhưng phải biết cách chế biến mới đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số lưu ý mà chuyên gia khuyên bạn khi sử dụng loại thực phẩm này:
3.1. Chế biến đúng cách
Người bệnh gút nên ăn các món đậu phụ được chế biến thanh đạm, không nên ăn các món đậu chiên, rán nhiều dầu mỡ. Bạn có thể chế biến đậu thành các món hấp, luộc và nên sử dụng đậu phụ non, đậu phụ trắng để đảm bảo sức khoẻ.
3.2. Ăn với lượng phù hợp
Nngười bệnh gút nên tiêu thụ một lượng đậu vừa phải, không quá 200g mỗi ngày. Mặc dù đây là loại thực phẩm lành mạnh, cung cấp nguồn protein phong phú, nhưng nếu dùng nhiều có thể gây tích luỹ lượng axit uric khiến bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
3.3. Kết hợp cùng các thực phẩm khác
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, người mắc bệnh gout nên kết hợp đậu phụ với rau củ, hoa quả tươi để bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời kìm hãm khả năng tăng trưởng của axit uric trong máu. Bạn có thể thay thế đậu phụ bằng sữa đậu nành để làm loãng hàm lượng đạm có trong thực phẩm.
Khi ăn đậu phụ, nên giảm hoặc kiêng các thịt bò, thịt gà, tôm, cua, cá, ghẹ…. vì các thực phẩm này nhiều chất đạm, kết hợp với đậu phụ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.