Bệnh gout có ăn được thịt chó không? Ăn sao cho đúng!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Bệnh gout có ăn được thịt chó không? Ăn sao cho đúng!

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    03/02/21

    Bệnh gout có ăn được thịt chó không là thắc mắc của không ít người. Đây cũng là câu hỏi của anh Lê Văn Phong ở Hòa Bình.

    5/5 - (41 bình chọn)

    Xin chào chuyên gia,

    Tôi bị gout nhiều năm nay, có kiêng khem đầy đủ và đã uống thuốc hạ axit uric một thời gian. Gần đây tôi có ăn một ít thịt chó thì không bị đau nhức, nhưng ăn nhiều thịt chó thì có đau gút thêm không? Mong chuyên gia giải đáp bệnh gout có ăn được thịt chó không và ăn sao cho đúng?

    Trả lời:

    Chào anh Phong, với tình trạng bệnh gút của anh đã uống thuốc hạ axit uric được bao lâu rồi? Anh nên đi kiểm tra lại nồng độ acid uric trong máu và theo dõi các cơn đau gout. Trong trường hợp anh ăn thịt chó không có dấu hiệu đau cũng không nên chủ quan bởi hàm lượng đạm trong thịt chó nhiều. Vì vậy anh nên cẩn trọng. Để biết được bệnh gout có ăn được thịt chó không, anh có thể tham khảo cụ thể qua bài viết dưới đây.

    1. Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt chó

    thịt chó

    Thịt chó là thực phẩm giàu dinh dưỡng.

    Thịt chó (cẩu nhục) là món ăn bổ dưỡng và được chế biến theo nhiều kiểu như nướng, hấp, luộc, nấu rượu mận, xáo măng, xào lăn…

    Giá trị dinh dưỡng của thịt chó cao, lượng calo lên tới 338Kcal/100g (thịt bò chỉ cung cấp 118Kcal/100g). Cụ thể:

    Carbonhydrat Chất béo Chất đạm Vitamin Khoáng chất Các thành phần khác
    0,1g 20,2g 19g Vitamin A tương đương: 3,6µg

    Thiamine (B1): 0,12mg

    Riboflavin (B2): 0,18g

    Niacin (B3): 1,9mg

    Vitamin C: 3mg

    Canxi: 8mg

    Sắt: 2,8mg

    Phosphor: 168mg

    Kali: 270mg

    Natri: 72mg

    Nước: 60,1g

    Cholesterol: 44,4g

    Tro: 0,8g

    Theo TS Nguyễn Đức Quang, thịt chó có vị mặn, chua, tính nóng, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn. Do đó, trong dân gian vẫn lưu truyền một số bài thuốc từ thịt chó như:

    • Thịt chó hầm sơn dược kỷ tử: dành cho người cao tuổi cơ thể suy nhược, trường hợp thận dương hư suy
    • Cháo thịt chó đậu xanh: chữa tỳ vị hư hàn, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng
    • Cháo thịt chó, thịt chó áp chảo: dùng chữa cổ trướng phù nề, sợ lạnh, hay rét
    • Thịt chó hầm đậu đen: Tốt cho trẻ nhỏ đái dầm
    • Xương chó nấu cao: Mạnh gân cốt, hoạt huyết, chống loét

    Ngoài ra, mật chó còn có tác dụng như trị đau mắt đỏ, thổ huyết, chảy máu mũi, người dân còn dùng để chữa tóc bạc. Tinh hoàn và dương vật của chó bổ thận, trị di tinh.

    Với công dụng như vậy, không ít người tìm đến thịt chó như bài thuốc vừa ngon vừa bổ cơ thể. Nhưng liệu bệnh gút có ăn được thịt chó hay không?

    2. Bệnh gout (gút) có ăn được thịt chó không?

    Bệnh gout có ăn được thịt chó không

    Bệnh gout có ăn được thịt chó không?

    Nguyên nhân gây nên bệnh gút không thể thiếu việc ăn uống không điều độ, đặc biệt dung nạp nhiều các thực phẩm giàu đạm, giàu nhân purin. Thịt chó là thực phẩm giàu nhân purin, có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, thúc đẩy quá trình hình thành tinh thể muối urat tại các khớp. Ngay cả người bình thường ăn quá nhiều thịt chó cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

    Mặt khác, thịt chó thường xuất hiện nhiều trên bàn nhậu, uống cùng rượu bia – một trong những yếu tố gây nên bệnh gout đồng thời khiến cơ thể giảm đào thải acid uric ra ngoài.

    Rượu còn làm giảm công năng của thuốc trị gout, ảnh hưởng xấu đến gan thận. Song song với đó, thịt chó nếu không được đảm bảo nguồn gốc chất lượng (nhiễm bệnh, nhiễm bả…), rất dễ ngộ độc, tích tụ chất độc hại trong cơ thể.

    Bản chất của thịt chó là tính nóng, đối với người bệnh gout, ăn nhiều thịt chó sẽ làm tăng biểu hiện sưng viêm, các khớp ngón chân, ngón tay thường xuyên bị sưng, nóng, đỏ, đau.

    Như vậy, người bệnh gout không nên ăn thịt chó, cần hạn chế sử dụng để ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Lượng đạm trong thịt chó nhiều, ăn uống không kiểm soát có thể để lại các biến chứng như:

    • Hủy hoại khớp, đầu xương, đối mặt với nguy cơ tàn phế
    • Xuất hiện hạt tophi, nếu vỡ ra gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết
    • Lắng đọng nhiều muối urat gây sỏi thận, tăng huyết áp thậm chí kéo theo tai biến, nhồi máu cơ tim…

    Click xem thêmBệnh gút có những biểu hiện gì? Sưng nóng đỏ đau có phải là gút?

    3. Đối tượng nào không nên ăn thịt chó?

    Không chỉ người bệnh gout nên hạn chế thịt chó mà một số người có tiền sử bệnh dưới đây cũng nên loại bỏ món ăn này ra khỏi thực đơn:

    • Người bị huyết áp cao
    • Người tiểu đường
    • Người bị bệnh liên quan đến mạch máu não
    • Thai phụ nên kiêng vì dễ dẫn đến nguy cơ sản giật, tiền sản giật
    • Người nóng trong, táo bón, khó tiêu
    • Người mỡ máu cao

    4. Bệnh gout ăn sao cho đúng – Lời khuyên từ chuyên gia

    Bệnh gout ăn thế nào cho đúng

    Cần kiểm soát được lượng purin đưa vào cơ thể.

    Theo Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, thịt chó có những tác dụng nhất định với sức khỏe nhưng tiềm ẩn không ít các nguy cơ gây bệnh, đặc biệt bệnh dại. Cụ thể:

    • Trong cơ thể chó đôi khi nhiễm nhiều loại sán, ấu trùng, giun gây dị ứng, hen suyễn
    • Nếu ăn phải chó đánh bả có thể ngộ độc, lượng hắc ín khó phân hủy sẽ tồn dư trong cơ thể
    • Nước dãi của chó có nhiều virus dại, có thể rơi rớt sang vật dụng, thức ăn gây lây nhiễm chéo
    • Chưa có quy định kiểm dịch, giết mổ đối với chó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ an toàn thực phẩm

    Do vậy, người bệnh gout nên tránh thực phẩm “đại kỵ” này đồng thời thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như:

    • Không dung nạp quá 150mg purin trong một ngày
    • Hạn chế các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật
    • Nên ăn các loại trái cây, rau quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt
    • Tránh các thực phẩm giàu đạm, giàu chất béo, mỡ động vật
    • Kiêng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích

    Trên đây là lời khuyên cho câu hỏi của anh Phong về người bệnh gout có ăn thịt chó được không. Anh nên hạn chế món ăn này trong thực đơn của mình để tránh các cơn đau do gút và biến chứng về sau. Nếu có thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Hỏi – Đáp] cây Nhàu chữa bệnh gout có tốt không? Lưu ý gì? 14/10/21
      Tôi mắc bệnh gout nhiều năm nay, đã sử dụng đủ các loại thuốc tây đến đông y nhưng không…
      [Cẩm nang] 7 cách ngâm chân chữa gout bằng thảo dược 23/03/21
      Ngâm chân chữa gout bằng thảo dược là phương pháp được nhiều người bệnh tìm kiếm. Nhưng bạn đã thực…
      Bệnh gút ăn được cá gì? Xem ngay giải đáp từ chuyên gia 02/11/21
      Việc ăn gì và không nên ăn gì là mối bận tâm của người bệnh gút. Trong tuần qua, chúng…
      Những “quy tắc vàng” phụ nữ mắc bệnh gút nhất định phải biết! 12/10/19
      Phụ nữ mắc bệnh gút tưởng chừng như ít gặp nhưng hiện nay tỉ lệ này ngày càng gia tăng…
      Xem thêm