Tiêu chảy phân mỡ: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Tiêu chảy phân mỡ: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    11/01/21

    Tiêu chảy phân mỡ khiến nhiều người lo sợ mình đang gặp phải các bệnh về tiêu hóa. Đặc biệt khi tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tham khảo bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân và cách xử lý trong trường hợp đi ngoài phân mỡ.

    5/5 - (153 bình chọn)

     1. Thế nào là tiêu chảy phân mỡ?

    Tiêu chảy phân mỡ hiểu đơn giản là tình trạng cơ thể bị tiêu chảy, phân xuất hiện các váng dầu mỡ. Khi kiểm tra nếu phát hiện lượng mỡ thải ra lớn hơn 7gam/ ngày, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là đi ngoài phân mỡ (người bình thường, lượng mỡ đào thải sẽ ít hơn 7gam/ngày).

    tiêu chảy phân mỡ

    Người bệnh bị tiêu chảy, phân có váng mỡ

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, tiêu chảy phân mỡ có thể là dấu hiệu của bệnh ruột nhạy cảm với gluten trong thức ăn. Lúc này, nhung mao tiêu hoá bị viêm, dẹt khiến cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng hoặc không tạo ra các enzyme để tiêu hóa thức ăn hiệu quả. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh.

    Xem thêm: Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì?  – Cẩm nang phòng tránh từ A – Z 

    2. Nguyên nhân gây tiêu chảy phân mỡ

    Cho đến nay nguyên nhân gây ra tiêu chảy phân mỡ vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên một số yếu tố có thể kích thích khởi phát hoặc làm nặng thêm bệnh. Hay gặp nhất là tình trạng đi ngoài phân mỡ do cơ thể phản ứng miễn dịch với gluten – Một loại protein được tìm thấy trong lúa mạch, lúa mì, bánh quy, pizza,… Bên cạnh đó, nguyên nhân gây tiêu chảy phân mỡ cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý như:

    nguyên nhân gây tiêu phân mỡ

    Một số nguyên nhân gây tiêu phân mỡ

    2.1 Tiêu chảy phân mỡ do viêm tụy

    Tuyến tụy là nơi sản xuất các enzyme giúp cơ thể phân hủy chất béo đúng cách. Chúng hoạt động kết hợp với mật (do gan sản xuất) để phân rã chất béo, cũng như như giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm.

    Nếu tuyến tụy gặp vấn đề, các chất béo không được phân hủy đúng cách sẽ gây ra phân mỡ.

    2.2 Bệnh Whipple – Thủ phạm của phân mỡ

    Whipple còn được gọi là tình trạng loạn dưỡng mỡ ruột do nhiễm khuẩn đường ruột. Bệnh tác động tiêu cực tới khả năng phân hủy các chất béo và carbohydrate của cơ thể. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên chứng kém hấp thu và phân mỡ.

    2.3 Do cơ thể không dung nạp lactose

    Khi ruột bị tổn thương và không thể phân hủy lactose sẽ khiến người bệnh gặp các triệu chứng như: đầy bụng, khó tiêu,… sau khi ăn hoặc uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa động vật. Đây cũng là lý do người bệnh bị tiêu chảy và trong phân xuất hiện nhiều váng dầu mỡ.

    2.4 Đi ngoài phân mỡ do bệnh lý tiêu hóa

    Một số tình trạng và bệnh lý về tiêu hóa có thể gây nên tình trạng này như:

    Các tình trạng này có thể gây viêm, ảnh hưởng tới mức độ hấp thụ chất dinh dưỡng và chất béo của cơ thể, dẫn đến tiêu chảy phân mỡ.

    Ngoài ra một số bệnh lý khác cũng có thể gây tình trạng đi ngoài phân mỡ như: đái tháo đường tuýp 1, người bị giảm năng tuyến giáp hoặc bị viêm da dạng herpes,…

    3. Triệu chứng bệnh tiêu chảy phân mỡ

    Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện từ từ, bắt đầu từ nhẹ đến nặng. Người bệnh có thể nhận biết được qua một số dấu hiệu như:

    • Tiêu chảy nhiều lần trong ngày (trên 3 lần).
    • Phân lỏng, mùi hôi khó chịu, có thể nhìn thấy váng mỡ.
    • Do gặp vấn đề về hấp thu nên người bệnh thường mệt mỏi, sụt cân, gặp các vấn đề về da, tóc rụng,…
    • Đối với tiêu chảy phân mỡ ở trẻ nhỏ, bệnh thường xuất hiện sớm, ngay từ giai đoạn trẻ ăn dặm. Trẻ bị đi ngoài phân mỡ thường quấy khóc do đầy bụng, tiêu chảy, còi xương, nôn mửa,…

    Đối với trường hợp phân mỡ do bệnh lý, người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng và biểu hiện của bệnh.

    4. Đi ngoài phân mỡ có nguy hiểm không?

    Tiêu phân mỡ có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không có phương hướng điều trị đúng đắn và kịp thời:

    • Tình trạng phân mỡ kéo dài là nguy cơ khởi phát các bệnh ung thư như: ung thư ruột non và biểu mô thực quản.
    • Trong trường hợp chẩn đoán muộn, bệnh biến chứng sang loãng xương do giảm hấp thu canxi.
    • Người bệnh cũng có thể bị vô sinh hoặc gặp phải các biến chứng thai nghén nghiêm trọng.
    • Tăng nguy cơ mắc các bệnh ác tính như u lympho hoặc biến chứng viêm lan tỏa tá tràng, hồi tràng.

    >> Xem thêm: Trẻ đi phân nhầy có nguy hiểm không?  – Là bố mẹ phải biết điều này

    5. Xét nghiệm chẩn đoán tiêu phân mỡ như thế nào?

    Để xác định chính xác bạn có đang gặp phải tình trạng đi ngoài phân mỡ hay không, các bác sĩ sẽ dựa vào một số xét nghiệm để tìm kiếm sự xuất hiện của mỡ trong phân. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

    • Xét nghiệm định tính: Quan sát và đánh giá mức độ mỡ trong phân dưới kính hiển vi.
    • Xét nghiệm định lượng: Xét nghiệm này yêu cầu phải thu toàn bộ lượng phân trong vòng 24h.

    Với xét nghiệm định lượng, các bác sĩ sẽ kiểm tra lượng mỡ xuất hiện trong phân. Kết quả được cho là bình thường khi:

    • Người lớn: 2-7g/ngày.
    • Trẻ sơ sinh: <1g/ngày.

    6. Điều trị tiêu chảy phân mỡ như thế nào?

    Việc điều trị tiêu chảy phân mỡ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng việc nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý.

    điều trị tiêu chảy phân mỡ

    Các phương pháp điều trị tiêu chảy phân mỡ

    6.1 Tiêu chảy phân mỡ uống thuốc gì?

    Người bệnh khi bị tiêu chảy có thể sử dụng một số loại thuốc trị tiêu chảy không kê đơn như: loperamide, bismuth subsalicylate,…

    Ngoài ra, tùy thuộc vào các triệu chứng kèm theo, người bệnh có thể dùng thêm các loại thuốc không kê đơn khác để giảm triệu chứng.

    Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

    6.2 Điều trị tại bệnh viện

    Các trường hợp tiêu phân mỡ nặng hoặc mạn tính, hay xuất phát từ một bệnh lý nền có từ trước,… người bệnh nên đến bệnh viện để có phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện:

    • Truyền tĩnh mạch để khôi phục chất điện giải và chống mất nước.
    • Liệu pháp thay thế enzyme tuyến tụy (PERT).
    • Kết hợp sử dụng thuốc cầm tiêu chảy.

    Ngoài ra, cách nhanh chóng để giảm các triệu chứng của bệnh là loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, các triệu chứng giảm hoặc biến mất sau một thời gian không ăn các thực phẩm chứa gluten.

    7. Phòng ngừa đi ngoài phân mỡ

    Để giảm thiểu nguy cơ tiêu phân mỡ, chúng ta cần:

    • Uống nhiều nước.
    • Giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống.
    • Bỏ hoặc hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, chất kích thích.
    • Tăng lượng vitamin B12, sắt, magie, canxi trong chế độ ăn uống.
    • Bổ sung các vitamin hòa tan trong dầu như A, D, E, K,…
    • Tăng cường tập luyện thể dục để nâng cao sức khỏe và đề kháng.

    Tiêu chảy phân mỡ sẽ không đáng ngại nếu chúng ta sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Người bệnh cần chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân. Lưu ý tới các triệu chứng bất thường của cơ thể để sớm được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Tiêu chảy phân mỡ: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị”

    1. Bị sỏi ống tụy và đã mổ nhưng vẫn đi phân mỡ.vậy cho hỏi có cách nào điều trị ko

      • Chào bạn, do tuyến tụy là nơi sản xuất các enzyme giúp cơ thể phân hủy chất béo đúng cách. Chúng hoạt động kết hợp với mật (do gan sản xuất) để phân rã chất béo, cũng như như giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm. Nên nếu tuyến tụy gặp vấn đề, các chất béo không được phân hủy đúng cách sẽ gây ra phân mỡ.
        Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra hiện tượng này nên nếu tình trạng đã kéo dài 1 thời gian bạn nên đi kiểm tra thăm khám để có hướng xử lý phù hợp nhé!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau bụng bên phải là biểu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào? 22/11/19
      Đau bụng bên phải là triệu chứng thường gặp, do đó không ít người chủ quan và cho rằng chúng…
      Bất ngờ với 10 cách dùng gừng tươi chữa tiêu chảy 28/01/21
      Gừng tươi chữa tiêu chảy là bài thuốc không phải ai cũng biết. Bạn sẽ còn bất ngờ hơn khi…
      [CẢNH BÁO] Buồn nôn nhưng không nôn là biểu hiện bệnh gì? 13/01/22
      Những ai đã từng trải qua tình trạng buồn nôn nhưng không nôn đều cảm thấy rất khó chịu, người…
      [Béo phì là gì?] Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị 11/11/20
      Béo phì không chỉ gây mất thẩm mỹ về mặt ngoại hình, ảnh hưởng đến vận động sinh hoạt mà…
      Xem thêm