Thuốc Rosuvastatin là thuốc gì? Công dụng và lưu ý khi dùng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Thuốc Rosuvastatin là thuốc gì? Công dụng và lưu ý khi dùng

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    28/04/21

    Thuốc Rosuvastatin là một trong các loại thuốc tây điều trị mỡ máu cao. Tuy nhiên cần lưu ý tới cách sử dụng, tác dụng phụ và tương tác thuốc. Thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây. 

    4.9/5 - (197 bình chọn)

    1. Thuốc Rosuvastatin là gì?

    Rosuvastatin thuộc nhóm thuốc Statin. Đây là thuốc ức chế các enzym trong gan sản sinh cholesterol (HMG-CoA reductase). Thành phần chính của thuốc là Rosuvastatin calci. Nó có thể được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc khác.

    thuốc Rosuvastatin

    Xem thêmThuốc statin điều trị mỡ máu là gì? – Những điều cần biết khi sử dụng

    2. Dạng thuốc và hàm lượng

    Thuốc có dạng viên nén với các hàm lượng:

    • Thuốc Rosuvastatin 5mg
    • Thuốc Rosuvastatin 10mg
    • Thuốc Rosuvastatin 20mg
    • Thuốc Rosuvastatin 40mg

    3. Tác dụng của thuốc Rosuvastatin trong điều trị mỡ máu

    Rosuvastatin mang tới nhiều tác dụng trong điều trị bệnh mỡ máu cao:

    • Giảm mức LDL-cholesterol, triglyceride
    • Tăng HDL-cholesterol
    • Ngăn ngừa tắc nghẽn thành động mạch

    4. Chỉ định

    Rosuvastatin được chỉ định như một liệu pháp hỗ trợ cho một số trường hợp:

    • Tăng cholesterol máu nguyên phát (bao gồm tăng cholesterol máu di truyền kiểu dị hợp tử)
    • Tăng cholesterol máu di truyền kiểu đồng hợp tử
    • Rối loạn lipid máu hỗn hợp
    • Ức chế quá trình xơ vữa động mạch
    • Dự phòng nguy cơ bệnh lý tim mạch: nhồi máu cơ tim, bệnh lý mạch vành.

    5. Liều lượng và cách dùng

    Tùy vào mục tiêu điều trị, thể trạng và đáp ứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp. Liều cao nhất là 40mg thường được chỉ định cho người bệnh tăng cholesterol cao và không đáp ứng ở liều thuốc thấp. Sau đây là liều dùng cho người lớn với 1 lần/ngày.

    TRƯỜNG HỢP  LIỀU KHỞI ĐẦU LIỀU DUY TRÌ
    Tăng cholesterol máu nguyên phát 5 – 10  5 – 40
    Cholesterol cao dị hợp tử 5 – 10  5 – 40
    Cholesterol cao đồng hợp tử 20  20 – 40
    Xơ vữa động mạch 5 – 10   5 – 40
    Phòng ngừa bệnh tim  5 – 10 5 – 40

    Dùng thuốc bằng đường uống. Có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn. Nuốt toàn bộ viên nang, không nghiền nát hoặc nhai.

    6. Chống chỉ định

    Một số đối tượng không nên sử dụng thuốc Rosuvastatin hoặc cần thận trọng khi dùng.

    • Người có tiền sử bệnh gan, tăng transaminase huyết thanh kéo dài không rõ nguyên nhân.
    • Bệnh nhân suy thận
    • Bệnh nhược giáp
    • Có người thân trong gia đình mắc bệnh di truyền về cơ
    • Nhiễm khuẩn huyết
    • Co giật không kiểm soát
    • Người nghiện rượu
    • Người trên 70 tuổi
    • Phụ nữ có thai và cho con bú
    • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
    chống chỉ định Rosuvastatin

    Người bị bệnh nhược giáp không được chỉ định dùng Rosuvastatin

    7. Tác dụng phụ của thuốc Rosuvastatin

    Theo suckhoedoisong.vn, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Nhức đầu, chóng mặt
    • Táo bón
    • Buồn nôn
    • Đau bụng
    • Phát ban
    • Đau cơ, tiêu cơ vân
    • Đau khớp
    • Tăng men gan, vàng da
    • Nước tiểu sẫm màu
    • Cơ thể mệt mỏi
    Tác dụng phụ của thuốc Rosuvastatin

    Phát ban là một trong những tác dụng phụ của Rosuvastatin

    Các tác dụng phụ liệt kê trên không phải là tất cả. Và cũng không phải ai cũng gặp phải chúng khi dùng thuốc. Những tác dụng phụ nhẹ có thể thoáng qua và biến mất trong vài ngày. Nếu chúng kéo dài hoặc trở nên trầm trọng hơn hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

    8. Tương tác thuốc

    8.1. Tương tác với thuốc khác

    Healthline.com cho rằng một số loại thuốc khi dùng chung với Rosuvastatin có thể gây ảnh hưởng tới dược tính của thuốc. Hơn nữa chúng có khả năng làm gia tăng tác dụng phụ của Rosuvastatin.

    • Thuốc kháng axit: Nhôm hydroxit, Magiê hydroxit
    • Thuốc chống đông máu: Warfarin
    • Thuốc điều trị HIV: Ritonavir, Atazanavir, Indinavir
    • Thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporine
    • Thuốc điều trị viêm gan C: Simeprevir
    • Thuốc chữa gout: Colchicine
    • Thuốc hạ cholesterol khác: Niacin, Gemfibrozil, Fenofibrate
    • Liệu pháp thay thế hormon
    tương tác với Rosuvastatin

    Warfarin tương tác với Rosuvastatin

    8.2. Tương tác với thức ăn, đồ uống

    Một số loại thức ăn và đồ uống có thể tương tác với các thành phần của thuốc, đặc biệt là rượu bia. Để đảm bảo chắc chắn về những gì người bệnh không nên ăn và uống hãy hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

    9. Giá thuốc Rosuvastatin bao nhiêu? Mua ở đâu?

    Chỉ cần có đơn thuốc của bác sĩ, người bệnh có thể mua Rosuvastatin ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Tùy vào từng hàm lượng, nhà sản xuất, địa điểm và thời điểm mà giá thuốc Rosuvastatin sẽ khác nhau. Giá bán giao động từ 120.000 – 500.000 đồng/hộp.

    10. Lưu ý khi dùng thuốc Rosuvastatin

    10.1. Cách bảo quản

    Để đảm bảo chất lượng của thuốc, người bệnh cần lưu ý quá trình bảo quản.

    • Giữ thuốc ở nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
    • Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp.
    • Tránh xa tầm tay của trẻ em.
    • Không dùng thuốc quá hạn sử dụng, thuốc ra khỏi vỉ hoặc hộp bảo quản mà không được uống ngay,

    10.2. Thận trọng khi sử dụng

    • Đây là thuốc bán theo đơn nên người bệnh chỉ được mua dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
    • Không tự ý ngừng thuốc hoặc điều chỉnh liều dùng.
    • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, vitamin, thảo mộc bạn đang sử dụng. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá xem liệu chúng có tương tác với Rosuvastatin hay không.
    • Tái khám và làm các xét nghiệm định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Đặc biệt, người bệnh cần đo hàm lượng lipid máu sau liều khởi đầu từ 2 – 4 tuần và sau khi đổi liều. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định được tính hiệu quả của thuốc cũng như đưa ra điều chỉnh phù hợp.
    • Trong trường hợp dùng Rosuvastatin kéo dài, người bệnh cần được theo dõi men gan.
    • Dùng thuốc kết hợp duy trì với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện khoa học. Chúng sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng tốt hơn.

    Những thông tin về thuốc Rosuvastatin trên đây không thay thế chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin nào đừng ngần ngại gọi tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0865 344 349.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Người bị tai biến nên uống sữa gì? Chuyên gia mách bạn 14/06/21
      Ba tôi cũng có tuổi rồi, bị tai biến mạch máu não nhẹ, giờ tôi muốn bổ sung thêm một…
      Siêu âm Fibroscan – Công nghệ đột phá trong chẩn đoán bệnh gan 26/04/21
      Kỹ thuật siêu âm Fibroscan là giải pháp nhanh chóng giúp phát hiện chính xác bệnh gan nhiễm mỡ, xơ…
      Mỡ máu có ăn được hải sản không? 90% người vẫn đang hiểu lầm! 24/05/21
      Ba tôi 65 tuổi, phát hiện ra bệnh mỡ máu cao vài năm nay, đã có kết hợp uống thuốc…
      Chỉ số HDL – Cholesterol là gì? Những cách cải thiện HDL tốt nhất! 18/06/21
      HDL – Cholesterol là một trong những thành phần mỡ tốt quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Duy…
      Xem tất cả bài viết