Xơ gan cổ trướng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Xơ gan cổ trướng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    19/07/21

    Xơ gan cổ trướng (xơ gan mất bù) là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Giai đoạn này gan đã hình thành các ổ xơ, suy giảm nặng nề chức năng gan. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Do vậy cần nắm được nguyên nhân, triệu chứng của xơ gan cổ trướng ở từng giai đoạn để có cách điều trị kịp thời.

    4.8/5 - (12 bình chọn)

    1. Xơ gan cổ trướng là bệnh gì?

    Xơ gan cổ trướng

    Xơ gan cổ trướng khiến người bệnh vô cùng khó chịu và ảnh hưởng chức năng gan.

    Để hiểu về xơ gan cổ trướng cần nắm được bệnh xơ gan. Đây là bệnh gan mạn tính, đặc trưng bởi các mô xơ, sẹo gan trong gan và hình thành các nốt tân sinh làm suy giảm nặng nề chức năng gan.

    Cổ trướng là tình trạng ổ bụng của người bệnh bị phình to do tích tụ dịch. Ở người bình thường, khoang bụng chỉ có dịch nhầy bôi trơn, không có nước. Tuy nhiên khi gặp phải tình trạng cổ trướng làm lượng dịch màu vàng nhạt nhiều lên, gây phình bụng. Nguyên nhân là do có yếu tố tác động đến tế bào Kupffer làm tăng sản xuất TGF-β – một yếu tố gây viêm dẫn đến xơ gan.

    Xơ gan cổ trướng (cirrhosis ascites) là giai đoạn cuối của xơ gan do gan đã mất gần như các chức năng của mình do các tế bào gan khỏe mạnh bị thay thế bởi các mô xơ, sẹo và không thể tái tạo.

    2. Nguyên nhân xơ gan cổ trướng

    Một số nguyên nhân gây nên tổn thương gan dẫn đến xơ gan mất bù như:

    • Lạm dụng rượu trong thời gian dài
    • Viêm gan siêu vi mãn tính (viêm gan B, viêm gan C và viêm gan D)
    • Do chất béo tích tụ trong gan (gan nhiễm mỡ không do rượu)
    • Sắt tích tụ nhiều trong cơ thể (các bệnh huyết sắc tố) hoặc đồng tích tụ nhiều (bệnh Wilson)
    • Bệnh xơ nang
    • Rối loạn chuyển hóa đường di truyền (bệnh galactosemia hoặc bệnh dự trữ glycogen)
    • Rối loạn tiêu hóa theo di truyền (Bệnh Alagille)
    • Bệnh viêm gan tự miễn (do hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra)
    • Xơ gan mật nguyên phát
    • Nhiễm trùng do bệnh giang mai hoặc brucella
    • Viêm đường mật xơ cứng nguyên phát
    • Sử dụng các loại thuốc trong thời gian dài như methotrexate hoặc isoniazid

    Bên cạnh đó còn tiềm ẩn một số yếu tố nguy cơ có thể gây xơ gan mất bù như: thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, nạp quá nhiều chất béo, chất gây hại tạo áp lực cho gan.

    Xem thêm

    Rối loạn lipid máu: Nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến gan nhiễm mỡ và các bệnh lý gan

    3. Triệu chứng của xơ gan cổ trướng

    Biểu hiện của xơ gan cổ trướng thường thể hiện thông qua một số triệu chứng như:

    triệu chứng của xơ gan cổ trướng

    Đặc trưng của cổ trướng là bụng căng tức, ấn vào độ đàn hồi kém.

    • Cảm giác đau, căng tức ở vùng bụng
    • Vùng bụng to ra, chướng bụng
    • Sức khỏe suy giảm rõ rệt, sút cân không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn
    • Tay chân bị phù nề, khi ấn vào có hiện tượng lõm lâu, phải 1-2 phút mới hồi lại
    • Da ban đầu có màu vàng nhạt, về sau càng đậm hơn, từ mắt vàng sau đó lan sang lòng bàn tay chân và toàn thân.
    • Đại tiện có phân đen, đôi khi có màu đất sét
    • Xuất hiện thường xuyên cảm giác buồn nôn, nôn và triệu chứng tiêu chảy, thiếu máu, xuất huyết dưới da…
    • Có tình trạng hôn mê, lúc ngất lúc tỉnh
    • Nữ giới dễ mất kinh nguyệt, nam giới ngực chảy xệ, khả năng tình dục kém

    4. Xơ gan cổ trướng có nguy hiểm không?

    Xơ gan cổ trướng thường được chia thành 3 cấp độ:

    • Cổ trướng độ 1: chỉ phát hiện bằng cách siêu âm
    • Cổ trướng độ 2: Gây căng chướng bụng đối xứng vừa phải
    • Cổ trướng độ 3: Cổ trướng gây chướng bụng rõ rệt

    Xơ gan cổ trướng ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện do lượng dịch chưa nhiều để gây nên các hiện tượng căng cứng khó chịu. Tuy nhiên khi đã bước sang xơ gan cổ trướng giai đoạn 2-3, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến cơ thể khó chịu, người nặng nề, mệt mỏi và đau đớn và nguy cơ ung thư gan.

    5. Chẩn đoán

    Thông thường, cổ trướng ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện và chỉ biết thông qua các xét nghiệm, chụp chiếu. Đối với xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối, các dấu hiệu rõ rệt hơn, dễ dàng nhận biết thông qua khai thác tiền sử và triệu chứng bệnh.

    Một số phương pháp chẩn đoán xơ gan cổ trướng:

    • Xét nghiệm máu: tổng phân tích tế bào máu ngoại biên, đông máu cơ bản và xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm men gan, chỉ số Bilirubin, protein, albumin…
    • Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu, điện giải niệu nếu xác định có cổ trướng
    • Xét nghiệm virus viêm gan B, C.
    • Siêu âm ổ bụng để kiểm tra lượng dịch bụng có tràn dịch không
    • Chụp cộng hưởng từ: Phát hiện mức độ tổn thương của gan
    • Xét nghiệm dịch cổ trướng
    • Ngoài ra có thể soi thực quản dạ dày

    >>> Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán hình ảnh gan nhiễm mỡ bằng phương pháp nào? Xem ngay!

    6. Điều trị xơ gan cổ trướng

    Nguyên tắc điều trị xơ gan mất bù cần tập trung vào:

    • Phục hồi chức năng gan
    • Dự phòng các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng dịch cổ trướng, tiền hôn mê gan…
    • Dự phòng xơ gan tiến triển: nâng nồng độ xơ gan, ung thư hóa

    6.1. Thuốc điều trị xơ gan cổ trướng theo Tây y

    Theo phác đồ điều trị của Bệnh viện Bạch Mai cần sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng như:

    thuốc tăng đào thải mật Ursolvan

    Nếu mật nhiều có thể được chỉ định Ursolvan.

    • Rối loạn đông máu: Vitamin K (dùng trong 3 ngày nếu tỉ lệ Prombin không tăng nên dừng uống vitamin K) hoặc truyền huyết tương tươi nếu có nguy cơ chảy máu
    • Tăng đào thải mật: Ursolvan, Cholestyramin (Questran)
    • Truyền albumin nếu bị giảm dưới 25g/l hoặc có phù kèm tràn dịch các màng
    • Truyền dung dịch acid amin phân nhánh: morihepamin, aminosteril N-hepa 500ml/ngày.
    • Vitamin nhóm B đường uống hoặc tiêm
    • Sử dụng thuốc lợi tiểu: bắt đầu với spironolactone 100mg/ngày tăng dần phối hợp với furosemide liều ban đầu 40mg/ngày. Nếu dùng thuốc lợi tiểu giai đoạn giảm cân chỉ duy trì giảm đều 500g/ngày, không vượt quá 1kg/ngày.

    Trong quá trình điều trị xơ gan mất bù  cần lưu ý:

    • Hạn chế lượng muối hàng ngày dưới 2g
    • Hạn chế uống nước, chỉ uống dưới 1 lít/ngày
    • Theo dõi điện giải đồ 3-7 ngày/lần
    • Theo dõi cân nặng và nước tiểu hàng ngày

    6.2. Chữa xơ gan cổ trướng bằng Đông y

    Theo Đông y, bệnh xơ gan cổ trướng được chia thành các thể như khí cổ, thủy cổ, huyết cổ, cổ trướng, nhiệt trướng, hàn trướng, tỳ hư cổ trướng, tỳ thận hư cổ trướng… Tùy theo từng thể bệnh mà có những bài thuốc Đông y thích hợp.

    Ví dụ:

    • Khí cổ: Dùng bài thuốc Khoan trung hạ khí lợi niệu
    • Thủy cổ: Bài thuốc Vũ công tán
    • Huyết cổ: Bài thuốc Đương quy hoạt huyết
    • Cổ trướng: Bài thuốc Tiêu cổ thang
    • Nhiệt trướng: Bài thuốc Trung mãn phân tiêu thang
    • Tỳ hư cổ trướng: Bài thuốc Thực tỳ ẩm
    • Tỳ thận hư cổ trướng: Bài thuốc Phụ tử lý trung thang
    • Hàn trướng: Bài thuốc Lý trung gia ô dược chỉ thực thang

    Người bệnh nếu muốn sử dụng theo cách điều trị theo Đông y cần thăm khám để biết rõ nguyên nhân và thể bệnh của mình.

    6.3. Điều trị ngoại khoa cho xơ gan cổ trướng

    Chọc hút dịch khoang bụng:

    chọc hút dịch xơ gan cổ trướng

    Nếu dịch trong bụng đầy, người bệnh có thể được chỉ định hút dịch.

    Trường hợp dịch xoang bụng quá nhiều gây chướng bụng, khiến bệnh nhân khó thở, xuất hiện các cơn đau tức, khó chịu, các bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dịch xoang bụng.

    Chọc hút dịch xơ gan cổ trướng giúp loại bỏ dịch ở khoang bụng nhằm hạn chế các biến chứng xấu. Phương pháp này dễ thực hiện nhưng tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng ổ bụng…

    Kỹ thuật ứng dụng tế bào gốc:

    Phương pháp này sẽ tách chiết tế bào gốc của tủy xương nuôi cấy và được chuyển lại động mạch gan để làm chậm quá trình xơ hóa, có khả năng tăng sinh mạnh nhằm phục hồi thương tổn ở gan.

    Ghép gan:

    Trong trường hợp người bệnh xơ gan nặng, suy giảm chức năng gan, phương pháp ghép gan thích hợp là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều chi phí và cần tìm được tạng gan tương thích.

    7. Lời khuyên từ chuyên gia đối với người bị xơ gan cổ trướng

    Rất nhiều người đặt ra câu hỏi liệu xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối sống được bao lâu và cần có những lưu ý gì. Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, xơ gan cổ trướng là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh lúc này sức khỏe đã suy giảm đi nhiều. Do vậy cần thanh lọc gan và bảo vệ gan, tránh những tác động tiêu cực bằng một số biện pháp như:

    lời khuyên từ chuyên gia đối với người xơ gan cổ trướng

    Người bị xơ gan hay các bệnh lý về gan cần hạn chế rượu bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ.

    • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
    • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất gây hại cho gan
    • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như các loại hoa quả sạch, rau xanh giàu chất xơ
    • Hạn chế dầu mỡ, tinh bột
    • Uống lượng nước theo khuyến cáo của bác sĩ
    • Nên thể dục đều đặn, có thể tập nhẹ nhàng tránh ngồi yên một chỗ

    Trên đây là một số thông tin về bệnh xơ gan cổ trướng, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Bạn hãy chủ động bảo vệ lá gan của mình ngay từ bây giờ và thăm khám định kỳ để tầm soát nguy cơ bệnh. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại đây.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Gan nhiễm mỡ nên ăn gì kiêng gì? Xem ngay chuyên gia giải đáp! 04/05/21
      Gan nhiễm mỡ nên ăn gì kiêng gì là thắc mắc của không ít người bệnh, bởi chế độ ăn…
      Các cấp độ gan nhiễm mỡ – Dấu hiệu và phòng tránh đúng cách 03/06/21
      Bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến 25% dân số trên toàn cầu. Bệnh không chỉ…
      Thuốc statin điều trị mỡ máu là gì? Tác dụng và lưu ý chớ bỏ qua 16/04/21
      Thuốc statin điều trị mỡ máu là loại thuốc quen thuộc với người bị bệnh mỡ máu cao. Trong đó…
      {Tổng hợp} 12+ cách giải độc gan, thải độc gan tại nhà siêu tiết kiệm 05/08/21
      Hỏi: Dạo gần đây tôi có biểu hiện nổi mẩn đỏ, mụn nhọt ở lưng, người ngứa ngáy, khó chịu.…
      Xem thêm