TOP 14 cây thuốc nam và bài thuốc Đông Y trị mất ngủ tốt nhất
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    TOP 14 cây thuốc nam và bài thuốc Đông Y trị mất ngủ tốt nhất

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    31/10/24

    Thuốc nam trị mất ngủ là phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ, từ xa xưa đã được ứng dụng rộng rãi. Dưới đây là những cây thuốc nam trị mất ngủ và những bài thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất theo lời khuyên của Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Hằng.

    5/5 - (26 bình chọn)

    1. Thuốc nam trị mất ngủ có tốt không?

    Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là tình trạng thường xuyên gặp phải ở người trung niên và người cao tuổi. Ngày nay, dưới áp lực của công việc, cuộc sống, ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể bị mất ngủ.

    Khi cơ thể bị “đói ngủ”, thiếu ngủ sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, đột quỵ…

    cây thuốc nam trị mất ngủ tốt nhất

    Tại các quốc gia châu Á có nên y học cổ truyền phát triển; việc sử dụng các loại cây thuốc, lá thuốc chữa mất ngủ được ứng dụng khá phổ biến. Vậy, những bài thuốc nam chữa mất ngủ kinh niên có thực sự tốt không?

    Theo nghiên cứu y học hiện đại, trong nhiều loại dược liệu có chứa các hoạt chất tác động đến não bộ; làm tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh GABA; giúp dưỡng tâm, an thần. Từ đó mang lại giấc ngủ ngon, sâu giấc, giảm nhanh các triệu chứng lo âu, hồi hộp, đánh trống ngực, ngủ hay mơ.

    Ngoài tác dụng đối với giấc ngủ, thuốc nam còn mang lại nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe như điều hóa khí huyết, giúp ăn ngon, tinh thần thư thái…

    Xem thêm Mất ngủ là gì? Tình trạng của bạn đã ở mức nguy hiểm? 

    2. Tổng hợp cây thuốc nam, bài thuốc trị mất ngủ tốt nhất

    Sử dụng thuốc Tây điều trị mất ngủ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ; khiến người bệnh mệt mỏi, ngủ li bì.

    2.1 Cây thuốc nam chữa mất ngủ kinh niên: Cây bình vôi

    Bình vôi hay còn được gọi là củ mối trôn, củ một, tử nhiên, ngải tượng… Đặc điểm của dược liệu này là cây thân leo; đoạn thân có phần phình to giống bình đựng vôi ăn trầu nên được gọi là cây bình vôi. Phần làm dược liệu chữa mất ngủ là củ.

    Theo Đông y, cây bình vôi có vị đắng ngọt, tính lương, có tác dụng chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Theo Tây y, công dụng chữa mất ngủ với cây bình vôi là nhờ vào hoạt chất Rotundin và L-tetrahydropalmatin. Trong đó, Rotundin được chứng minh là có tác dụng gây ngủ, an thần, còn L – tetrahydropalmatin có tác dụng duy trì giấc ngủ, chữa rối loạn tâm thần…

    Tìm hiểu về Củ bình vôi – Dược liệu quý giúp an thần ngủ ngon

    2.2 Thuốc đông y trị mất ngủ tốt nhất: Tâm sen

    Tâm sen dân gian còn gọi là tim sen. Đây là một trong những vị thuốc nam chữa mất ngủ phổ biến và mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong Y học cổ truyền, tâm sen có vị đắng, tính lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc, an thần, chữa mất ngủ rất hiệu quả.

    bài thuốc trị mất ngủ từ tâm sen

    Nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, tim sen có chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể như axit amin, neferin, nuciferine, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm tình trạng bồn chồn. lo lắng. Đặc biệt, các hoạt chất trong tim sen giúp tăng cường vận chuyển oxy và máu lên não, giúp tinh thần thư thái, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

    7 cách pha tim sen chữa mất ngủ – Áp dụng ngay nếu bạn đang đếm cừu

    2.3 Cây thuốc trị mất ngủ: Vông nem

    Một trong những loại lá cây chữa mất ngủ hàng đầu phải kể đến là lá vông nem. Trong sách Đông y có ghi, lá vông tính bình, vị đắng nhạt, hơi chát, có tác dụng hạ huyết áp, co bóp các cơ, an thần, chữa mất ngủ.

    Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra các hoạt chất alcaloid và saponin trong lá vông. Vì vậy, chúng được ứng dụng để bào chế các sản phẩm hỗ trợ an thần, chữa mất ngủ.

    Có nhiều cách sử dụng lá vông chữa mất ngủ. Trong đó đơn giản nhất bạn có thể dùng lá vông để nấu canh ăn hoặc đun nước uống, sắc lá vông khô…

    2.4 Bài thuốc trị mất ngủ, suy nhược thần kinh từ Táo nhân

    Táo nhân (nhân của quả táo ta) là vị thuốc nam chữa mất ngủ đã được sấy hoặc phơi khô. Táo nhân được dùng làm dược liệu an thần, kích thích ngủ ngon trong trường hợp mất ngủ do các vấn đề về thần kinh như hồi hộp, lo âu, trầm cảm…

    Bên cạnh đó, táo nhân còn được dùng trong các bài thuốc chữa viêm phế quản, khó thở, đắp ngoài vết thương lở loét, ung nhọt…

    Dưới đây là các bài thuốc chữa mất ngủ từ táo nhân:

    • Trị mất ngủ, thần kinh suy nhược: Táo nhân (sao đen) 6g, Phục linh 5g, Xuyên khung 3g, Tri mẫu 4g, Cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc uống.
    • Trị mất ngủ, hồi hộp đánh trống ngực: Táo nhân sao 20g, tri mẫu 12g, phục linh 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 8g. Sắc uống.

    2.5 Lạc tiên

    Nhiều nghiên cứu chỉ ra lạc tiên có tác dụng chữa mất ngủ, khó ngủ mạnh mẽ, đặc biệt khi kết hợp thành các bài thuốc với nhiều loại thảo mộc.

    trà lạc tiên chữa mất ngủ

    Đặc biệt, khi kết hợp nữ lang, lạc tiên và hoa bia để điều trị mất ngủ, có nhiều cải thiện rõ rệt như:

    • Tăng số lượng giờ ngủ
    • Giảm thời gian khi chìm vào giấc ngủ
    • Giảm số lần tỉnh giấc giữa đêm
    • Cải thiện mức độ nghiêm trọng của giấc ngủ

    Ưu điểm nhất khi sử dụng lạc tiên là rất ít tác dụng phụ. Hầu hết trong các nghiên cứu đều chỉ ra sử dụng lạc tiên trong thời gian ngắn chỉ ở mức nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe.

    2.6 Bài thuốc chữa mất ngủ từ cây Xạ đen

    Cây xạ đen còn có tên là cây đồng triều, bạch vạn hoa hay cây ung thư. Cây thuốc trị mất ngủ mọc thành bụi, sống ở vùng núi cao. Công dụng hàng đầu của cây xạ đen là thanh nhiệt, giải độc.

    Đây còn là một trong những bài thuốc chữa mất ngủ tốt nhất do có các hoạt chất thúc đẩy tuần hoàn máu, chữa mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược thần kinh.

    Nguyên liệu chuẩn bị: Xạ đen (10-15g), tâm se (5-7g), hoa lạc tiên (10-15g), lá vông men (10-15g), nước lọc: 1 lít.

    Hướng dẫn thực hiện:

    • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu.
    • Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, đổ nước vào đun sôi trong khoảng 15-20 phút.
    • Để nguội và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
    • Nên uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để có hiệu quả tốt nhất.

    2.7 Cây gì trị mất ngủ? Đinh lăng

    Đinh lăng được ví như nhân sâm của người nghèo. Chúng được sử dụng vào bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên, mang lại hiệu quả tốt do thảo dược này còn chứa các hoạt chất chống oxy hóa, tăng dẫn truyền thần kinh và chống viêm như Saponin, Tanin, Glycosid…

    Phấn lá của đinh lăng được sử dụng để chữa mất ngủ. Người bệnh có thể lấy lá rửa sạch kho cá, rán trứng hoặc sắc lá đinh lăng để uống.

    2.8 Bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên từ cây Xấu hổ

    Y học cổ truyền cho rằng, cây xấu hổ (cây mắc cỡ) là cây thuốc trị mất ngủ vì công dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu cơn đau, điều hòa huyết áp…

    bài thuốc nam chữa mất ngủ từ cây xấu hổ

    Hiện nay cũng có nhiều sản phẩm bào chế từ cây xấu hổ giúp hỗ trợ giảm suy nhược thần kinh, chữa mất ngủ. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp giảm đau xương, tê liệt chân tay, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

    Chuẩn bị nguyên liệu: Rễ xấu hổ (20g), cúc tần (15g), me chua đất (30g).

    Hướng dẫn thực hiện:

    • Rửa sạch các nguyên liệu
    • Rễ xấu hổ sao vàng
    • Cho tất cả vào ấm với 500ml nước lọc sắc khoảng 15 phút sau khi sôi rồi chắt lấy nước uống.

    2.9 Cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất: Nữ lang

    Ở Việt Nam cây mọc hoang dại ở các tỉnh phía Bắc, khu vực Trung Trung Bộ, được người dân bản địa sử dụng như một vị thuốc nam rất phổ biến trong các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ.

    Thành phần chủ yếu của cây nữ lang là tinh dầu. Ngoài ra, nữ lang còn chứa từ 3 – 10% các chất vô cơ, gluxit (tinh bột, saccarozo…), các axit hữu cơ (benzoic, salicylic, cafeic, chlorogenic), lipid, sterol, tanin… Các hoạt chất này được ứng dụng nhiều trong y học hiện đại, giúp an thần, ngủ ngon.

    Tại Pháp, hàng năm tiêu thụ tới 120 – 180 tấn rễ cây nữ lang để làm thuốc an thần. Từ thời pháp thuộc, tại Việt Nam, người dân tộc Mèo ở vùng núi cao Tây Bắc đã biết sử dụng cây nữ lang để làm thuốc an thần.

    Cây Nữ lang – Vị thuốc quý cổ đại nổi tiếng về an thần, điều trị mất ngủ

    2.10 Hoa tam thất

    Hoa tam thất có chứa các hoạt chất saponin gingsenoid nhóm Rb, Rg. Vì vậy, chúng có tác dụng trực tiếp đối với các triệu chứng mất ngủ, giúp tăng cường tuần hoàn máu não.

    hoa tam thất chữa mất ngủ

    Saponin Rb1 có trong hoa tam thất có khả năng điều hoà hoạt động của hệ thần kinh, từ đó giúp trí não tập trung, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Bên cạnh đó, Saponin Rb2 đẩy mạnh khả năng hấp thu của tế bào gan, giúp quá trình thải độc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.

    Thông thường, nụ tam thất được thu hái và phơi hoặc sấy khô. Sau đó bảo quản và hãm trà dần. Mỗi lần sử dụng từ 5-6 nụ tam thất để hãm trà uống.

    2.11 Bài thuốc trị mất ngủ: thử ngay Viễn chí

    Viễn chí còn có tên khác là cây tiểu thảo hay cây ruột gà. Bộ phận dùng làm thuốc của cây là bộ rễ. Theo Đông y, viễn chí kinh vào can tâm, can thận, can phế. Vì vậy, việc sử dụng viễn chí giúp dưỡng tâm an thần, giảm chứng hồi hộp, mất ngủ, động kinh.

    >>> Bài thuốc 1: Viễn chí hoàn gia giảm

    Bài thuốc này điều trị tình trạng máu không đủ nuôi tim, hay quên, hồi hộp, mất ngủ, ngủ hay mê.

    Nguyên liệu: đảng sâm, viễn chí, mạch môn đông, phục linh, đương quy, bạch thược, sinh khương, đại táo mỗi vị 10g, cam thảo, quế tâm mỗi vị 3g

    Cách thực hiện:

    • Quế tâm tán bột để riêng
    • Các vị còn lại thì sắc lấy nước, cho bột quế tâm vào khuấy đều và uống

    >>> Bài thuốc 2: Định chí hoàn gia giảm

    Bài thuốc này trị suy nhược thần kinh dẫn đế mất ngủ, lú lẫn, rối loạn trí nhớ.

    Nguyên liệu: nhân sâm (hoặc đảng sâm) 30g, phục linh 30g, viễn chí 20g.

    Cách thực hiện:

    • Sấy khô các nguyên liệu trên sau đó tán bột sau đó chia thành 5-7 ngày
    • Mỗi ngày uống từ 1-2 lần với nước ấm sau ăn.

    2.12 Loại lá cây chữa mất ngủ: Lá dâu tằm

    Dâu tằm được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, chủ yếu lấy lá để nuôi tằm, ươm tơ hoặc lấy quả ủ rượu. Tuy nhiên, dâu tằm cũng là một trong những loại lá cây chữa mất ngủ rất tốt. Thành phần lá dâu tằm có tác dụng hỗ trợ ổn định huyết áp, nhịp tim, thư giãn thần kinh, chữa mất ngủ.

    lá dâu là thuốc nam trị mất ngủ

    Cách đơn giản nhất chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm là sắc lá, chắt lấy nước uống. Lá dâu tằm hơi có vị đắng nhưng cũng khá dễ uống. Bạn có thể sử dụng nước lá dâu tằm uống thay nước lọc hàng ngày.

    2.13 Đan sâm

    Đan sâm được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc như Sơn Tây, Hà Bắc, Tứ Xuyên, An Huy, Giang Tô… ở nước ta, dược liệu này được đưa vào canh tác tại Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

    Thành phần chính của đan sâm là naphtoquinon, phenol, aldehyd, vitamin E… Các thành phần trên giúp hỗ trợ giảm suy nhược thần kinh, chữa nhức đầu, mất ngủ, căng thẳng, hồi hộp. Bên cạnh đó, đản sâm còn giúp chữa kinh nguyệt không đều, hoa mắt, chóng mặt, giảm đau…

    Bạn có thể áp dụng các bài thuốc chữa mất ngủ sau từ đan sâm:

    Nguyên liệu: Đan sâm, đại táo, bạch thược, mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, hạt muỗng mỗi vị 16g, dành dành, toan táo nhân mỗi vị 8g.

    Cách làm:

    • Cho các dược liệu trên rửa sạch và đun sắc với 1 lít nước đến khi còn một nửa thì tắt bếp
    • Chắt lấy phần nước dùng hang ngày chữa mất ngủ.
    • Dùng liên tục trong vòng 1 tuần để thấy hiệu quả.

    2.14 Bài thuốc trị mất ngủ từ Long nhãn

    Long nhãn là vị thuốc rất quen thuộc đối với nhiều người bị mất ngủ. Long nhãn là cùi nhãn tươi được sấy khô. Sau khi sấy sẽ chuyển sang màu nâu cánh gián nhưng vẫn giữ được độ dẻo, ngọt thanh.

    long nhãn chữa mất ngủ

    Tác dụng của long nhãn là bổ tỳ ích tâm, dưỡng huyết an thần, chủ trị chứng mất ngủ, hay quên, thần kinh kém, hay hồi hộp, đánh trống ngực, lo lắng, ăn uống kém, mồ hôi trộm…

    Bạn hãy thử 1 trong 4 bài thuốc trị mất ngủ từ long nhãn dưới đây:

    • Cách 1: Dùng 100g long nhãn, 50g táo tàu thái nhỏ ngâm với nửa lít rượu trắng. Ngâm càng lâu càng tốt. Khi dùng thì uống 2 chén con trước khi ăn.
    • Cách 2: Dùng 30g long nhãn, 20g sâm bố chính (đã tẩm nước gừng sao vàng) pha như trà uống trong ngày.
    • Cách 3: Kết hợp 100g long nhãn giã nhuyễn với 100g bột hạt sen, mật ong hoàn viên. Viên nhỏ vừa ăn, mỗi ngày ăn 3 viên.
    • Cách 4: Dùng long nhãn, hoàng kỳ, phục thần mỗi loại 30g, mộc hương, nhân sâm mỗi loại 15g; toan táo nhân, đương quy, viễn chí mỗi loại 3g, chích cam thảo 8g. Các nguyên liệu này đem ngâm với rượu trắng và uống mỗi ngày 2 chén nhỏ.

    3. Lưu ý khi sử dụng thuốc nam trị mất ngủ

    Những loại lá cây chữa mất ngủ, thuốc nam chữa mất ngủ chỉ nên xem là biện pháp hỗ trợ; không phải thuốc chữa bệnh. Cần kiên trì sử dụng mới có thể mang lại hiệu quả tốt. Để nâng cao hiệu quả, người dùng có thể lựa chọn các sản phẩm Đông y sử dụng nguyên liệu tự nhiên đã qua tinh chế, kết hợp nhiều thành phần.

    Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc nam trị mất ngủ như sau:

    • Lựa chọn nguyên liệu sạch, bảo quản đúng cách để tránh nấm mốc.
    • Không sử dụng trong trường hợp mẫn cảm với cây thuốc đó
    • Không kết hợp chung với các chất kích thích, đồ uống có cồn
    • Sử dụng liều lượng vừa phải, không lạm dụng bởi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
    • Những người đang sử dụng thuốc kê đơn chữa mất ngủ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nam.
    • Thận trọng đối với những người vận hành máy móc, lái xe, làm những công việc cần độ tập trung cao…

    Trên đây là tổng hợp những loại thuốc nam chữa mất ngủ mang lại tác dụng tốt. Để tránh đun sắc mất thời gian, người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm chứa thảo dược tự nhiên, được bào chế kết hợp, giúp phát huy tối đa công dụng của dược liệu.

    >>> XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bị nhức đầu thường xuyên là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 30/05/24
      Bị nhức đầu thường xuyên không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt, công việc mà còn có thể…
      Bất ngờ với 7 nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ 24/05/24
      Rối loạn tiền đình thường được cho là căn bệnh của người già. Nhưng thời gian gần đây, rối loạn…
      Vì sao uống thuốc dạ dày bị mất ngủ? Cách xử lý 22/12/23
      Uống thuốc dạ dày bị mất ngủ xảy ra với không ít người, khiến tâm trạng, sức khỏe, hiệu suất…
      TOP 11 thuốc trị mất ngủ của Mỹ tốt nhất năm 2024 15/01/24
      Mất ngủ lâu ngày khiến người mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và tinh thần của người…
      Xem thêm