Việc xây dựng và duy trì một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, khoa học là điều quan trọng trong quá trình điều trị và kiểm soát bệnh gout. Đôi khi việc lựa chọn món ăn sao cho vừa tốt cho tình trạng bệnh lý vừa hợp khẩu vị không phải đơn giản. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này hãy tham khảo thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout dưới đây.
1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh gout
Xây dựng được một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị; hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit uric; giữ cân nặng ở mức cho phép và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Để xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh gút, cần nắm một số nguyên tắc:
- Nhận diện được bệnh gout nên kiêng gì và bị bệnh gout nên ăn gì.
- Ăn các thực phẩm lành mạnh với lượng vừa phải, tránh lạm dụng. Cụ thể là: cá nước ngọt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, thịt trắng, sữa ít béo…
- Tránh thực phẩm chứa nhiều nhân purin; hạn chế thực phẩm chứa lượng nhân purin ít hoặc trung bình. Hạn chế: thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản có vỏ, bánh kẹo ngọt…
- Đảm bảo đủ lượng nước cần thiết. Hạn chế đồ uống có cồn, nước ngọt…
- Ưu tiên dạng hấp, luộc, không dùng nước luộc thịt.
- Lượng muối trong ngày phải dưới 5g.
Nhận diện nguyên nhân gây bệnh gout
2. Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout
Dưới đây là gợi ý thực đơn 1 tuần cho người bệnh gout từ thứ hai tới chủ nhật. Nó bao gồm các món ăn tốt cho người bị bệnh gout với bữa trưa, bữa tối và bữa sáng cho người bệnh gout. Thực đơn này được xây dựng đối với người không dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thực đơn. Để làm phong phú bữa ăn có thể thay thế thực phẩm tương đương. Ví dụ như: 100g thịt = 180g đậu phụ = 100g cá = 100g tôm.
2.1. Thứ hai – Khởi đầu thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout
Hãy bắt đầu thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout bằng 3 bữa ăn nhẹ nhàng.
bữa sáng | BỮA TRƯA | BỮA TỐI |
– 1 bắp ngô luộc
– 180ml sữa tách béo ít đường– |
– 2 bát cơm trắng nhỏ
– 1 bát nhỏ canh rau cải – 1 bát salaf trộn cùng trứng luộc – 1 quả chuối tráng miệng |
– 1,5 bát cơm trắng
– 100g cá hồi sốt cà chua – 1 bát canh rau cần – 1 hộp sữa chua |
2.2. Thứ ba
Thực đơn ngày thứ ba có thể mang một chút thuần Việt hơn.
bữa sáng | BỮA TRƯA | BỮA TỐI |
– 1 bát cháo con thịt nạc bằm
– 1/2 quả táo |
– 1 bát con cơm trắng
– 40g tôm rang – 200g rau cải luộc |
– 1,5 bát cơm trắng
– 100g thịt nạc rang – 100g cà rốt, su hào luộc – 1/3 quả dứa tráng miệng– |
2.3. Thực đơn ngày thứ tư cho người bệnh gout
Ngày thứ 4 có thể khởi đầu bằng một bát phở gà. Nếu không thể nấu tại nhà bạn có thể mua hoặc ăn ngoài quán.
bữa sáng | BỮA TRƯA | BỮA TỐI |
– 1 bát phở gà | – 2 lưng bát con cơm gạo trắng
– 30g thịt lợn băm – 1/2 bìa đậu rán – 200g rau củ luộc |
– 1,5 bát cơm trắng
– 100g thịt ba chỉ luộc – 150g canh bí đỏ |
2.4. Thứ năm
bữa sáng | BỮA TRƯA | BỮA TỐI |
– 1 suất bánh cuốn
-180ml sữa tách béo |
– 2 lưng bát con cơm gạo trắng
– 100g thịt nạc băm hấp – 1 bát canh rau đay mồng tơi |
– 1,5 bát cơm trắng
– 100g thịt luộc -100g đậu hà lan hấp |
2.5. Thực đơn ngày thứ sáu cho người bệnh gout
Bạn có thể chuẩn bị bữa sáng tại nhà hoặc mua ngoài hàng. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ về thành phần của sốt thì có thể không thêm sốt vào bánh mỳ.
bữa sáng | BỮA TRƯA | BỮA TỐI |
– 1 bánh mỳ kẹp chả, rau và dưa chuột
– 180ml sữa tách béo ít đường |
– 1,5 bát cơm trắng
– 40g tôm rang – 100g bông cải luộc – 1 hộp sữa chua |
– 1,5 bát cơm trắng
– 100g sườn non xào chua ngọt – 1 bát con canh rau ngót – Dưa hấu tráng miệng |
2.6. Thứ bảy
bữa sáng | BỮA TRƯA | BỮA TỐI |
– 1 bát nhỏ cháo đậu xanh
– 180ml nước cam |
– 2 bát cơm trắng
– 50g lạc rang – 1 bát canh bí xanh nấu thịt bằm – 1/2 quả xoài |
– 100g cá hấp
– 1 quả trứng xào mướp đắng – 1 bát canh rau muống – Chuối tráng miệng |
2.7. Thực đơn ngày chủ nhật cho người bệnh gút
Chủ nhật người bệnh có nhiều thời gian để làm những món ăn cầu kỳ hơn.
bữa sáng | BỮA TRƯA | BỮA TỐI |
– 1 suất bún chả
– 1/2 quả táo |
– 1 bát cơm tấm
– 100g cá bống kho – 150g củ cải luộc – Bưởi tráng miệng |
– 1 bát cơm trắng
– 100g thịt lợn nướng – 1 bát con salad rau quả trộn dầu oliu – Thanh long tráng miệng |
3. Một số lưu ý
Trong quá trình xây dựng thực đơn cho người bị gout giai đoạn đầu cũng như các giai đoạn khác hoặc mạn tính, cần lưu ý:
- Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn.
- Ăn đúng giờ, đủ bữa. Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối.
- Giảm cân khoa học nếu bị thừa cân. Chế độ ăn kiêng giảm cân cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng.
- Kết hợp tập luyện hợp lý. Tốt nhất là tập luyện đều đặn 30 phút/ngày một cách vừa sức.
- Xây dựng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong ngày. Ngủ đủ giấc. Tránh tối đa căng thẳng, lo lắng.
- Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp.
Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gút nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn về chế độ ăn uống của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề có liên quan tới bệnh gout hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.
XEM THÊM
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh gout: Thực phẩm nên ăn, thực phẩm nên tránh
https://www.healthline.com/nutrition/best-diet-for-gout - Chế độ ăn kiêng cho bệnh gút: Cái gì được phép, cái gì không
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gout-diet/art-20048524
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.