Tê lòng bàn chân là bệnh gì? 13 Nguyên nhân và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Tê lòng bàn chân là bệnh gì? 13 Nguyên nhân và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Linh Chi

    21/08/21

    Việc hay bị tê lòng bàn chân khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Tê lòng bàn chân là bệnh gì cũng là thắc mắc của bạn Nguyễn Lan Chi (Cầu Giấy, Hà Nội) gửi tới chuyên gia nhờ giải đáp. Hãy cùng đến với những lý giải của Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng trong bài viết sau.

    5/5 - (532 bình chọn)

    1. Tê lòng bàn chân là bệnh gì?

    Tê lòng bàn chân là tình trạng mất cảm giác, rối loạn cảm giác ở dưới lòng bàn chân. Nó có thể đi kèm với các biểu hiện khác. Tình trạng này gây khó chịu, cản trở vận động. Quan trọng hơn nó gây tâm lý bất an cho người thường xuyên bị đau tê lòng bàn chân.

    tê lòng bàn chân là bệnh gì

    2. Triệu chứng tê lòng bàn chân

    • Bạn có thể bị tê lòng bàn chân trái, tê lòng bàn chân phải hoặc cả hai. Tình trạng tê có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài.
    • Cảm giác như kim châm, kiến bò dưới da
    • Ngứa ran
    • Có thể đau nhức

    3. Nguyên nhân tê lòng bàn chân

    Hiện tượng tê lòng bàn chân xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đôi khi là do tư thế sai. Trường hợp này không đáng ngại. Tuy nhiên, tê nhức lòng bàn chân có thể xuất phát từ vấn đề bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    3.1. Sai tư thế

    Trong sinh hoạt, lao động nhiều khi bạn sẽ gặp phải tình trạng tê lòng bàn chân thoáng qua. Nguyên nhân phổ biến là: ngồi trên bàn chân, quỳ hoặc ngồi lâu, ngồi vắt chéo chân, mang giày quá chật… Lúc này lưu lượng máu cung cấp cho chi dưới giảm, áp lực lên dây thần kinh tăng.

    sai tư thế gây tê lòng bàn chân thoáng qua

    Ngồi vắt chéo chân có thể gây tê lòng bàn chân

    3.2. Lạm dụng bia rượu

    Đây là lý do khiến những người nghiện rượu bị tê buốt lòng bàn chân kéo dài. Bởi chất độc hại trong bia rượu tàn phá dây thần kinh ở bàn chân. Thêm vào đó, uống nhiều bia rượu còn gây thừa cân, béo phì.

    3.3. Chấn thương

    Chấn thương ở bàn chân, mắt cá chân sẽ trực tiếp gây đau và có khả năng làm tê lòng bàn chân. Ngoài ra, chấn thương cột sống thắt lưng, hông, mông làm tổn thương dây thần kinh chạy xuống chân. Từ đó tác động tới lòng bàn chân.

    3.4. Thừa cân, béo phì

    Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ làm tăng áp lực lên chân. Bên cạnh đó, người béo phì có khả năng cao bị dư thừa mỡ trong thành mạch máu. Từ đó làm hẹp mạch, gây giảm lưu lượng máu đến bàn chân.

    Béo phì gây tê lòng bàn chân

    Thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên chân

    3.5. Nhiễm độc

    Mặc dù là nguyên nhân hiếm gặp nhưng bạn cần cảnh giác với nguy cơ bị nhiễm độc. Việc nhiễm thủy ngân, asen, thalium có thể gây tê lòng bàn chân. Các chất này có thể xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm, nước, không khí…

    3.6. Hội chứng đường hầm cổ chân

    Đây là câu trả lời cho thắc mắc tê lòng bàn chân là bệnh gì. Bệnh xuất hiện khi dây thần kinh chày sau trong cổ chân bị chèn ép. Người bệnh sẽ bị đau nhức, tê, ngứa ở mắt cá chân, bàn chân, gót chân và lòng bàn chân.

    3.7. Bệnh động mạch ngoại biên

    Mạch máu ngoại biên có nhiệm vụ cung cấp máu cho tay và chân. Nếu mạch máu này bị tắc nghẽn sẽ làm giảm lưu lượng máu tới các chi.

    3.8. Đau thần kinh tọa

    Đau dây thần kinh tọa là tình trạng đau ở dây thần kinh kéo dài từ thắt lưng xuống lòng bàn chân. Cơn đau do bệnh này sẽ chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Ngoài cảm giác châm chích ở bàn chân, nó có thể kèm theo tê, yếu lưng, mông. Nặng hơn là rối loạn kiểm soát bàng quang.

    Đau dây thần kinh tọa gây tê lòng bàn chân

    Đau dây thần kinh tọa gây cảm giác châm chích ở bàn chân

    3.9. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

    Khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thắt lưng bị thoát ra khỏi vị trí bình thường nó sẽ chèn ép lên dây thần kinh. Trong đó tác động lên cả dây thần kinh đi tới lòng bàn chân, gây đau, tê bì chân.

    3.10. Đau cơ xơ hóa

    Căn bệnh mạn tính này gây đau ở phần mềm, cơ, gân, dây chằng. Các triệu chứng bao gồm đau nhức, mệt mỏi, chân không yên, trầm cảm, mất ngủ, suy giảm trí nhớ. Người bệnh có thể bị tê lòng bàn chân khi ngủ.

    3.11. Đa xơ cứng

    Theo bác sĩ chuyên khoa Heidi Moawad, đa xơ cứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công hệ thần kinh trung ương. Khi mắc phải căn bệnh này, bạn có thể nhìn mờ, nhìn đôi, nói lắp, mệt mỏi. Đối với chuyển động, bạn có thể tê chân, yếu cơ, khó giữ thăng bằng.

    3.12. Biến chứng thần kinh do tiểu đường

    Nếu bạn bị tiểu đường và băn khoăn lòng bàn chân bị tê là bệnh gì thì đừng bỏ qua nguyên nhân biến chứng do hàm lượng đường trong máu cao. Nó sẽ gây tổn thương dây thần kinh kéo theo cảm giác đau, ngứa ran, tê lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nếu tình trạng này nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất cảm giác, liệt các chi.

    3.13. Đột quỵ

    Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần được cấp cứu kịp thời. Đột quỵ sẽ gây ra một loạt các dấu hiệu mà bạn có thể nhận ra.

    • Đau đầu dữ dội
    • Chóng mặt
    • Tê cứng một nửa mặt
    • Mất thị lực
    • Nhầm lẫn đột ngột
    • Khó nói
    • Mất ý thức
    • Tê, mất cảm giác một nửa cơ thể. Trong đó có tê lòng bàn chân phải hoặc tê lòng bàn chân trái.
    Tê lòng bàn chân có thể do đột quỵ

    Đột quỵ là trường hợp cần cấp cứu kịp thời

    4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

    Nếu gặp phải một trong các tình trạng sau, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay:

    • Tê lòng bàn chân kéo dài trên 3 ngày
    • Triệu chứng tê nghiêm trọng và tăng dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà
    • Đi kèm với các triệu chứng khác như: đau nhức các vùng khác, yếu cơ, khó vận động, chóng mặt, đau đầu, mơ hồ…

    5. Chẩn đoán

    Khi tới gặp bác sĩ bạn sẽ được hỏi một số câu hỏi về triệu chứng bệnh, cảm giác của bản thân, các bệnh đã mắc trước đó. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân của bạn và áp dụng một số biện pháp khác.

    • Chụp X-quang: kiểm tra tổn thương xương khớp
    • Chụp CT: hình ảnh chi tiết của xương, khớp, mô mềm
    • Chụp MRI: cung cấp hình ảnh mô mềm, mạch máu, dây thần kinh, cấu trúc xương khớp
    • Chụp tủy đồ
    • Điện cơ, xét nghiệm dẫn truyền thần kinh
    • Xét nghiệm máu

    6. Cách trị tê lòng bàn chân

    Để điều trị đạt hiệu quả trước hết cần xác định đúng nguyên nhân. Tùy từng lý do mà cách điều trị sẽ khác nhau. Nếu xuất phát từ thói quen xấu, lạm dụng rượu bia, thừa cân thì chỉ cần loại bỏ những vấn đề này. Đối với trường hợp xuất phát từ bệnh lý cần điều trị theo phác đồ.

    6.1. Xoa bóp bấm huyệt

    Xoa bóp kết hợp với bấm huyệt nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp này sẽ tăng cường lưu thông máu, giãn cơ, giảm sức ép cho dây thần kinh.

    xoa bóp bấm huyệt trị tê lòng bàn chân

    Xoa bóp bấm huyệt giúp tăng lưu thông máu, giãn cơ, giảm sức ép lên dây thần kinh

    6.2. Chườm lạnh

    Chườm lạnh đặc biệt có tác dụng trong trường hợp chấn thương, chèn ép dây thần kinh. Nó giúp giảm đau, giảm sưng, ngăn ngừa bầm tím. Đây cũng là phương pháp dễ thực hiện. Bạn chỉ cần một túi đá hoặc một chiếc khăn mỏng để bọc đá chườm trong 15 phút. Lưu ý là không chườm lên vết thương hở.

    6.3. Sử dụng thiết bị hỗ trợ

    Đôi khi bạn sẽ được chỉ định dùng các thiết bị hỗ trợ cho quá trình điều trị. Đó có thể là nẹp, tất hoặc giày được thiết kế đặc biệt. Chúng giúp giảm đau, giảm tê cho người bệnh.

    băng cuốn hỗ trợ trị tê lòng bàn chân

    Đôi khi bạn sẽ được chỉ định dùng các thiết bị hỗ trợ

    6.4. Thuốc tây

    Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần có sự chỉ định của bác sĩ. Bạn không được tự ý uống và thay đổi liều lượng. Các loại thuốc có thể sử dụng là:

    • Thuốc giảm đau thần kinh
    • Corticosteroid: thường được chỉ định điều trị bệnh đa xơ cứng, đau thần kinh tọa. Nó có 2 dạng tiêm hoặc uống.
    • Gabapentin và Pregabalin: Loại thuốc này tác động tới tín hiệu dẫn truyền thần kinh. Thường sẽ được chỉ định cho người bị tê lòng bàn chân do biến chứng tiểu đường, đau cơ xơ hóa, đa xơ cứng.
    • Thuốc chống trầm cảm: Duloxetine, Milnacipran…

    6.5. Bài thuốc dân gian chữa tê lòng bàn chân tại nhà

    Từ xa xưa, cha ông ta có nhiều bài thuốc để chữa trị tình trạng tê lòng bàn chân. Các bài thuốc này có ưu điểm là dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí lại khá lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả chậm và chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ.

    • Ngâm chân nước muối gừng
    • Ngâm chân bằng lá lốt
    • Uống nước sắc dây đau xương
     thuốc dân gian chữa tê lòng bàn chân tại nhà

    Ngâm chân nước lá lốt có thể giúp giảm tê bì

    6.6. Phương pháp ngoại khoa

    Được chỉ định khi biện pháp nội khoa không mang lại kết quả, bệnh diễn biến trầm trọng. Trường hợp người bệnh bị tê đau kéo dài, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm bác sĩ cũng sẽ cân nhắc phẫu thuật.

    7. Cách phòng tránh tê lòng bàn chân

    Để không gặp phải hiện tượng khó chịu này, bạn cần loại bỏ các yếu tố có thể gây bệnh.

    • Từ bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt.
    • Giữ mức cân nặng ở giới hạn cho phép.
    • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng. Không uống rượu bia.
    • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.
    • Tuân thủ phác đồ điều trị nếu đang mắc các bệnh có thể gây tê lòng bàn chân.
    • Khám sức khỏe định kỳ.

    Trên đây là câu trả lời của chuyên gia chúng tôi dành cho bạn Lan Chi. Để đảm bảo an toàn bạn nên tới các cơ sở y tế thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Nếu cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ qua tổng đài 0865 344 349.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Tê lòng bàn chân là bệnh gì? 13 Nguyên nhân và cách điều trị”

    1. Thảo viết:

      Chào bác sĩ, gần đây em hay bị đau nhức lòng bàn chân . Xin bác sĩ tư vấn giúp ạ

      • Chào Thảo, gần đây em có gặp chấn thương gì không? Em có bị thừa cân hay tiền sử mắc một số bệnh lý về xương khớp không?
        Với biểu hiện mới gặp, bạn có thể tập một số bài tập massage cho chân, kiểm soát cân nặng nếu thừa cân, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học để theo dõi tình trạng.
        Nếu đã thay đổi và tình trạng không thuyên giảm, nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân và hướng xử lý kịp thời nhé
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nắn chỉnh cột sống có thật sự hiệu quả không? Chuyên gia phân tích 02/08/23
      Nắn chỉnh cột sống đang là phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp liên quan đến cột…
      Peptan là gì? Hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp 29/11/21
      Peptan là một thuật ngữ còn khá mới lạ với nhiều người. Đây là một dưỡng chất sinh học do…
      Khám phá ngay các loại cây chữa bệnh xương khớp cực kỳ hiệu quả 12/01/22
      Chữa bệnh xương khớp từ thảo dược tự nhiên là một trong những biện pháp an toàn, hiệu quả cho…
      Top 18 thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ phổ biến năm 2024 15/02/22
      Thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ là sản phẩm được không ít người tìm kiếm với mong muốn nâng…
      Xem thêm