Ngủ máy lạnh bị nhức đầu – Nguyên nhân và cách khắc phục
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Ngủ máy lạnh bị nhức đầu – Nguyên nhân và cách khắc phục

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    03/05/24

    Ngủ máy lạnh bị nhức đầu không phải là tình trạng hiếm gặp, khiến nhiều người “dị ứng” với thiết bị làm mát không khí này. Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn trong nhừng ngày hè nóng nực.

    5/5 - (10 bình chọn)

    1. Nằm điều hòa bị nhức đầu: Nỗi ám ảnh mỗi mùa hè

    “Mới chớm hè mà thời tiết oi nóng, không bật máy lạnh thì vừa nóng vừa bí, mà ngủ cả đêm máy lạnh sáng ra tôi bị nhức đầu, thậm chí có những hôm đầu quay quay, chóng mặt, mệt mỏi đến tận trưa.” – Chị Nguyễn Hương Th – 39 tuổi, Ba Đình, Hà Nội chia sẻ.

    Ngủ điều hòa bị nhức đầu không chỉ riêng chị Th mà rất nhiều người bị ám ảnh bởi tình trạng này. Mặc dù biết sáng ra có thể gặp những triệu chứng khó chịu, nhưng thời tiết mùa hè rất oi nóng, ngột ngạt. Vì thế, nằm điều hòa có lẽ là biện pháp bất khả kháng, nhất là đối với những gia đình đang sinh sống tại các đô thị, khu đông dân cư.

    Không chỉ nhức đầu, ngủ máy lạnh còn có thể gây khô mũi, sụt sịt, viêm đau họng, khiến người mệt mỏi, cảm giác như say sóng… rất khó chịu.

    2. Ngủ máy lạnh bị nhức đầu – Nguyên nhân do đâu?

    Điều hòa là thiết bị làm mát hoặc làm ấm và lưu thông không khí. Chúng được các gia đình, văn phòng, trung tâm thương mại, địa điểm công cộng… sử dụng chủ yếu trong những thời điểm nóng nực.

    tại sao ngủ máy lạnh bị nhức đầu

    Tuy nhiên, nhiều người cho biết khi ngủ điều hòa bị mệt, đặc biệt là nhức đầu, khó thở, buồn nôn… Vậy đâu là nguyên nhân gây tình trạng này?

    2.1 Do không khí quá khô gây mất nước

    Mở điều hòa một thời gian dài khiến không khí bị khô. Không bù ẩm thích hợp có thể khiến cơ thể mất nước qua lỗ chân lông. Mặt khác, đêm là thời điểm bạn ít khi để ý đến việc uống nước.

    Không được cung cấp lượng nước đầy đủ ảnh hưởng đến các hoạt động sống trong cơ thể. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt khi di chuyển.

    2.2 Ngủ điều hòa bị mệt do nhiệt độ phòng thấp

    Điều hòa được bật cả đêm trong một không gian hẹp như phòng ngủ sẽ khiến nhiệt độ giảm xuống thấp. Điều này có thể làm co các dây thần kinh và mạch máu trong não, từ đó dẫn đến tình trạng đau đầu, đau nửa đầu, mệt mỏi.

    2.3 Do thay đổi nhiệt độ đột ngột

    Bình thường, nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng từ 36,5 – 37 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ ngoài trời vào mùa hè có thể cao tới 40 – 41 độ C. Nhiệt độ phòng điều hòa thường duy trì thấp dưới 26 độ C; thậm chí có người đặt thấp đến 16 – 18 độ C.

    Sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ môi trường và nhiệt độ phòng ở mức lớn và đột ngột tới 8 – 9 độ C sẽ làm cho cơ thể không thích nghi kịp. Đặc biệt, khi bạn chuyển từ môi trường nóng vào môi trường lạnh đột ngột; các mạch máu trong não sẽ co lại để giữ ấm cho cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy lên não, gây ra nhức đầu.

    Ngoài ra, nếu thường xuyên di chuyển từ trong phòng lạnh ra ngoài và ngược lại cũng sẽ dễ bị đau đầu hơn; thậm chí bị cảm do mồ hôi tiết ra gặp lạnh.

    2.4 Nằm điều hòa bị buồn nôn do mùi và vi khuẩn phát ra từ điều hòa

    Sau một thời gian dài sử dụng, điều hòa sẽ bị tích tụ bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn… phía trong các bộ phận như màng lọc bụi, quạt gió, dàn nóng lạnh… Khi hoạt động, luồng gió sẽ cuốn bụi bẩn, nấm mốc và vi khuẩn này vào không khí; gây ra mùi hôi khó chịu.

    Chưa kể, những loại côn trùng, động vật như ruồi muỗi, gián, chuột… có thể bị cuốn hoặc tự chui vào điều hòa chết, phân hủy tạo thành mùi hôi thối.

    Điều hòa có mùi cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dùng cảm thấy khó chịu, nhức đầu khi ở trong không gian này một thời gian dài.

    2.5 Ngủ máy lạnh đau đầu do máy lạnh phát ra tiếng ồn

    Máy lạnh cũ, sử dụng lau ngày không bảo dưỡng hoặc lắp đặt sai quy cách… đều có thể phát ra tiếng ồn khi hoạt động. Một số trường hợp còn phát ra tiếng lạch cạch, ro ro cả đêm gây khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ.

    Đặc biệt, đối với những người khó ngủ, mất ngủ thì tiếng ồn gây nên bởi điều hòa không chỉ gây nhức đầu mà thậm chí còn mất ngủ.

    2.6 Do bạn bị viêm xoang

    Bệnh viêm xoang xuất hiện với những triệu chứng điển hình như chảy nhiều dịch mũi, nghẹt mũi, ù tai, hắt hơi, ho nhiều và viêm họng. Tất cả những triệu chứng này đều có thể gia tăng trong điều kiện thời tiết lạnh và thiếu hụt độ ẩm. Đây là lý do những bệnh nhân viêm xoang thường rất “nhạy” với điều hòa.

    Nếu bạn bị viêm xoang hoặc dị ứng xoang, ngủ máy lạnh có thể khiến cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Khi đường hô hấp gặp vấn đề, không ngoại trừ sẽ gây đau đầu, ù tai.

    3. Phân biệt đau đầu do nằm điều hòa và do nguyên nhân khác

    TIÊU CHÍ ĐAU ĐẦU DO NẰM ĐIỀU HÒA ĐAU ĐẦU DO NGUYÊN NHÂN KHÁC
    Thời điểm xuất hiện Khi bạn chuyển từ môi trường nóng bức bên ngoài vào phòng điều hòa mát lạnh, hoặc khi bạn ngủ trong phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp. Có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, không phụ thuộc vào môi trường xung quanh.

    Tuy nhiên, nằm điều hòa có thể sẽ khiến cơn đau đầu nặng hơn.

    ⭐Đặc điểm cơn đau đầu Thường là kiểu nhức đầu hai bên thái dương, hoặc đau đầu lan tỏa toàn bộ đầu. Có thể là bất kỳ kiểu đau nào, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
    ⭐Triệu chứng đi kèm Có thể kèm theo các triệu chứng khác như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, mệt mỏi… Có thể không có triệu chứng kèm theo, hoặc có thể có các triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
    ⭐Xử trí hiệu quả  Ra khỏi phòng điều hòa hoặc điều chỉnh nhiệt độ phòng cao hơn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, có thể cần sử dụng thuốc giảm đau, thay đổi lối sống, hoặc điều trị y tế.

    4. Cách nằm điều hòa không bị đau đầu

    Để hạn chế tình trạng ngủ điều hòa bị mệt, nhức đầu, cần lưu ý một số vấn đề sau:

    Cách nằm điều hòa không bị đau đầu

    4.1 Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp

    Nhiệt độ điều hòa nên để bao nhiêu là thích hợp? Điều này phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, thời tiết ở từng thời điểm… Tuy nhiên, theo khuyến cáo chung, nên để điều hòa ở mức nhiệt 25-27 độ C. Điều này không chỉ mang đến cảm giác dễ chịu, mát mẻ, không bị quá lạnh mà còn giúp bạn tiết kiệm điện.

    Khi bắt đầu chìm dần vào giấc ngủ, có thể điều chỉnh nhiệt độ cao hơn từ 1-2 độ để tránh tình trạng ngủ quên bị lạnh. Vào những ngày oi nóng, bạn nên để nhiệt độ phòng thấp hơn một chút. Ngược lại, những hôm thời tiết mát mẻ, có thể nhích nhiệt độ lên.

    4.2 Tăng độ ẩm không khí

    Máy lạnh hoạt động bằng cách làm lạnh không khí và loại bỏ độ ẩm, khiến không khí trong phòng trở nên khô hanh. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như: da khô, nứt nẻ, ngứa, kích ứng mắt, hắt hơi, ho, thậm chí viêm xoang. Do vậy, việc bù ẩm trong phòng điều hòa là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái.

    Biện pháp bù ẩm hiệu quả là sử dụng máy tạo độ ẩm bằng cách phun sương nóng hoặc lạnh. Không khí đủ ẩm sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu, làm dịu cổ họng, mũi, xoang, dịu da…

    4.3 Không nằm thẳng luồng không khí từ điều hòa

    Nhiều người có thói quen nằm thẳng luồng không khí tỏa ra từ điều hòa để cảm nhận hơi mát nhiều nhất. Tuy nhiên, việc tiếp xúc trực tiếp với luồng gió lạnh từ điều hòa có thể khiến các mạch máu trong đầu co lại, dẫn đến đau đầu, đặc biệt là ở những người nhạy cảm.

    Ngoài ra, luồng gió lạnh từ điều hòa có thể khiến các cơ bắp của bạn bị co lại, dẫn đến tình trạng đau nhức cơ bắp, tê bì chân tay. Da, niêm mạc mũi, họng cũng bị mất nước nhanh chóng gây khó chịu.

    4.4 Vệ sinh, bảo dưỡng máy điều hòa định kỳ

    Đối với điều hòa 1 chiều, thời gian bảo dưỡng, vệ sinh thích hợp là 1 lần/ năm. Điều hòa 2 chiều là 6 tháng/ lần. Nếu sử dụng thường xuyên, có thể tăng số lần bảo dưỡng, vệ sinh để điều hòa sạch sẽ và êm ái hơn. Điều này cũng giúp động cơ bền bỉ, tăng tuổi thọ của máy lạnh.

    4.5 Sử dụng thêm chăn mỏng, khăn quàng cổ nếu cần

    Nếu bạn bị viêm họng, xoang hoặc các vấn đề về hô hấp, cần rất chú ý đến nhiệt độ khi ở phòng điều hòa. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm chăn mỏng hoặc khăn cổ để giữ ấm những vị trí cần thiết. Điều này cũng mang lại tác dụng đáng kể, giúp bạn ngủ ngon và dễ chịu hơn.

    5. Một số lưu ý khác khi sử dụng điều hòa để hạn chế đau đầu

    Ngoài ra, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để việc sử dụng máy lạnh mang lại cảm giác dễ chịu mà không ảnh hưởng tới sức khỏe:

    • Tránh chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời. Ban đầu, có thể để nhiệt độ cao một chút, sau đó giảm dần để không bị sốc nhiệt.
    • Người già nên để nhiệt độ phòng cao hơn so với người trẻ, lý tưởng ở mức 25-27 độ.
    • Đối với trẻ em, kiểm tra nhiệt độ phòng thường xuyên để phù hợp với thân nhiệt trẻ.
    • Sử dụng kết hợp các chế độ khác nhau của điều hòa như chế độ gió, chế độ ngủ, hong khô… để phù hợp với thời tiết.
    • Không nên lạm dụng điều hòa trong điều kiện thời tiết mát mẻ; có thể mở cửa sổ cho thoáng phòng.

    Trên đây là những thông tin lý giải tại sao nằm máy lạnh bị đau đầu và phương pháp giúp hạn chế tình trạng trên. Quan trọng, bạn cần xác định nguyên nhân vì sao mình bị khó chịu khi ngủ trong môi trường điều hòa; từ đó có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Xây xẩm mặt mày là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 04/04/24
      Gần đây chúng tôi có nhận được câu hỏi của cô Phan Thùy Trang (45 tuổi, thành phố Vũng Tàu)…
      [Review] Thuốc trị mất ngủ Kinoko Nhật Bản có tốt không? Giải đáp từ A-Z 21/12/23
      Tôi đang phân vân mua thuốc trị mất ngủ Kinoko Nhật Bản và thuốc trị mất ngủ Gaba của Nhật…
      [CẢNH BÁO] Tác dụng phụ của thuốc ngủ – Trường hợp nào nguy hiểm? 10/04/24
      Mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây cảm giác uể oải, mệt mỏi, thậm chí…
      Mất ngủ ở người trung niên: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp 12/06/24
      Mất ngủ ở người trung niên là một trong những vấn đề sức khỏe được quan tâm đặc biệt. Mất…
      Xem thêm