Suy nghĩ nhiều quá có tác hại gì? Làm sao để thư giãn đầu óc?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Suy nghĩ nhiều quá có tác hại gì? Làm sao để thư giãn đầu óc?

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    19/09/24

    Suy nghĩ nhiều quá có tác hại gì? Hầu hết các cơ quan trong cơ thể như tim mạch, thần kinh, hệ thống miễn dịch… đều bị ảnh hưởng nếu bạn thường xuyên ở trong trạng thái lo lắng, suy nghĩ một cách thái quá.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Như thế nào được coi là suy nghĩ quá nhiều

    Suy nghĩ quá nhiều được các bạn trẻ hiện nay gọi là “overthinking”. Đây là trạng thái tâm lý xảy ra phổ biến ở nhiều người, gây ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, thế nào được gọi là suy nghĩ nhiều quá?

    Suy nghĩ nhiều quá là tình trạng thường xuyên đắm chìm trong suy nghĩ về một vấn đề nào đó, đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Thay vì hành động, họ lại liên tục phân tích, đánh giá và lo lắng về những điều có thể xảy ra.

    Dấu hiệu của việc suy nghĩ quá nhiều:

    • Không thể ngừng suy nghĩ về một vấn đề: Dù cố gắng vẫn không thể dứt khỏi những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng.
    • Căng thẳng, lo âu: Suy nghĩ quá nhiều khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
    • Khó đưa ra quyết định: Bạn phân tích quá kỹ lưỡng mọi tình huống, khiến việc đưa ra quyết định trở nên khó khăn.

    2. Suy nghĩ nhiều quá có tác hại gì?

    Suy nghĩ là hoạt động thường xuyên của não bộ. Trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, con người luôn không ngừng phải tư duy, suy nghĩ. Tuy nhiên, nếu thường xuyên suy nghĩ quá nhiều, suy nghĩ tiêu cực sẽ gây ra rất nhiều tác hại.

    suy nghĩ nhiều quá gây tác hại gì

    2.1 Suy nghĩ nhiều quá gây đau đầu

    Khi não bộ hoạt động căng thăng liên tục để suy nghĩ, các chất dẫn truyền thần kinh bị rối loạn. Nồng độ endorphin – hormone giảm đau – sụt giảm làm tăng cảm giác đau. Suy nghĩ liên tục cũng có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu lên não, gây đau đầu.

    Các triệu chứng thường gặp là đau đầu âm ỉ; căng tức ở hai bên thái dương hoặc toàn bộ vùng đầu; cảm giác nặng đầu, căng tức khó chịu, chóng mặt, hoa mắt…

    2.2 Suy nghĩ nhiều quá có tác hại gì? Gây căng thẳng, stress

    Suy nghĩ quá nhiều không phải lúc nào cũng giúp bạn giải quyết vấn đề tốt. Đôi khi, điều này còn khiến bạn cảm thấy căng thẳng, áp lực, thậm chí rối bời hơn.

    Khi não bộ suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá; cơ thể sẽ tự động phản ứng bằng cách tăng cường hormone căng thẳng. Điều này dẫn đến nhiều triệu chứng; trong đó tiêu biểu là đau đầu, mệt mỏi, căng tức cơ… và những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, tức giận, nổi nóng…

    2.3 Suy nghĩ quá nhiều gây mất ngủ

    Suy nghĩ nhiều có tác hại gì? Mất ngủ là một trong những tác hại ảnh hưởng đến hầu hêt những người hay suy nghĩ nhiều.

    Nguyên nhân được xác định là do hoạt động suy nghĩ (tư duy) khiến cho não bộ bị kích thích quá mức dẫn đến hiện tượng giảm serotonin và melatonin.

    Suy nghĩ nhiều và mất ngủ là một vòng luẩn quẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống. Càng thức khuya, chúng ta càng có nhiều thời gian để suy nghĩ, và càng suy nghĩ thì lại càng khó ngủ hơn.

    Xem thêm Mất ngủ là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, giải pháp

    2.4 Gây tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

    Khi căng thẳng, cơ thể giải phóng các hormone như cortisol và adrenaline, làm tăng nhịp tim và co mạch máu, gây tăng huyết áp. Căng thẳng kéo dài còn có thể khiến tim đập nhanh, loạn nhịp tim.

    Nguy cơ xơ vữa động mạch cũng có thể xảy ra khi não bộ liên tục căng thẳng. Điều này làm tăng mức cholesterol xấu, tăng nguy cơ hình thành mảng bám trong động mạch, gây xơ vữa.

    Ở những người có bệnh mạch vành, căng thẳng có thể kích hoạt cơn đau thắt ngực và thậm chí dẫn đến nhồi máu cơ tim.

    2.5 Suy nghĩ nhiều quá có tác hại gì? Gây suy nhược thần kinh

    Khi các tế bào thần kinh phải hoạt động liên tục để suy nghĩ, chức năng của vỏ não dần bị rối loạn hay còn gọi là suy nhược thần kinh. Đây là vấn đề ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, khi chúng ta phải đối mặt với nhiều áp lực và lo âu.

    Những biểu hiện thường gặp của suy nhược thần kinh là tâm trạng thất thường, thường xuyên lo lắng, buồn bã, chán nản. Về sinh học, nhịp tim có thể tăng bất thường, thân nhiệt lúc nóng lúc lạnh…

    2.6 Giảm trí nhớ

    Suy nghĩ nhiều quá có tác hại gì? Ngoài những tác hại trên, trí nhớ và khả năng tập trung cũng sẽ suy giảm.

    Suy nghĩ nhiều còn gây stress và dẫn đến tăng hormone cortisol. Hormone này khiến cho lượng máu tuần hoàn về tim và phổi tăng nhưng lại giảm lưu lượng máu ở não bộ và những cơ quan khác.

    Não bộ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất sẽ xảy ra hiện tượng suy nhược và thoái hóa, hoạt động kém dẫn đến trí nhớ giảm.

    2.7 Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

    Có thể bạn không ngờ tới nhưng suy nghĩ nhiều có thể tác động tiêu cực đến các tế bào thần kinh gây rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến chúng trở nên bất thường.

    Ngoài ra, suy nghĩ quá nhiều còn làm gia tăng hormone cortisol. Hormone này làm giảm nồng độ prostaglandin ở niêm mạc dạ dày. Điều này khiến hàng rào bảo vệ niêm mạc suy giảm, tạo điều kiện cho dịch vị ăn mòn và xâm lấn, dẫn đến hiện viêm loét dạ dày – tá tràng.

    2.8 Gây khô da, nám sạm

    Collagen và elastin là các loại protein quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi. Khi bạn suy nghĩ nhiều, sản xuất collagen và elastin giảm khiến da dễ bị chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn.

    Suy nghĩ nhiều, tâm trạng nặng nề cũng khiến hắc sắc tố melanin tăng, gây nám sạm, đen da. Căng thẳng có thể làm tăng hoặc giảm tiết bã nhờn; dẫn đến da nhờn hoặc da khô, dễ mọc mụn và viêm nhiễm.

    2.9 Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý

    Suy nghĩ quá nhiều làm tăng nồng độ cortisol và gây rối loạn các tuyến nội tiết như tuyến giáp, hệ trục não bộ – tuyến yên, buồng trứng (đối với nữ giới) và tinh hoàn (đối với nam giới).

    Hậu quả của tình trạng này là gây rối loạn nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm ham muốn và chức năng tình dục, khó đạt cực khoái,…

    Nếu trong độ tuổi sinh đẻ, suy nghĩ nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ.

    3. Bí quyết để thư giãn đầu óc, giải tỏa căng thẳng

    Gạt bỏ hoàn toàn những suy nghĩ tiêu cực không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên, những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn phần nào giải tỏa căng thẳng; lấy lại sự cân bằng:

    bí quyết thư giãn đầu óc, giảm suy nghĩ nhiều

    • Thực hiện thường xuyên các kỹ thuật thư giãn: thiền, yoga, nghe nhạc, hít thở sâu…
    • Xây dựng các thói quen lành mạnh như làm việc khoa học, làm việc theo kế hoạch để tránh quá tải…
    • Hạn chế xem điện thoại, máy tính trước khi ngủ để cơ thể được thư giãn
    • Tạo không gian sống thoải mái, tránh bí bách…
    • Đừng quá cầu toàn, học cách chấp nhận sự không hoàn hảo
    • Tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè, người thân hoặc chuyên gia tâm lý nếu bạn không thể tự mình thoát ra khỏi tình trạng này…

    Bên cạnh đó, các thảo dược giúp an thần, tĩnh tâm, bớt lo âu cũng có thể mang lại tác dụng tốt. Liên hệ ngay hotline 1800 28 28 85 để được tư vấn cụ thể.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cam thảo có tác dụng gì? Liều dùng và cách dùng hiệu quả 05/02/24
      Cam thảo là vị thuốc quen thuộc với rất nhiều người. Nhờ vào tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế,…
      Mẹo chữa đánh trống ngực, giảm nhịp tim nhanh chóng 10/01/24
      Đánh trống ngực dồn dập gây cảm giác khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an. Nếu…
      Trầm cảm nên ăn gì, kiêng gì? Chuyên gia chỉ 15 thực phẩm này 16/10/24
      Trầm cảm nên ăn gì, kiêng gì là thắc mắc của nhiều người khi mắc bệnh lý này. Bởi, chế…
      Suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp 03/04/24
      Suy nhược thần kinh là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên…
      Xem thêm