Táo bón ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Táo bón ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    21/10/23

    Người cao tuổi, hệ tiêu hóa kém hoạt động, dễ gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là chứng táo bón. Tình trạng này gây ra nhiều phiền toái cho sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Vậy chứng táo bón ở người già do đâu? Cách điều trị như thế nào? Có biện pháp phòng ngừa hay không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.

    5/5 - (179 bình chọn)

    1. Tình trạng táo bón ở người già là gì?

    Cũng như các trường hợp bị táo bón khác, bệnh táo bón ở người già được xác định khi quá 3 ngày chưa đi đại tiện hoặc 1 tuần đi cầu dưới 3 lần, kèm theo các triệu chứng đau quặn bụng, phân rắn hoặc khô cứng, khó đi cầu.

    Ngoài ra, táo bón cũng được xác định khi người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng đi không hết, phân cứng, lắt nhắt.

    táo bón ở người già

    Theo số liệu nghiên cứu, tình trạng táo bón diễn ra phổ biến ở người trên 60 tuổi, ước tính có đến 50% người già trong viện dưỡng lão gặp vấn đề này. Vì vậy, người già cần chú ý sức khỏe, bổ sung thực phẩm cần thiết để phòng ngừa chứng táo bón. 

    Xem thêmTáo bón – Tìm hiểu nguyên nhân và thuốc điều trị

    2. Nguyên nhân nào khiến người già bị táo bón?

    Bệnh táo bón ở người già có thể xảy ra do tác động của nhiều nguyên nhân, trong đó điển hình là:

    2.1. Hệ tiêu hóa bị suy giảm do tuổi tác

    Tuổi càng cao, quá trình lão hóa diễn ra càng mạnh mẽ, khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém. Sự lão hóa chung của cơ thể sẽ gây suy yếu các cơ ở vùng bụng và sàn chậu. Lúc này, nhu động ruột giảm đi khiến cho phân di chuyển bên trong ruột diễn ra chậm, khi đến hậu môn phân thường khô cứng và khó đào thải ra ngoài. Từ đó, gây ra tình trạng táo bón phổ biến.

    2.2. Chế độ dinh dưỡng thiếu xơ

    Đây là nguyên nhân phổ biến khiến cho người già bị táo bón. Nhiều người có thói quen ít ăn rau xanh, hoa quả tươi hoặc kiêng khem quá mức do đang điều trị bệnh nào đó. Hay ăn ít hoặc chán không muốn ăn khiến cho chất cặn bã ít, phân ít không tạo ra được sự phản xạ co bóp đại tràng dẫn đến táo bón.

    Ngoài ra, không ít người cao tuổi có sở thích ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo như: bơ, sữa, đường tinh luyện, thức ăn cay, nóng… cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón.

    chế độ dinh dưỡng không hợp lý

    Người già, chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, chán ăn

    2.3. Do uống ít nước

    Nước là một yếu tố quan trọng trong quá trình tiêu hóa và đào thải. Nếu uống ít nước, ruột sẽ hút nước từ phân để duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Điều này làm cho phân trở nên khô và cứng hơn.

    Người lớn tuổi thường có cảm giác khát nước kém hơn, do đó mà uống ít nước hơn.

    2.4. Tác dụng phụ của thuốc tây

    Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm chậm nhu động ruột hoặc làm khô phân, khó đi tiêu.

    Các loại thuốc này bao gồm thuốc chống đau, thuốc chống viêm, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc chống Parkinson, thuốc chống táo bón quá liều….

    Ở người lớn tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh lý khác nhau.

    2.5. Người cao tuổi ít vận động

    Người lớn tuổi thường có xu hướng ít vận động hoặc không vận động gì. Điều này làm giảm sự kích thích của cơ bụng và ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và đào thải.

    Ngoài ra, người già, người cao tuổi cũng có thể nhịn đi đại tiện do sợ đau hoặc do không tiện. Điều này làm cho phân ứ đọng trong ruột và trở nên khô cứng hơn.

    2.6. Do bệnh lý

    Táo bón ở người già cũng có thể liên quan đến các bệnh lý mạn tính khác đang mắc phải. Một số tình trạng bệnh thường gặp ở người cao tuổi có khả năng dẫn đến táo bón là đái tháo đường, suy thận mạn, rối loạn điện giải, suy giáp, bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống, bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, ung thư….

    Táo bón cũng là một triệu chứng thường xảy ra ở những người bị các bệnh lý tiêu hóa khác, như hội chứng ruột kích thích (IBS – C), viêm đại tràng, bệnh Crohn. Khi bị táo bón, người bệnh còn có các dấu hiệu khác như đau bụng, đầy hơi, bụng cứng…

    Nếu là do nguyên nhân này, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa.

    3. Triệu chứng

    Người cao tuổi nên chú ý tới tình trạng sức khỏe để sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời. Với tình trạng táo bón, người bệnh thường gặp phải những triệu chứng sau:

    Triệu chứng BIỂU HIỆN CHI TIẾT
    ✅ Tình trạng phân khô, cứng Phân đào thải ra ngoài bị rắn cứng, vón cục, đôi khi có lẫn máu tươi.
    ✅ Tần suất đi đại tiện Số lần đi cầu ít hơn 3 lần/ tuần.
    ✅ Đau bụng, khó chịu Đau bụng, bụng phình to, có cảm giác chán ăn, chướng bụng. Thi thoảng đầy hơi, khó tiêu.
    ✅ Căng thẳng, stress Gặp căng thẳng khi đi đại tiện, phải dùng sức để rặn, tống phân ra ngoài và sợ cảm giác đau rát hậu môn khi đi đại tiện.
    ✅ Cảm giác đi tiêu không hết Mỗi lần đi đại tiện có cảm giác phân chưa hết, vẫn muốn đi tiếp.
    ✅ Tính tình thay đổi Mệt mỏi, uể oải, thường xuyên cáu gắt

    4. Táo bón ở người già có nguy hiểm không?

    Người già bị táo bón thường chỉ kéo dài vài ngày đến một tuần sẽ hết. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra thường xuyên và không có biện pháp khắc phục sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm sau:

    4.1. Táo bón dẫn đến ứ đọng phân

    Phân không thể thoát ra ngoài, ứ đọng trong ruột già. Lâu dần, chúng sẽ trở nên khô cứng, gây tắc nghẽn bên trong, ảnh hưởng tới sức khỏe.

    táo bón ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

    Các biến chứng có thể xảy ra khi người cao tuổi mắc táo bón

    4.2. Dẫn đến bệnh trĩ

    Trĩ là sự giãn nở của các mạch máu ở hậu môn hoặc đại tràng dưới. Khi bị táo bón, người cao tuổi phải rặn mạnh để đẩy phân ra, làm tăng áp lực lên các mạch máu này và gây ra trĩ. Trĩ có thể gây ra các triệu chứng như đau, ngứa, chảy máu ở hậu môn.

    4.3. Rò hậu môn

    Người bị táo bón thường có phân khô cứng, dùng sức để đào thải ra ngoài gây rò hậu môn, hình thành vết rách hậu môn. Nếu không phát hiện và chăm sóc kịp thời sẽ gây nhiễm trùng và rò hậu môn nghiêm trọng.

    4.4. Biến chứng sa trực tràng

    Biến chứng nguy hiểm mà người già có thể gặp phải là sa trực tràng. Hiện tượng này xảy ra khi bệnh trĩ không được phát hiện và điều trị đúng cách. Tình trạng này được hiểu là các búi trĩ thò ra khỏi hậu môn.

    4.5. Tắc nghẽn đại tràng

    Táo bón lâu ngày có thể dẫn đến tắc nghẽn đại tràng. Đây là một tình trạng nguy hiểm, khi phân bị tích tụ quá nhiều trong đại tràng và không thể đào thải được.

    Tắc nghẽn đại tràng có thể gây ra các triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt, rối loạn thần kinh. Nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm ruột thừa, viêm nhiễm đại tràng, vỡ ruột.

    4.6. Suy giảm chức năng miễn dịch

    Khi bị táo bón, người cao tuổi có thể bị mất cân bằng vi khuẩn trong ruột, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm khác.

    5. Cách chẩn đoán táo bón ở người cao tuổi

    Để chẩn đoán táo bón ở người già, bác sĩ sẽ tiến hành:

    • Hỏi về lịch sử sức khỏe và triệu chứng của người bệnh
    • Thăm khám kiểm tra vùng bụng và hậu môn

    Thực hiện các xét nghiệm:

    • Xét nghiệm phân: tìm các dấu hiệu của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, máu hoặc chất nhầy trong phân
    • Xét nghiệm máu: kiểm tra các chỉ số như đường huyết, chức năng gan thận, điện giải, sắt, vitamin B12, folate và chức năng giáp
    • Nội soi đại tràng: quan sát trực tiếp niêm mạc đại tràng bằng một ống nhỏ có camera ở đầu được đưa qua hậu môn
    • Chụp X-quang hoặc siêu âm bụng: xem có bất thường nào ở các cơ quan bụng như ruột, túi mật, tụy…
    • Chức năng rỗng ruột: đo sự co bóp của ruột khi chuyển phân qua đường tiêu hóa

    Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra táo bón hoặc biến chứng của táo bón. Bác sĩ cũng sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để lập ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

    6. Phương pháp điều trị táo bón ở người già

    Để cải thiện tình trạng táo bón, người cao tuổi có thể tham khảo các phương pháp điều trị dưới đây:

    6.1. Sử dụng thuốc tây giúp nhuận tràng

    Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc để giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột hoặc làm giảm sự hấp thu nước của ruột. Các loại thuốc này bao gồm:

    6.1.1. Nhóm thuốc nhuận tràng tạo khối

    Đây là nhóm thuốc tác động tại chỗ với tính năng hòa tan trong nước, giúp phân hấp thụ nước và mềm ra, dễ đi hơn. Thuốc có tác dụng sau 1-3 ngày uống.

    Một số loại thuốc nhuận tràng cơ học như: Citrucel (bột uống 364 mg/g, 105 mg/g); viên nén Methylcellulose 500mg; Normacol (vi hạt uống 6,1/10 g), 2 – 4 gói/ngày)…

    6.1.2. Nhóm thuốc thẩm thấu

    Trong thành phần của nhóm thuốc này có chứa đường và muối vô cơ, có tác dụng giữ nước trong ruột, làm mềm phân và kích thích đi vệ sinh.

    Một số nhãn thuốc thường gặp như: Duphalac (siro 50%/15 ml, 200 ml);  Sorbitol Delalande (bột uống 5 g ); Microlax (ống bơm trực tràng); Forlax (gói bột uống)…

    Thuốc Duphalac nhuận tràng

    Thuốc Duphalac nhuận tràng

    6.1.3. Thuốc tăng cường nhu động ruột

    Có chứa thành phần dầu khoáng, thường dùng dưới dạng ống tiêm bơm vào hậu môn, kích thích nhu động ruột hoạt động và tống phân ra ngoài chỉ sau thời gian ngắn.

    Biệt dược thường được chỉ định: Agoral Plain (hỗn dịch uống 1,4 g/5 ml).

    6.1.4. Nhóm thuốc nhuận tràng làm mềm phân

    Nhóm thuốc này có tính năng kích thích bài tiết nước và các chất điện giải vào ruột non và ruột già. Nhờ đó, phân được làm mềm và ẩm, giúp phân di chuyển dễ dàng. Thuốc tác dụng khá chậm (sau vài ngày). Một số biệt dược thường được bác sĩ chỉ định:

    – Doxinate ( viên nang 240 mg, siro 50 mg/ml)

    – Norgalax (ống bơm trực tràng chứa 120 mg)

    – Cholen HMB (viên nén 130 mg)

    – Decholin (viên nén 250 mg)…

    Nhược điểm: Các loại thuốc tây kể trên có thể gây ra đầy bụng, đầy hơi hoặc đau quặn bụng và tiêu chảy khi đi ngoài. Thậm chí có thể làm tổn thương niêm mạc trực tràng nếu sử dụng dài ngày.

    6.2. Mẹo dân gian cải thiện táo bón tại nhà

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, các trường hợp táo bón nhẹ có thể tham khảo các bài thuốc dân gian “cây nhà lá vườn” tại nhà.

    6.2.1. Nha đam (hay lô hội)

    Công dụng: Dưỡng ẩm, làm dịu và mềm vùng da khô hoặc bỏng rát, đồng thời có công dụng nhuận tràng, giúp hỗ trợ chữa bệnh táo bón ở người già.

    Cách thực hiện: Lá nha đam, rửa sạch, gọt vỏ và lấy phần gel bên trong. Sau đó, cắt thành từng miếng nhỏ cho vào nồi đun cùng với lượng nước vừa đủ đến khi sôi

    6.2.2. Dùng mật ong

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mật ong ngoài công dụng kháng khuẩn còn bổ sung lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.

    Cách giảm táo bón bằng mật ong, người già có thể uống thử 2 thìa mật ong mỗi lần, ngày uống 3 lần. Trường hợp tổn thương đường tiêu hóa, có thể pha 1-2 thìa mật ong với nước ấm, uống khi còn đói (trước khi ăn 30 phút).

    6.2.3. Khoai lang giúp nhuận tràng

    Với thành phần chất xơ, vitamin nhóm B, C cùng một số loại khoáng chất như: Protid, lipid, glucid… khoai lang không chỉ cải thiện tình trạng táo bón mà còn tốt cho sức khỏe.

    Người già có thể cải thiện táo bón bằng món khoai lang luộc, sắc nước khoai lang tươi hoặc khô.

    6.2.4. Giảm táo bón ở người cao tuổi bằng cây chó đẻ

    Cây chó đẻ hay còn gọi là diệp hạ châu, là một loại cây mọc hoang dại ở đồng ruộng hoặc trong vườn nhà. Cây chó đẻ có vị đắng và tính mát, có tác dụng nhuận tràng, giải độc và bổ gan.

    Cách thực hiện: Sắc nước uống hàng ngày, hoặc trộn với dầu mè để ăn kèm với cơm. Bài thuốc này giúp cải thiện tình trạng táo bón do huyết hư hoặc nhiệt tích.

    6.2.5. Ăn/uống nước rau diếp cá

    Rau diếp cá là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Rau diếp cá có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, kháng khuẩn.

    Người già có thể giảm táo bón bằng việc ăn rau diếp cá sống hoặc trộn với dầu mè. Bên cạnh đó cũng có thể sắc lá diếp cá khô với nước uống như trà. Bài thuốc này giúp cải thiện tình trạng táo bón do nhiệt tích trong ruột.

    6.2.6. Chữa táo bón ở người già bằng Nha đam

    Nha đam hay lô hội có tính hàn, có tác dụng thông đại tiện và thanh nhiệt giải độc.

    Người già có thể sử dụng nha đam để ép nước uống hàng ngày, hoặc ăn cùng với mật ong. Bài thuốc này giúp cải thiện tình trạng táo bón cấp tính.

    6.3 Điều trị bằng phẫu thuật

    Trong một số trường hợp hiếm gặp, khi người cao tuổi mắc táo bón không được cải thiện bằng các phương pháp điều trị bảo tồn hoặc khi có biến chứng nghiêm trọng như nghẽn ruột, rách ruột, xuất huyết ống tiêu hóa, ung thư đại tràng… bác sĩ có thể quyết định thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ phần ruột bị bệnh hoặc tạo ra một lỗ nhân tạo ở bụng để đưa phân ra ngoài.

    7. Hỗ trợ điều trị táo bón ở người già bằng thảo dược thiên nhiên

    Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc hỗ trợ điều trị táo bón, người cao tuổi có thể tham khảo các vị thuốc Y học cổ truyền dưới đây.

    chữa táo bón ở người già

    Một số thảo dược thường dùng trong chữa trị táo bón

    Vị thuốc TÁC DỤNG
    ✅ Bạch truật Kiện tỳ táo thấp, vừa cầm tiêu chảy, giảm đau quặn bụng, vừa có tác dụng nhuận tràng, điều trị chứng táo bón.
    ✅ Bạch linh Hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài, táo bón.

    Giúp cải thiện cảm giác tức bụng, cứng bụng, đầy hơi, bụng nhẹ nhõm, thoải mái.

    ✅ Trần bì Thúc đẩy nhu động ruột, kích thích hệ tiêu hóa, từ đó giảm triệu chứng táo bón.
    ✅ Mạch nha Vị ngọt, tính ôn.

    Có tác dụng nhuận tràng, điều trị chứng khó tiêu, táo bón.

    Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo bài thuốc nổi tiếng “Tứ quân tử thang” gồm 4 vị: Bạch truật, bạch linh, đảng sâm, cam thảo, chuyên trị các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu…

    8. Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người cao tuổi bị táo bón

    Bên cạnh đó, người già có thể tìm hiểu và tham khảo các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị chứng táo bón hiệu quả.

    8.1. Người bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì?

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, người già khi mắc bệnh táo bón nên thay đổi thói quen sinh hoạt tích cực kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, trong đó có táo bón.

    Người bệnh nên:

    – Ăn nhiều rau xanh trong mỗi bữa ăn để bổ sung chất xơ, nhất là các loại rau mồng tơi, rau khoai lang, rau muống, rau dền, rau đay, mướp có tác dụng nhuận tràng rất tốt.

    – Bổ sung các loại hoa quả hàng ngày như: cam, quýt, bưởi, đu đủ, dưa chuột, bơ, chuối, táo, lê,…ăn sữa chua, ăn khoai lang.

    – Uống đủ nước, ít nhất 1,5 lít nước một ngày vì nước có tác dụng làm mềm và bôi trơn phân, giảm độ ma sát trong niêm mạc ống tiêu hóa, giảm cảm giác đau đớn khi đi ngoài. Với người già mắc các bệnh về đường tiết niệu thì có thể uống nước chủ yếu vào ban ngày và hạn chế vào buổi tối để tránh tiểu đêm, tiểu lắt nhắt.

    Người bệnh không nên:

    – Không nên ăn thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.

    – Hạn chế bia rượu, cà phê.

    8.2. Nên làm gì khi bị táo bón?

    – Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Người cao tuổi cần tạo thói quen vận động, tránh nằm hoặc ngồi lâu một chỗ.

    – Nghỉ ngơi thoải mái, giảm căng thẳng và lo lắng.

    – Đi khám bác sĩ định kỳ và theo dõi tình trạng bệnh. Nếu có những triệu chứng bất thường như sốt cao, đi ngoài ra máu hoặc phân toàn là máu, co giật, mất ý thức… bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

    – Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. Không lạm dụng quá liều hoặc quá thời gian thuốc.

    – Không nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu. Đi đại tiện đúng giờ và đều đặn. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như ghế ngồi cao giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn.

    Trên đây là những kiến thức bổ ích về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh táo bón ở người già. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh đến từ chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy cố gắng áp dụng những nguyên tắc ăn uống và tập luyện theo lời khuyên của bác sĩ để điều trị dứt điểm chứng bệnh khó chịu này.

    Nếu còn thắc mắc, bạn vui lòng nhấc máy lên và gọi theo Hotline 0343.44.66.99 để được chuyên gia của Tâm Bình tư vấn trực tiếp.

    Sản phẩm hỗ trợ giảm táo bón từ thảo dược tự nhiên

    TPBVSK Đại tràng Tâm Bình có thành phần thảo dược thiên nhiên, điển hình là 4 vị: Bạch truật, bạch linh, đảng sâm, cam thảo trong công thức nổi tiếng “Tứ quân tử thang”. Sản phẩm được bào chế theo công nghệ hiện đại ở dạng viên nang tiện dụng.

    Đại tràng Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng táo bón, đầy bụng, khó tiêu… do rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích gây ra. Đồng thời hỗ trợ kích thích tiêu hóa. Phù hợp với người cao tuổi gặp các vấn đề về táo bón.

    hỗ trợ giảm táo bón với đại tràng tâm bình

    Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Đại tràng Tâm Bình luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người mắc đại tràng. Sản phẩm đạt chứng nhận Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.

    Đại tràng Tâm Bình là Hàng Việt Nam chất lượng cao được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP về thuốc Y học cổ truyền.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 08/04/21
      Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em không những khiến trẻ nhỏ khó chịu mà còn khiến các bậc…
      {SOS} Đi ngoài phân sống do đâu? Tham khảo cách xử trí từ chuyên gia 15/02/24
      Đi ngoài phân sống là triệu chứng bất ổn về đường tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ ai.…
      [Nhu động ruột là gì?] Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn nhu động ruột 16/11/20
      Nhu động ruột là gì, đóng vai trò gì trong hệ tiêu hóa và rối loạn nhu động nguyên nhân…
      Người bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh? 11/10/21
      Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh viêm đại tràng. Chính vì…
      Xem thêm