Trứng là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, giá thành rẻ và phổ biến trên các mâm cơm của người Việt. Tuy nhiên nhiều người cho rằng ăn trứng có thể gây ra những biến chứng ở người bị viêm đại tràng. Thực hư thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
- Người bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh?
- Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang? Chuyên gia giải đáp thắc mắc
- Viêm đại tràng nên ăn hoa quả gì? Gợi ý 15 loại quả thích hợp
1. Viêm đại tràng có nên ăn trứng không?
Trứng được coi là “siêu thực phẩm” bởi những dưỡng chất phong phú có trong nó. Thành phần dinh dưỡng trong trứng không chỉ cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng tuyệt vời mà còn có công dụng hỗ trợ kiểm soát một số bệnh lý. Vậy “người bị viêm đại tràng có ăn được trứng không?”. Câu trả lời từ chuyên gia là người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng trứng với một lượng vừa đủ nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Một số thành phần trong trứng tốt cho bệnh đại tràng như:
- Vitamin nhóm B: Giúp giảm tình trạng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, giảm các cơn đau do đại tràng gây ra.
- Lecithin có trong trứng giúp cải thiện những tổn thương từ bệnh viêm đại tràng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động.
- Chất béo Omega-3 giúp giảm viêm, giảm các triệu chứng đầy bụng, khó chịu do bệnh viêm đại tràng gây ra.
- Các axit amin trong trứng hỗ trợ giảm đau, cải thiện tiêu hóa, giúp đại tràng hoạt động tốt hơn.
- Selen giúp ngăn ngừa viêm đại tràng tái phát và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư ở đại tràng.
Viêm đại tràng – Nằm lòng những kiến thức quan trọng để trị dứt điểm
2. Giá trị dinh dưỡng có trong trứng
Trứng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Nhiều người cho rằng trứng gà là tốt hơn cả. Tuy nhiên trên thực tế, các loại trứng vịt, trứng cút cũng có hàm lượng dinh dưỡng tương đương như trứng gà. Theo các chuyên gia phân tích và nghiên cứu, trong 100g trứng có các giá trị dinh dưỡng sau:
- Protein
- Carbohydrate
- Cholesterol
- Lipid (chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa, axit béo không bão hoà đơn).
- Các vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K, vitamin B5, vitamin B2, vitamin B12 và vitamin B6.
- Các khoáng chất natri, kali, canxi, sắt, selen, kẽm và magie.
3. Những lưu ý khi bổ sung trứng cho người bị viêm đại tràng
Tuy trứng có chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nhưng người bị bệnh viêm đại tràng nên bổ sung với lượng vừa đủ và chế biến đúng cách. Lòng trắng của trứng có chứa thành phần men antitrypsin. Chất này có thể gây ức chế men tiêu hóa dẫn tới chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Do đó, khi ăn trứng người bệnh viêm đại tràng nên thận trọng.
- Người bệnh viêm đại tràng chỉ nên ăn trứng với số lượng nhất định, tối đa 6 quả/tuần.
- Không nên ăn trứng vào buổi tối và không nên ăn trứng nhiều lần trong ngày.
- Cần lựa chọn trứng còn tươi để tránh việc chứa gluten gây kích ứng cho hệ tiêu hóa.
- Không nên ăn trứng khi bụng đói vì có thể gây ra tình trạng đầy hơi.
- Nên hạn chế ăn trứng chiên.
- Không nên ăn trứng lòng đào, cần phải luộc chín hẳn để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Không ăn trứng đã chế biến để qua đêm.
- Không kết hợp trứng với các nguyên liệu như tỏi, cà chua…
>> Tìm hiểu ngay: Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua?
4. Viêm đại tràng ăn trứng như thế nào?
Để đảm bảo an toàn và tận dụng được hết giá trị dinh dưỡng trong trứng, người bệnh viêm đại tràng cần ăn trứng đúng cách. Bởi không phải cách chế biến hay kết hợp nào cũng mang lại lợi ích. Dưới đây là một số hướng dẫn khi ăn trứng dành cho người bệnh viêm đại tràng.
4.1. Một số món ngon khi kết hợp với trứng cho người bị viêm đại tràng
Để nâng cao lợi ích khi ăn trứng, người bệnh có thể kết hợp trứng với nhiều nguyên liệu, thực phẩm khác nhau, hoặc chế biến dạng hấp luộc để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng:
Trứng luộc chín
Đây là cách đơn giản nhất để làm món trứng, nhưng lại rất hiệu quả, đảm bảo giữ nguyên được chất dinh dưỡng có trong trứng. Bạn chỉ cần cho trứng vào luộc sôi trong vòng 7-8 phút là đã có thành phẩm thơm ngon, bổ dưỡng.
Trứng chiên lá mơ
Đây là món ăn chữa đầy bụng, táo bón, khó tiêu rất hiệu quả và trứng gà là loại trứng thường hay được chọn để chiên với lá mơ.
Cách thực hiện: Lá mơ rửa sạch, thái nhỏ trộn với trứng và chút muối. Chiên trứng trong chảo chống dính để hạn chế dùng đến dầu mỡ.
Trứng ngải cứu
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng chữa đau bụng, đầy hơi, điều hòa khí huyết, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng… Cách chế biến tương tự như trứng chiên lá mơ.
Trứng xào mướp đắng
Theo Đông y, thành phần tự nhiên bên trong mướp đắng hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược axit, chứng khó tiêu, giúp thanh nhiệt, giải độc…
Cách thực hiện: Mướp đắng xắt miếng, xào qua rồi cho trứng vào xào cùng. Nêm gia vị vừa ăn.
Trứng chiên rong biển
Rong biển được xem là chất xơ thực vật rất tốt cho hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể kết hợp trứng với rong biển để gia tăng hiệu quả cải thiện bệnh.
Cách thực hiện: Rong biển khô bóp vụn khuấy đều với trứng, nêm gia vị vừa ăn rồi đem chiên.
Trứng cuộn rau củ
Đây vừa là món ăn ngon, tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp đủ dưỡng chất, vừa tiết kiệm thời gian chế biến.
Cách thực hiện: Rau củ như cà rốt, mộc nhỉ, đậu… thái nhỏ. Trộn với trứng, nêm gia vị chiên như bình thường.
Trứng hấp nấm rơm
Theo đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn, có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng…
Cách thực hiện: Nấm rơm sơ chế sạch, thái nhỏ trộn với trứng. Đem hấp cách thủy khoảng 15 phút.
4.2. Một số món ăn không nên kết hợp với trứng
– Không dùng trứng với đường hoặc ăn đường ngay sau khi ăn trứng vì cơ thể khó hấp thu, khó tiêu, không tốt cho sức khỏe.
– Trứng và sữa cũng làm cơ thể khó hấp thụ chất lactose, gây tình trạng đầy hơi, tiêu hóa kém.
– Ăn trứng xong cũng không nên ăn hồng vì dễ bị ngộ độc thực phẩm, đau bụng, đi ngoài, gây viêm dạ dày ruột cấp tính.
– Ăn thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa không nên kết hợp cùng món trứng, vì các loại thịt này đều là thực phẩm có tính hàn và chứa một số chất khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, kích thích dạ dày, gây tiêu chảy.
– Không nên kết hợp trứng với tỏi hoặc cà chua sẽ gây đau bụng, buồn nôn.
– Sau khi ăn trứng cũng không nên uống nước chè đặc vì nước chè đặc nhiều axit tannic, kết hợp với protein trong trứng sẽ tạo thành protein axit tannic, làm chậm hoạt động của nhu động ruột, phân sẽ bị lưu trữ lâu trong ruột gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
5. Lời khuyên của bác sĩ
Theo ThS.Bs Nguyễn Thị Hằng (Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam), viêm đại tràng là bệnh lý không quá phức tạp, nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây khó chịu, biến chứng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Để phòng tránh cũng như điều trị dứt điểm các triệu chứng của viêm đại tràng, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống điều độ, khoa học. Cụ thể như sau:
5.1. Chọn nguồn thực phẩm đa dạng, giàu dinh dưỡng
- Sản phẩm từ ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, bánh mì nâu
- Rau xanh và các loại trái cây
- Các sản phẩm từ sữa ít béo
- Thịt nạc, thịt gia cầm và các loại cá
- Chất béo lành mạnh đến từ mỡ cá, dầu thực vật…
5.2. Chế độ ăn đủ thành phần các chất dinh dưỡng thiết yếu
- Chất béo: không quá 15g/ngày
- Chất đạm (protein): 1g/kg/ngày
- Năng lượng: 30 – 35 kcal/kg/ngày tùy theo từng bệnh nhân
- Đủ nước, muối khoáng và các vitamin
- Bổ sung probiotic – vi khuẩn tốt sống trong ruột để giúp làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày (3 bữa chính và 2-3 bữa phụ)
- Bổ sung đầy đủ vi chất, đặc biệt là folate, sắt và kali
- Uống tối thiểu 2-2,5 lít/ngày
Trên đây là những chia sẻ của ThS.Bs Nguyễn Thị Hằng cho câu hỏi: Người bị viêm đại tràng có nên ăn trứng cùng những nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên lạc với chuyên gia qua hotline 0343 44 66 99 hoặc chat trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn trực tiếp. Hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin trong Bệnh tiêu hóa.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.