Thuốc Laevolac: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Thuốc Laevolac: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    22/02/22

    Thuốc Laevolac là thuốc nằm trong nhóm điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, cách sử dụng, liều dùng và cơ chế tác dụng ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (181 bình chọn)

    1. Thuốc Laevolac là gì?

    Thuốc Laevolac

    Thuốc Laevolac có hoạt chất chính là Lactulose, giúp cải thiện tình trạng táo bón.

    Thuốc Laevolac là thuốc được các bác sĩ kê đơn, dùng trong điều trị táo bón, làm mềm phân, cải thiện nhu động ruột và điều trị bệnh não gan (hôn mê gan). Có thể dùng được cho nhiều đối tượng.

    Thông tin sản phẩm thuốc nhuận tràng:

    • Hoạt chất chính: Lactulose 10g
    • Quy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 15ml
    • Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
    • Công ty Sản xuất: Fresenius Kabi Austria GmbH, Áo.

    Xem thêm Táo bón – Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

    2. Thành phần

    Thành phần chính của Laevolac là hoạt chất Lactulose. Trong mỗi gói dung dịch uống Laevolac 15ml có chứa 10g Lactulose.

    Lactulose là dung dịch đường nhân tạo giống như lactose, có chứa galactose và fructose. Sau khi đi vào cơ thể, lactulose không bị hấp thụ ở đường tiêu hóa và được chuyển xuống kết tràng. Dưới tác dụng của vi khuẩn phân giải đường, lactulose sẽ chuyển thành các axit hữu cơ, các chất này sau đó được đào thải qua phân.

    Cũng trong quá trình đó, sự axit hóa môi trường trong ruột sẽ kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón đồng thời tăng đào thải ammoniac. Chính vì cơ chế này nên thuốc Laevolac (Lactulose) được dùng trong điều trị táo bón và dự phòng hôn mê gan.

    3. Thuốc nhuận tràng Laevolac có tác dụng gì?

    Thuốc Laevolac có tác dụng gì

    Tác dụng chính của Laevolac là giảm táo bón, dự phòng hôn mê gan.

    Dựa vào cơ chế chính của Lactulose, thuốc Laevolac có ba tác dụng chính:

    Giảm táo bón nhờ điều hòa nhu động đường ruột

    Lactulose bị các vi khuẩn trong đại tràng phân hủy tạo thành các axit hữu cơ. Các axit hữu cơ này làm giảm độ pH trong lòng đại tràng và nhờ tác dụng thẩm thấu làm tăng thể tích các chất chứa trong đại tràng. Từ đó kích thích nhu động ruột hoạt động đẩy phân ra ngoài, nhịp sinh lý của đại tràng được cải thiện.

    Giúp mềm phân do trĩ, hậu phẫu kết tràng hoặc hậu môn

    Cũng nhờ cơ chế kích thích và cải thiện nhu động ruột nên trong trường hợp bị trĩ do táo bón lâu ngày, Laevolac có thể làm mềm phân, giúp phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài.

    Khi các axit hữu cơ được hình thành sẽ làm giảm pH và tăng áp suất thẩm thấu ở ruột kết, kéo nước vào trong lòng ruột, từ đó tăng lượng nước cho phân, làm mềm phân và giúp phân dễ tạo khuôn.

    Dự phòng các bệnh lý não gan (dự phòng hôn mê gan hay tiền hôn mê)

    Bản chất Laevolac không điều trị được bệnh gan nhưng có thể giúp bệnh nhân duy trì sự tỉnh táo, tránh hôn mê gan nhờ cơ chế giảm lượng ammoniac trong máu. Tuy nhiên, để thuốc có tác dụng trong điều trị não gan, người bệnh cần dùng ở liều cao.

    Ngoài ra, lactulose không hấp thụ được vào cơ thể nên sẽ không làm tăng lượng đường trong máu đối với các bệnh nhân bị tiểu đường.

    Theo một số nghiên cứu, ở bệnh nhân não gan, sau khi được dùng Laevolac (Lactulose), nồng độ ammoniac trong máu giảm xuống chỉ còn từ 25-50%.

    4. Dạng bào chế và hàm lượng

    Thuốc Laevolac được bào chế dưới dạng dung dịch uống với hàm lượng 15ml/gói.

    5. Chỉ định và chống chỉ định

    5.1. Chỉ định

    Với tác dụng trên, Laevolac được chỉ định trong các trường hợp sau:

    • Người bị táo bón do chế độ ăn ít chất xơ, ít chất lỏng và ít vận động
    • Người bị táo bón do trĩ hoặc hậu phẫu kết tràng, hậu môn muốn làm mềm phân
    • Dự phòng và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ tĩnh mạch cửa (bệnh não gan)

    5.2. Chống chỉ định

    Ngoài các đối tượng được dùng thuốc trên, một số đối tượng không nên dùng thuốc như:

    • Người bị mẫn cảm với thành phần Lactulose trong thuốc
    • Người bị tắc ruột
    • Người bị các bệnh lý đại tràng viêm thực thể như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn
    • Người không dung nạp với fructose, thiếu enzyme lactase, galactase hoặc gặp phải hội chứng kém hấp thu glucose/galactose
    • Không dùng cho người đang gặp các triệu chứng về dạ dày và tim
    • Thận trọng dùng cho trẻ sơ sinh nếu gặp phải chứng không dung nạp

    6. Liều dùng thuốc Laevolac

    Khi sử dụng thuốc nhuận tràng thẩm thấu Laevolac cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Cách sử dụng đơn giản nhất là uống trực tiếp dung dịch sau đó uống thêm nước. Tốt nhất nên uống vào buổi sáng trong bữa ăn.

    Liều dùng khuyến cáo như sau:

    6.1. Liều dùng điều trị táo bón

    Đối với trường hợp bị táo bón, tùy thuộc vào từng đối tượng có thể điều chỉnh liều như sau:

    Trong ngày đầu tiên:

    Đối tượng Liều lượng
    Người lớn và trẻ em trên 14 tuổi Dùng ngày 1-3 gói, tương đương 10-30g Lactulose
    Trẻ em 6-14 tuổi Mỗi ngày 1 gói, tương đương 10g Lactulose
    Trẻ em 2-6 tuổi Dùng từ 5-10ml/ngày
    Trẻ sơ sinh (từ 28 ngày đến 23 tháng tuổi) Dùng 5ml/ngày

    Các ngày tiếp theo nên theo dõi, nếu tình trạng được cải thiện có thể giảm liều. Trường hợp không cải thiện tiếp tục dùng thêm. Thường sau 1-3 ngày tình trạng táo bón sẽ thuyên giảm.

    6.2. Liều dùng dự phòng và điều trị bệnh não gan

    Đối với người lớn:

    • Liều khởi đầu: dùng 3-4 lần/ngày, mỗi lần 1 gói, sau có thể tăng lên 2-3 gói, dùng 3-4 lần/ngày
    • Cần đảm bảo mỗi ngày đi được phân mềm (từ 2-3 lần đại tiện).
    • Nếu ít hoặc nhiều hơn cần điều chỉnh liều

    Đối với trẻ em:

    • Ngày dùng 3-9ml, chia nhiều lần uống
    • Nếu có tiêu chảy cần giảm liều hoặc thông báo với bác sĩ

    Trường hợp tiền hôn mê hoặc hôn mê do gan:

    • Dùng theo đường trực tràng, dùng 300ml Laevolac (tương đương 200mg lactulose) pha loãng với 700ml nước hoặc natri clorid 0,9%
    • Bơm trực tiếp vào trực tràng và giữ trong 30-60 phút
    • Cứ 4-6 giờ bơm lại một lần

    Bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận hoặc người lớn tuổi:

    • Chưa có liều khuyến cáo

    7. Tác dụng phụ của thuốc Laevolac

    Tác dụng phụ của Laevolac

    Đối với cơ điạ mẫn cảm có thể gặp phải một số tác dụng phụ.

    Thông thường, tác dụng phụ của Laevolac thường gặp phải tình trạng chướng bụng, đau bụng. Triệu chứng này có thể xảy ra thời gian đầu khi uống thuốc nhưng sẽ ngưng khi điều chỉnh liều thích hợp.

    Ngoài ra còn tác dụng phụ ít gặp như:

    • Rối loạn điện giải
    • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy kèm buồn nôn, nôn
    • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng như tăng natri trong máu

    Khi gặp phải các tác dụng phụ ít gặp này nên chủ động ngừng thuốc và thông báo cho các bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn để xử lý.

    8. Tương tác thuốc

    Laevolac (lactulose) có thể tương tác với một số thức ăn, đồ uống, các loại thuốc như:

    • Đồ uống có cacbonat và thực phẩm dễ sinh hơi do làm tăng nồng độ cacbonat trong cơ thể
    • Nhóm thuốc thiazide, các steroid và amphotericin B khi dùng chung có thể làm giảm lượng kali trong máu
    • Thuốc glycoside trợ tim có thể bị tăng tác dụng khi dùng chung do giảm nồng độ kali
    • Thuốc giải phóng tại ruột bị giảm hoặc mất tác dụng do pH giảm nếu tăng liều lượng hoạt chất lactulose

    9. Giá thành và nhà sản xuất thuốc Laevolac

    Sản phẩm Laevolac được sản xuất bởi hãng Fresenius Kabi Austria GmbH nổi tiếng của Áo và được một số đơn vị nhập về bán. Mức giá dao động từng gói ở mức 4.300đ – 4.500đ/gói.

    Quy cách đóng gói: Hộp 20 gói

    10. Mua thuốc Laevolac ở đâu?

    Thuốc nhuận tràng Laevolac được phân phối và bán tại nhiều hiệu thuốc trên toàn quốc. Vì vậy người bệnh có thể đến các hiệu thuốc gần nhất để tìm mua.

    Lưu ý, khi lựa chọn thuốc nên tìm hiểu rõ công dụng và thông báo cho dược sĩ chuyên môn các vấn đề mình gặp phải để được tư vấn rõ ràng nhất.

    11. Lưu ý khi dùng thuốc nhuận tràng Laevolac

    11.1. Cách bảo quản

    • Sản phẩm cần được bảo quản trong bao bì kín, để tại những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ lý tưởng không quá 30 độ C
    • Không nên bảo quản trong tủ lạnh
    • Để xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi
    • Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc có những dấu hiệu bất thường như có dấu hiệu cạy mở, xỉn màu, dung dịch không đồng nhất.

    11.2. Làm gì khi dùng quá liều

    Nếu quên liều, người bệnh nên uống khi nhớ ra, không nên dùng gấp đôi liều

    Trong trường hợp quá liều, nếu gặp phải triệu chứng tiêu chảy hay mất nước, rối loạn điện giải, đặc biệt là tụt kali trong máu có thể xử trí bằng cách:

    • Dùng đường thụt: tháo thụt sạch thuốc ra khỏi cơ thể
    • Dùng đường uống: Bổ sung điện giải và bù nước. Trường hợp nặng nên đến các cơ sở y tế gần nhất

    11.3. Lưu ý với đối tượng sử dụng

    Thuốc Laevolac có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.

    Đối với người lái xe và vận hành máy móc, Laevolac không gây ảnh hưởng nhiều nên hoàn toàn có thể sử dụng.

    12. Lời khuyên chuyên môn khi sử dụng thuốc Laevolac

    lời khuyên khi dùng thuốc Laevolac

    Nên thận trọng khi dùng thuốc và không nên lạm dụng thuốc.

    Theo Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, thuốc Laevolac có tác dụng nhanh chóng, dùng được cho nhiều đối tượng. Nhưng trong quá trình sử dụng thuốc cần lưu ý:

    • Nên đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng
    • Không nên dùng chung thuốc với rượu bia, chất kích thích, thức uống có ga
    • Cần uống đủ nước mỗi ngày
    • Tăng cường các thực phẩm nhiều vitamin và chất xơ để giảm hiện tượng táo bón
    • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cải thiện hệ tiêu hóa
    • Hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào, đồ nhiều dầu mỡ
    • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích

    Trên đây là những thông tin về thuốc Laevolac, công dụng và cách sử dụng hiệu quả. Nếu có thắc mắc nào về các vấn đề về hệ tiêu hóa, vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Thuốc Laevolac: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng”

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      11 thuốc điều trị tiêu chảy tốt nhất phải có trong tủ nhà bạn 24/10/22
      Thuốc trị tiêu chảy không chỉ giúp làm dịu các triệu chứng, cầm đi ngoài nhanh chóng mà còn giúp…
      Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang? Chuyên gia giải đáp thắc mắc 26/08/20
      Người bị viêm đại tràng rất quan tâm đến chế độ ăn uống. Một trong những câu hỏi thường gặp…
      [Tìm hiểu] Lá trầu không – dược liệu dân gian tốt cho hệ tiêu hóa 27/11/21
      Trầu không là loại cây quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống. Nhưng ít ai biết rằng, từ hàng…
      Đau bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 22/11/23
      Đau bụng bên trái là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, sinh sản, bài…
      Xem thêm