Khi đau vai gáy “đồng hành” cùng nghề lái xe – Đâu là giải pháp?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Khi đau vai gáy “đồng hành” cùng nghề lái xe – Đâu là giải pháp?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    30/03/21

    Với đặc thù công việc thường xuyên phải ngồi ở một tư thế, đau vai gáy trở thành 1 trong 7 bệnh lý phổ biến mà các bác tài phải đối mặt trong sự nghiệp của mình. Tình trạng này mặc dù không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều bất tiện cho sinh hoạt và công việc của người lái xe.

    5/5 - (41 bình chọn)

    1. Nguyên nhân nghề lái xe thường gắn liền với đau vai gáy

    Đặc thù của nghề lái xe, nhất là những người lái xe đường dài là luôn phải ngồi cố định trong một tư thế. Tinh thần tập trung cao độ, cơ thể chịu nhiều rung lắc trong quá trình lái. Tất cả những yếu tố này tạo nên các cơn đau mỏi vai gáy.

    Bên cạnh đó, việc phải ngồi thẳng trong thời gian dài, các khớp cổ bị hạn chế cử động. Lúc này lượng máu tới nuôi dưỡng cột sống cổ bị giảm. Lâu dần, các đốt sống cổ bị thoái hóa. Cùng với đó, hệ thống cơ, dây chằng không được tưới máu nuôi dưỡng. Lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa, co cứng gây đau.

    nghề lái xe với đau vai gáy

    Ngồi lâu trong một tư thế khiến nhiều tài xế phải đối mặt với cơn đau vai gáy

    2. Ê ẩm vì đau vai gáy kéo dài

    Cùng với tình trạng đau lưng, mỏi cổ, không ít tài xế lái xe đường dài phải khổ sở với những cơn đau vai gáy kéo dài.

    Anh T.V.L (làm nghề lái taxi, TP.HCM) chia sẻ: “Thời gian đầu mới vào nghề, cứ lái xe đến tầm trưa là vai cổ cứng đơ, mỏi nhừ. Tối đến ê ẩm hết cả người. Có hôm sáng ngủ dậy cổ không cử động được, chỉ nghiêng nhẹ một bên thôi cũng thấy đau buốt rồi.”

    Hay như trường hợp của anh N.C.H (làm nghề chạy xe tải, Long An): “Lúc đầu chỉ là đau mỏi vùng vai và gáy. Sau đó, các cơn đau lan xuống bả vai, làm cho cánh tay bị tê mỏi, cực khó chịu. Có lúc, mình chỉ ấn nhẹ ngoài da cũng thấy đau. Lâu ngày phải đi khám thì bác sĩ chẩn đoán là bị rối loạn phản xạ gân xương, phải nghỉ lái xe 1 thời gian để điều trị.”

    đau vai gáy ki lái xe

    Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột khi thay đổi tư thế

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng (Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh) cho biết: Các cơn đau vai gáy có thể xuất hiện từ từ, hoặc bất chợt khi người lái xe đột ngột thay đổi tư thế. Cơn đau tăng lên khi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi. Một số trường hợp cũng có thể bị đau khi thay đổi thời tiết. Nếu không được điều trị kịp thời có thể biến chứng thành thoái hóa khớp và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác, ảnh hưởng tới sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ của người bệnh.

    3. Khắc phục đau vai gáy do lái xe bằng cách nào?

    Mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng tình trạng đau vai gáy lại gây ra nhiều khó chịu, làm giảm chất lượng sống và hiệu quả công việc. Đặc biệt với nghề lái xe, nó còn nguy hại trực tiếp đến sự an toàn của rất nhiều người. Để hạn chế các triệu chứng đau, bác tài có thể thử một số cách sau:

    3.1 Chú ý tư thế khi lái xe

    • Dùng gối đầu trong quá trình lái xe, điều chỉnh gối ở vị trí phù hợp để hạn chế va chạm, chấn thương khi lái xe.
    • Kê thêm một gối mỏng ở vùng thắt lưng, điều chỉnh tư thế ngồi thoải mái, đảm bảo tay, vai không bị căng. Lái khoảng 2 tiếng thì nghỉ giải lao tầm 10-15 phút.
    • Tận dụng bất cứ lúc nào xe nghỉ, vận động cơ thể, đặc biệt là vận động vùng cổ vai gáy giúp máu tuần hoàn tốt hơn. Không vận động quá mạnh có thể làm các cơ bị sốc khiến tình trạng đau tăng lên.
    • Sau một ngày lái xe, tối ngủ không nên kê gối quá cao. Nằm thả lỏng cơ thể, tránh nằm nghiêng, co quắp cơ thể. Có thể chườm ấm để giảm đau vùng cổ vai gáy.

    3.2 Sử dụng thuốc giảm đau

    • Có thể dùng miếng dán giảm đau, dán trực tiếp lên vùng bị đau để giảm đau nhanh.
    • Trường hợp đau nhiều, cần thiết dùng thêm một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc mua một số thuốc giảm đau không kê đơn như: Naproxen, Ergotamin,…

    Khi tình trạng đau kéo dài, dữ dội, bạn nên đi khám để được tư vấn và có hướng điều trị tốt nhất. Hy vọng bạn luôn giữ được sức khỏe tốt và có những chuyến đi an toàn.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Khi đau vai gáy “đồng hành” cùng nghề lái xe – Đâu là giải pháp?”

    1. Hiếu Anh viết:

      Rất cám ơn công ty đã cung cấp những thông tin bổ ích. Tôi cũng là tài xế lâu năm, cũng thường xuyên bị đau vai gáy và đau lưng, đọc được những dòng này tôi thấy như có người nói hộ nỗi niềm của mình.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Võng lưng là gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh 03/11/23
      Gần đây, chuyên gia của chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh Ninh Công Thịnh (Thành phố Nam…
      8 điểm nhận biết sản phẩm Viên khớp Tâm Bình chính hãng 23/05/20
      Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, Công ty Dược phẩm Tâm Bình cung cấp 1 số điểm…
      [Tổng hợp] 6 cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà và phòng ngừa 22/09/21
      Giãn dây chằng đầu gối gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khiến cho người bệnh vận động khó…
      Đau xương bả vai là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả và phòng tránh 20/09/19
      Đau xương bả vai là triệu chứng khá phổ biến, đặc biệt dễ mắc ở những người làm các công…
      Xem thêm