Gout - Bệnh của nhà giàu, nhưng vì đâu ngày càng nhiều người mắc? - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Gout – Bệnh của nhà giàu, nhưng vì đâu ngày càng nhiều người mắc?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    17/06/19

    Nếu như trước đây, gút chỉ được tìm thấy ở “cung vua phủ chúa”, thì nay đã trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội. Có thể bắt gặp ở mọi đối tượng và ngành nghề khác nhau. Vậy đâu là nguyên nhân khiến nhiều người mắc “bệnh của nhà giàu” đến vậy?

    5/5 - (9 bình chọn)

    1. ĐAU KINH HOÀNG VÌ “CĂN BỆNH CỦA NHÀ GIÀU”

    Gút được mệnh danh là “bệnh của vua, vua của bệnh” bởi nó đứng đầu về tính chất nguy hiểm và mức độ đau đớn. Tại Việt Nam, trước đây gút vẫn được coi là “bệnh nhà giàu” với quan niệm ăn uống dư thừa chất dinh dưỡng mới mắc phải. Tuy nhiên, theo thống kê của Khoa xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, trong vòng 20 năm qua, tốc độ gia tăng của bệnh gút đang ở ngưỡng báo động, có thể gặp ở mọi đối tượng và ngày càng khó kiểm soát.

    Bệnh của nhà giàu, nhưng vì đâu ngày càng nhiều người mắc?

    Bệnh của nhà giàu, nhưng vì đâu ngày càng nhiều người mắc?

    Là một người nông dân thực thụ, chỉ quen với công việc đồng áng, nhưng ông Nguyễn Văn Sinh (xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) đã bất ngờ mắc phải “căn bệnh của nhà giàu”. Với ông, những cơn đau gút cấp là nỗi ám ảnh kinh hoàng: “đau dữ dội lắm, không thể đi được, có bữa còn phải bò…”

    Ông Nghiêm Xuân Thu (hiện là hưu trí, sinh sống tại Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) cũng chẳng khá hơn. Khi kể về bệnh gút của mình, ông “rùng mình” nhớ lại: “từ giường xuống để ra cửa không đi được, phải bò, phải quỳ xuống, lấy ghế làm chân đi ra nhà vệ sinh”.

    Từng phải sống chung với bệnh gút 20 năm trời, anh  Ngọc Thọ (SN 1965, ở Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội) vẫn còn ám ảnh: “Cứ 2-3h sáng là gút hành hạ, tới mức vợ nằm cạnh chuyển mình nhẹ tôi cũng có cảm giác đau điếng đến tận xương tủy. Quả thật, 20 năm mắc bệnh gút chưa đêm nào tôi yên giấc”.

    Gút đã không còn là căn bệnh của riêng "nhà giàu"

    Gút đã không còn là căn bệnh của riêng “nhà giàu”

    Thực tế cho thấy không chỉ “người giàu” mới mắc gút mà giờ đây căn bệnh này chẳng chừa một ai.

    2. DO ĐÂU BỆNH GÚT NGÀY CÀNG “BÙNG NỔ”?

    Gút là một trong những bệnh viêm khớp nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng nặng nề nếu không có giải pháp kiểm soát hiệu quả. Các cơn gút cấp thường bắt nguồn từ nồng độ axit uric trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép, dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại khớp xương. Những tinh thể sắc nhọn sẽ luồn sâu vào khớp gây ra đau đớn khủng khiếp và kéo dài dai dẳng. Bất kì khớp nào trong cơ thể đều có thể bị gút, nhưng thường gặp nhiều nhất là ngón chân cái, khuỷu tay, đầu gối, bàn chân, ngón chân, mắt cá chân.

    Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh gút?

    2.1. Ăn uống không khoa học

    Việc ăn uống không khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gút. Nếu chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin như: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, rượu bia… sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây ra những cơn đau gút.

    Ăn uống không khoa học là nguyên nhân hàng đâu gây bệnh gout

    Ăn uống không khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gout

    Đặc biệt, trong xã hội hiện đại, sự xuất hiện của các món ăn “công nghiệp”, đồ ăn nhanh đã tác động không nhỏ tới sức khỏe của con người. Trong đó, thói quen ăn đồ chiên rán, thức ăn chế biến sẵn, lười ăn rau xanh, … rất dễ gây thừa cân, béo phì – 1 trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh gút.

    2.2. Lối sống không lành mạnh

    Dưới đây là những thói quen xấu dễ gây bệnh gút mà nhiều người thường mắc phải:

    – Thường xuyên bia rượu, nhậu nhẹt

    – Lười vận động thể dục, thể thao

    – Thường xuyên thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi

    – Nhịn tiểu, lười uống nước…

    Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc giảm đau bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết của axit uric, khiến nồng độ axit uric tăng cao trong máu và gây ra cơn đau gút cấp.

    2.3. Yếu tố bệnh lý

    Theo các chuyên gia, việc gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh chuyển hóa như: huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và các bệnh tim mạch có thể dẫn tới bệnh gút..

    Ngoài ra, những bệnh lý liên quan đến thận như: suy thận, sỏi thận… khiến thận bị tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng, không bài tiết hết lượng axit uric ra khỏi cơ thể. Thống kê cho thấy 10 – 15% người bị gút đều mắc các bệnh lý liên quan đến thận.

    Bệnh gút đã “ngấm ngầm” xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội hiện đại. Giờ đây – gút không còn là căn bệnh của riêng nhà giàu. Vì vậy hãy trang bị những thông tin cần thiết để phòng tránh căn bệnh khó chịu này nhé!

    >> Xem thêm: Bệnh Gút có thể chữa khỏi hoàn toàn được không

    Xem thêm các bài viết sau:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cảnh giác với bệnh gút ở phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa 07/08/19
      Nhắc tới bệnh gút, chúng ta thường nghĩ nam giới là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Nhưng…
      Chế độ ăn uống cho người bệnh Gút khi [Tết đến – Xuân về] 04/01/20
      Tất niên - “mùa” tiệc rượu lại về trong niềm hân hoan của nhiều người… Nhưng với người bị bệnh…
      Chỉ số acid uric (axit uric) là gì? Chuyên gia phân tích giải đáp 10/06/21
      Chỉ số acid uric trong máu tăng cao rất dễ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như gout, sỏi…
      Bệnh gout (gút) có di truyền không? Xem ngay đáp án chính xác 06/01/20
      Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh gout vậy bạn đã bao giờ tự hỏi: Bệnh gout (gút) có di…
      Xem tất cả bài viết