Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, nhiều trường hợp có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa thoái hóa khớp tại nhà.
1. Ưu điểm của phương pháp chữa thoái hóa khớp tại nhà
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi (từ 40 tuổi trở lên) với các triệu chứng đau cứng khớp, gây khó khăn cho vận động. Đây là một căn bệnh đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài. Do đó, việc chữa trị tại nhà sẽ tạo nhiều thuận lợi cho người bệnh.
Chi phí khi sử dụng các phương pháp trị thoái hóa khớp tại nhà cũng rẻ hơn so với các phương pháp khác. Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua các loại nguyên liệu ngoài chợ hoặc tìm thấy trong vườn nhà, trong căn bếp nhà mình.
Các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp có thành phần từ thiên nhiên nên rất lành tính, phù hợp với thể trạng của người Việt.
>> Xem thêm:
- Thoái hoá khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hợp lý
- Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị
2. Top 15 cách chữa thoái hóa khớp tại nhà
Tùy thuộc vào tình trạng hiện tại mà bạn có thể lựa chọn sử dụng dụng một hoặc một vài phương pháp dưới đây.
2.1. Chườm – Biện pháp điều trị tại chỗ
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một trong những biện pháp giúp giảm đau tại chỗ; là cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời. Đối với trường hợp mới bị đau và khớp bị sưng bạn có thể chườm lạnh. Vì chườm lạnh giúp giảm sưng và đau. Sau 48 giờ bạn có thể đổi sang chườm nóng. Chườm nóng giúp giãn cơ, giảm cứng khớp.
Đối với chườm lạnh, bạn có thể dùng vài sạch bọc đá, túi gel hoặc chai nước đá để chườm lên vùng khớp bị đau do thoái hóa trong vòng 15 phút. Đối với chườm nóng, bạn có thể dùng khăn nóng để chườm trong vòng 15 – 20 phút hoặc có thể tắm nước ấm. Cả hai cách chườm đều cần lưu ý để tránh bỏng nhiệt.
2.2. Massage chữa thoái hóa khớp
Massage là cách tác động lực lên các vùng bị đau do thoái hóa khớp với các động tác day, miết, xoa. Phương pháp này giúp tăng lưu thông khí huyết, giảm đau và giúp người bị thoái hóa khớp cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là cách điều trị thoái hóa khớp không dùng thuốc được nhiều người lựa chọn.
2.3. Chữa thoái hóa khớp tại nhà bằng lá lốt
Lá lốt không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn quen thuộc mà còn là một vị thuốc chữa thoái hóa khớp hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy 200g lá lốt rửa sạch, đun với 2 lít nước trong 5 phút.
- Chắt lấy nước để uống.
2.4. Ngải cứu chữa thoái hóa khớp tại nhà
Từ xa xưa, ngải cứu đã được sử dụng phổ biến để chữa trị các bệnh về xương khớp. Người bệnh có thể uống nước sắc ngải cứu hoặc đắp lá ngải cứu
Chuẩn bị: 200g lá ngải cứu, muối trắng
Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, để ráo, cho vào chảo rang cùng với muối cho đến khi chuyển thành màu vàng.
- Cho hỗn hợp đã rang vào một miếng vải mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng bị đau.
2.5. Rễ đinh lăng
Trong thành phần của đinh lăng có chứa vitamin, axit amin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và sự dẻo dai cho xương khớp.
Chuẩn bị: 30g rễ đinh lăng.
Cách thực hiện:
- Rễ đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng.
- Đem rễ đinh lăng sắc với 2 lít nước cho đến khi cạn còn 1 lít thì tắt bếp.
- Uống thay nước.
2.6. Cây xương rồng
Trong xương rồng chứa các hoạt chất giúp kháng viêm, sát trùng như euphorbol, acid citric, friedelan-3a-ol, taraxerol, tartric aicd… Nhờ đó loại cây này có khả năng giảm đau nhức xương khớp, giảm sưng do thoái hóa khớp gây ra.
Cách thực hiện:
- Lấy 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ cạo sạch gai, rửa sạch rồi đem nướng hoặc áp chảo 2 mặt tới khi có mùi thơm.
- Bọc xương rồng vào miếng vải sạch rồi đắp lên vùng bị đau.
- Nướng lại khi hết nóng.
2.7. Bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp từ cây gối hạc
Cây gối hạc giúp khắc phục sưng tấy, kích thích lưu thông máu tới vùng khớp bị tổn thương. Loại cây này được dùng như một trong những cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y.
Chuẩn bị:
- Rễ cây gối hạc, ké đầu ngựa: mỗi loại 16g
- 12 g cây đơn đỏ
- 10g dây kim ngân
- 8g lá thông
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi sắc cùng 600ml nước đến khi còn 200ml.
- Chắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.
Lưu ý: Bài thuốc này không áp dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, người suy thận.
2.8. Chữa thoái hóa khớp tại nhà bằng cây dây đau xương
Theo Y học cổ truyền, dây đau xương giúp khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Thành phần alkaloid trong loại cây này giúp điều trị bệnh đau nhức xương khớp, giảm tê bì và kháng viêm.
Cách thực hiện:
- Lấy thân dây đau xương rửa sạch, thái thành từng khúc rồi phơi khô.
- Ngâm dây đau xương với rượu trắng theo tỷ lệ 1:5.
- Mỗi ngày uống 3 chén nhỏ trong 3 tuần.
2.9. Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp từ cây cà gai leo
Mang các tên gọi khác như cà quýnh, cà gai dây, loại cây này có chứa các hoạt chất là kháng sinh tự nhiên như: alkaloid, saponin, antioxidant…
Chuẩn bị:
- Cà gai leo: 200g
- Thổ phục linh, cây cỏ xước: mỗi loại 300g
- Quế chi, thiên niên kiện: mỗi loại 100g
- Lá lốt: 80g
Cách thực hiện:
- Tất cả các nguyên liệu rửa sạch, phơi khô dưới bóng râm.
- Nghiền nhỏ hoặc tán thành bột mịn các nguyên liệu rồi cho vào bình thủy tinh có nắm đậy. Sau đó đổ rượu trắng vào ngập dược liệu.
- Ngâm 15 ngày có thể sử dụng. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày 2 lần, sau ăn 30 phút.
2.10. Gừng
Gừng có khả năng giảm đau do thoái hóa khớp, viêm khớp. Tuy nhiên, gừng có thể làm tăng huyết áp và loãng máu. Do đó, người bị huyết áp cao, người bị chứng máu khó đông không nên sử dụng loại gia vị này.
Cách chữa thoái hóa khớp tại nhà đơn giản nhất với gừng là uống trà gừng. Bạn có thể sử dụng trà gừng đóng gói sẵn hoặc tự hãm theo cách sau:
- Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng.
- Cho gừng vào cốc hãm với nước sôi.
2.11. Nghệ
Trong nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng giảm đau, cải thiện cứng khớp. Bạn có thể sử dụng viên nang bột nghệ từ 400 – 600 miligam mỗi ngày. Hoặc thực hiện theo cách sau:
- Trộn 1 thìa bột nghệ với 1 lòng đỏ trứng gà và 2 thìa dầu dừa.
- Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, đổ ra cốc uống mỗi ngày 1 lần trong 2 tuần.
Lưu ý: Nghệ có thể tương tác với chất làm loãng máu nên cần thận trọng khi sử dụng.
2.12. Chữa thoái hóa khớp tại nhà bằng đậu đen và thài lài
Sự kết hợp giữa đậu đen và thài lài giúp xương khớp chắc khỏe nhờ các vitamin và khoáng chất như sắt, phốt pho, magie, canxi, mangan…
Chuẩn bị: 50g đậu đen, 15g thài lài
Cách thực hiện:
- Đem nguyên liệu rửa sạch, sắc cùng 600ml nước, đun đến khi còn 1/3 lượng nước.
- Chia làm 3 phần, uống nóng trong ngày, trong vòng 7 – 10 ngày.
2.13. Đu đủ xanh và mễ nhân
Sự kết hợp giữa đu đủ xanh và mễ nhân giúp gia tăng hiệu quả giảm đau nhức do thoái hóa khớp.
Chuẩn bị: Đu đủ xanh và mễ nhân, mỗi thứ 30g
Cách thực hiện:
- Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ.
- Cho đu đủ và mễ nhân vào nồi cùng 2 bát nước, sắc trên lửa nhỏ đến khi mễ nhân chín mềm.
- Thêm ít đường phèn cho dễ uống.
2.14. Rễ trinh nữ
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây trinh nữ mọc hoang ở nhiều vùng miền. Loại cây này có chứa các alkaloid giúp giảm đau, chống viêm. Rễ trinh nữ vì thế được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối.
Chuẩn bị: 20 – 30g rễ cây trinh nữ.
Cách thực hiện:
- Rễ cây trinh nữ rửa sạch, thái mỏng, tẩm rượu đem sao thơm.
- Sắc rễ trinh nữ với 500ml nước, đến khi chỉ còn 100ml thì bắc ra, chia làm 2 phần, uống trong ngày.
2.15. Hạt cải bẹ trắng
Hạt cải bẹ trắng với khả năng giảm đau, đả thông kinh mạch nên xuất hiện trong các bài thuốc giảm đau nhức xương khớp.
- Hạt cải bẹ trắng rửa sạch rồi giã nát,
- Thêm dấm vào hạt cải bẹ trắng rồi ngâm trong 1 ngày
Sử dụng hỗn hợp này để xoa bóp những vùng xương khớp bị đau.
3.Lưu ý khi chữa thoái hóa khớp tại nhà
Để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tham vấn ý kiến của bác sỹ trước khi áp dụng các phương pháp trên.
- Trong quá trình sử dụng nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần ngưng dùng ngay.
- Các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp chỉ dành cho những trường hợp bệnh nhẹ.
- Người bị thoái hóa khớp không nên nóng vội khi dùng các bài thuốc dân gian để trị bệnh.
- Hiệu quả của các bài thuốc tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
- Nếu sau một thời gian sử dụng mà không thấy bệnh có chuyển biến, người bệnh nên cân nhắc chuyển sang các phương pháp khác.
Người bệnh có thể tham khảo các cách chữa thoái hóa khớp tại nhà trên đây. Song song với đó, người bị thoái hóa khớp cũng cần duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt khoa học, tập luyện thể dục vừa sức. Những thông tin liên quan tới căn bệnh này sẽ có trong Bệnh Thoái hóa khớp.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.