Gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai tuy không quá phổ biến nhưng có thể đe dọa tới tính mạng của mẹ và thai nhi. Làm thế nào để nhận biết, điều trị và phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này cho bà bầu. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai là gì?
Gan nhiễm mỡ khi mang thai là một rối loạn hiếm gặp khi hàm lượng mỡ trong tế bào gan cao. Tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ cấp ở bà bầu là từ 0,009% – 0,014%.
Bệnh thường xuất hiện ở tuần thai thứ 32 – 38, nhất là với thai phụ trẻ tuổi hoặc lần đầu mang thai. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, đặc biệt là nửa cuối thai kỳ hoặc hậu sản.
2. Biểu hiện gan nhiễm mỡ khi mang thai
Theo thaythuocvietnam.vn, những biểu hiện ban đầu của gan nhiễm mỡ khi mang thai thường dễ bị nhầm lần với triệu chứng thông thường của thai kỳ. Do đó, bà bầu cần đặc biệt lưu tâm.
- Buồn nôn, nôn
- Nhức đầu
- Đau vùng hạ sườn phải
- Chán ăn
- Khát nước
- Mệt mỏi
- Vàng da
- Sốt
- Có thể đi kèm với tiền sản giật. Nên dễ bị nhầm lẫn với tiền sản giật và hội chứng HELLP (hội chứng thiếu máu tán huyến, tăng men gan và giảm tiểu cầu).
3. Nguyên nhân bà bầu bị gan nhiễm mỡ
Cho đến nay nguyên nhân chính xác của bệnh gan nhiễm mỡ khi mang thai vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo một số nguyên cứu tình trạng này xảy ra do khiếm khuyết trong di truyền. Lúc này cơ thể thiếu hụt 3-hydroxyacyl-coenzyme dehydrogenase chuỗi dài. Đây là loại enzym cần thiết cho quá trình chuyển hóa mỡ của ty thể trong tế bào gan. Điều này dẫn đến sự tích tụ mỡ trong các tế bào gan.
: Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?– Biến chứng nguy hiểm khôn lường
4. Đối tượng có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ trong thai kỳ
Một số đối tượng mang yếu tố nguy cơ cao dễ mắc gan nhiễm mỡ khi mang bầu:
- Phụ nữ mang thai lần đầu
- Bầu đa thai
- Mang thai bé trai
- Sản phụ nhẹ cân với mức BMI<20
- Bà bầu trẻ tuổi
- Người nghiện rượu
- Béo phì
- Mắc bệnh lý: tiểu đường, hội chứng Cushing, hội chứng Reye
5. Chẩn đoán gan nhiễm mỡ ở bà bầu
Bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng cũng như hỏi bà bầu về tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên , để chẩn đoán chính xác cần thực hiện thêm một số phương pháp sau:
- Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện tăng bilirubin máu, tăng axit uric, tăng bạch cầu, hạ đường huyết, rối loạn đông máu.
- Xét nghiệm men gan
- Chụp CT
- Siêu âm: cho hình ảnh cổ trướng, gan tăng sáng.
>> Đừng bỏ lỡ: Siêu âm Fibroscan – Công nghệ đột phá trong chẩn đoán bệnh gan
6. Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo Bệnh viện Từ Dũ, gan nhiễm mỡ ở bà bầu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Suy gan, bệnh não gan
- Rối loạn đông máu
- Xuất huyết
- Băng huyết
- Hạ đường huyết
- Hôn mê
- Nhiễm trùng
- Suy thận
- Viêm tụy
- Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ có khả năng gây tử vong cao. Tỷ lệ này ở mẹ là 18% và thai nhi là 47%.
Tuy nhiên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Bởi nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé. Các triệu chứng đa phần sẽ giảm dần sau sinh.
7. Điều trị gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai
Suckhoedoisong.vn cho biết cần can thiệp sinh sớm để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi và điều trị cho sản phụ. Một số phương pháp có thể được áp dụng:
- Truyền huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu
- Truyền insulin để điều trị dự phòng hạ đường huyết
- Thông khí nhân tạo
- Lọc máu
Đa số thai phụ sẽ cải thiện triệu chứng trong 48 – 72 giờ sau sinh. Tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ cải thiện sau từ 1 tuần đến vài tháng sau sinh. Một điều cần đặc biệt lưu ý là bệnh có thể tái phát ở lần mang thai tiếp theo của bà bầu. Do đó, bà bầu cần thông báo với bác sĩ để có biện pháp dự phòng, theo dõi sát sao trong cả thai kỳ.
8. Phòng tránh gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai
Để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh cũng như đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu cần lưu ý:
- Thăm khám thai định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Đặc biệt, khi thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể cần tới gặp bác sĩ ngay.
- Tăng chất xơ bằng cách bổ sung rau củ quả. Thay thế mỡ động vật bằng chất béo có nguồn gốc thực vật. Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích trong thai kỳ.
- Ăn ngủ đúng giờ, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
- Rèn luyện thân thể đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức.
- Điều trị tốt các bệnh lý, “cai” đồ uống có cồn trước khi có ý định mang thai. Cần thông báo cho bác sĩ sản khoa về những bệnh lý bản thân đã và đang mắc phải.
Gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai nếu được theo dõi sát sao và can thiệp kịp thời sẽ không quá đáng ngại. Do đó, bà bầu cần đặc biệt tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái. Chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ thông qua tổng đài chăm sóc sức khỏe 0865 344 349.
XEM THÊM:
- Rối loạn lipid máu – Căn bệnh nguy hiểm cần điều trị sớm
- Chỉ số triglyceride cao – Chỉ số biểu hiện bệnh
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Ca lâm sàng: gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ
https://thaythuocvietnam.vn/thuvien/ca-lam-sang-gan-nhiem-mo-cap-trong-thai-ky/ - Hiểu đúng về bệnh gan nhiễm mỡ
http://benhvien108.vn/hieu-dung-ve-benh-gan-nhiem-mo.htm
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.