Thuốc Atorhasan: Công dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Thuốc Atorhasan: Công dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    12/05/22

    Thuốc Atorhasan thuộc nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu và phòng ngừa các biến chứng tim mạch. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên tìm hiểu một số thông tin, đặc biệt là các lưu ý và tác dụng phụ mà Atorhasan có thể gây ra để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất.

    4.7/5 - (43 bình chọn)

    1. Atorhasan là thuốc gì?

    Atorhasan là thuốc được sản xuất bởi Công ty TNHH Hasan – Dermapharm Việt Nam, dùng trong điều trị mỡ máu cao. Thuốc có chứa thành phần chính là Atorvastatin, còn được dùng trong dự phòng các biến chứng tim mạch ở những người bệnh có nguy cơ cao mắc phải.

    Hàm lượng:

    Atorhasan hiện được bán trên thị trường có 2 dạng hàm lượng là Agirovastin 10 và Agirovastin 20 dựa theo hàm lượng hoạt chất chính trong thuốc.

    Hàm lượng Atorhasan 10 Atorhasan 20
    Hoạt chất Atorvastatin: 10 mg Atorvastatin: 20 mg
    Quy cách đóng gói – Hộp 3 vỉ x 10 viên

    – Hộp 10 vỉ x 10 viên

    – Hộp 3 vỉ x 10 viên

    – Hộp 10 vỉ x 10 viên

    – Dạng chai 150 viên

    Nhà sản xuất Công ty TNHH Hasan – VIỆT NAM Công ty TNHH Hasan – VIỆT NAM
    Giá bán (Tùy nơi) ~ 90.000 VNĐ/hộp 30 viên ~ 115.000VNĐ/hộp 30 viên

    2. Thành phần Atorhasan

    Thành phần chính của  là Atorvastatin dưới dạng Atorvastatin calci.

    Được biết, Atorvastatin có tác dụng giảm Cholesterol thông qua việc tác động trực tiếp vào enzyme HMGCoA reductase – tác nhân chính tạo ra Cholesterol. Từ đó giảm Cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, Atorvastatin còn có tác dụng làm giảm lượng Triglyceride trong máu, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

    Atorvastatin là dược chất dễ dàng được chuyển hóa qua gan (lên đến hơn 60% trong ngay lần đầu chuyển hóa) và được thải trừ bình thường thông qua phân.

    atorhasan

    3. Tác dụng của thuốc Atorhasan

    Sở hữu thành phần hoạt chất chính là Atorvastatin, thuốc có tác dụng:

    4. Chỉ định và chống chỉ định khi dùng Atorhasan

    Khi nào nên dùng thuốc hạ mỡ máu Atorhasan? Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:

    Chỉ định

    Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp tăng lipid trong máu:

    • Tăng Cholesterol có tính chất gia đình dị hợp tử.
    • Hỗ trợ điều trị làm giảm Cholesterol toàn phần và LDL – Cholesterol ở các bệnh nhân tăng Cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử.
    • Dự phòng biến chứng tim mạch ở bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ.

    Chống chỉ định

    Một số trường hợp không được chỉ định dùng Atorhasan bao gồm:

    • Quá mẫn cảm với thành phần nào của thuốc, đặc biệt là Atorvastatin.
    • Mắc bệnh về gan hoặc gặp tình trạng tăng transaminase huyết thanh kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
    • Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai, phụ nữ cho con bú.
    • Đang sử dụng một số loại thuốc như: tipranavir + ritonavir, telaprevir.

    Người bệnh cần liệt kê chi tiết thông tin bệnh lý và tiền sử mắc bệnh của bản thân để bác sĩ xác định có thể dùng được thuốc hay không.

    5. Liều dùng Atorhasan

    • Cách dùng: Uống liều duy nhất vào bất cứ lúc nào trong ngày, vào bữa ăn hoặc lúc đói.
    • Liều dùng: (Áp dụng cho loại Atorhasan 20, tăng 2 lần liều khi dùng Atorhasan 10)

    Người lớn:

    Liều khởi đầu: 1 viên/lần/ngày. Những bệnh nhân cần giảm LDL – cholesterol nhiều (trên 45%) có thể bắt đầu với liều 2 viên/lần/ngày. Liều có thể được điều chỉnh trong khoảng thời gian 4 tuần đến liều tối đa là 4 viên/ngày.

    Trẻ em (lừ 10 – 17 tuổi):

    • Liều khởi đầu: 1/2 viên/lần/ngày.
    • Chỉnh liều nếu cần thiết, khoảng cách chỉnh liều ít nhất 4 tuần với liều tối đa là 1 viên/lần/ngày.

    Khi dùng phối hợp với các thuốc khác:

    • Amiodaron: không dùng quá 20 mg Atorvastatin/ngày.
    • Darunayvir + ritonavir, fosamprenayir, fosamprenavir + ritonavir, saquinavir + ritonavir: không dùng quá 20 mg Atorvastatin/ngày.
    • Nelfinavir: không dùng quá 40 mg Atorvastatin/ngày.
    Atorhasan20

    Thuốc Atorhasan 20

    6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc hạ mỡ máu Atorhasan

    Thường gặp

    • Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn.
    • Đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, mất ngủ, suy nhược.
    • Đau cơ, đau khớp.

    Ít gặp

    • Bệnh cơ.
    • Ban da.
    • Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, ho.

    Hiếm gặp

    • Viêm cơ
    • Tiêu cơ vân
    • Suy thận cấp thứ phát do myoglobin niệu.

    Tác dụng phụ khác

    • Suy giảm nhận thức (mất trí, lú lẫn,…)
    • Tăng đường huyết.
    • Tăng HbA1c.

    7. Tương tác thuốc

    Sử dụng Atorhasan với một số thuốc có thể gây thay đổi hiệu quả của thuốc hoặc gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

    – Thuốc ức chế men CYP3A4: có thể làm tăng nồng độ của atorvastatin trong huyết tương dẫn đến tăng nguy cơ bệnh cơ và tiêu cơ.

    – Tăng nguy cơ tổn thương cơ khi sử dụng đồng thời với các thuốc: gemfibrozil, các thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrat khác, niacin liều cao (> 1g/ngày), colchicin, cyclosporin, erythromycin,  thuốc kháng nấm thuộc nhóm imidazol.

    – Amiodaron: nếu dùng với liều >20mg atorvastatin/ngày làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân. Đối với những bệnh nhân phải dùng liều trên 20 mg atorvastatin/ ngày mới có hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể lựa chọn thuốc statin khác (như pravastatin).

    – Thuốc ngừa thai dạng uống chứa norethindron và ethinyl estradiol: làm tăng thêm sinh khả dụng các chất này lên tương ứng 30% và 20%.

    – Bệnh nhân đang dùng warfarin, thuốc chống đông máu, khi dùng thuốc cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

    – Khi dùng đồng thời với các thuốc giảm acid dạ dày (kháng acid chứa magnesi và nhôm) sẽ làm giảm nồng độ atorvastatin trong huyết tương nhưng không làm giảm tác dụng hạ LDL – Cholesterol.

    atorhasan10

    Thuốc Atorhasan 10

    8. Lưu ý khi sử dụng thuốc Atorhasan hạ mỡ máu

    Để đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc Atorhasan, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

    • Thuốc được chỉ định sử dụng thông qua kê đơn. Người bệnh không tự ý mua thuốc về uống.
    • Khi ngừng sử dụng thuốc, mỡ máu có thể tăng cao trở lại.
    • Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, cần cân nhắc khi sử dụng. Ngay khi gặp triệu chứng bất thường cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
    • Dùng đúng liều chỉ định của bác sĩ, có thể tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm.
    • Trong quá trình sử dụng, cần kết hợp tập luyện và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

    9. Bảo quản

    • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ dưới 30 độ C.
    • Ngay khi bóc thuốc ra khỏi vỉ cần dùng luôn. Nếu không dùng cần bỏ đi, không để lúc khác dùng lại. Vì lúc này thuốc đã bị biến chất, có thể mất tác dụng hoặc gây hại cho người sử dụng.
    • Tránh xa tầm tay trẻ em.

    Atorhasan được dùng thông qua kê đơn. Người bệnh không tự ý mua sử dụng. Trước khi dùng thuốc cần tham khảo các thông tin cũng như ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả.

    (*Mọi thông tin chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ.)

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chữa mỡ máu bằng tỏi – Chuyên gia gợi ý 9 cách dùng 26/04/21
      Chữa mỡ máu bằng tỏi có tốt không và cách thực hiện như thế nào là câu hỏi của cô…
      Socola đen giảm mỡ máu – Sử dụng sao cho hiệu quả? 30/11/21
      Socola đen được dùng để chế biến thành nhiều món ăn, đồ uống hấp dẫn. Không chỉ kích thích vị…
      Lá sen có công dụng gì? – Dược liệu dân gian chữa “bách bệnh” 16/04/21
      Nhiều người nghĩ rằng lá sen chỉ có tác dụng gói xôi, gói cốm mà không biết đây được xem…
      Máu nhiễm mỡ nên ăn gì, kiêng gì? 10 thực phẩm càng ăn càng giảm mỡ 10/09/24
      Tôi mới bị mỡ máu trong khoảng 3 tháng trở lại đây. Thời gian này không có những dấu hiệu…
      Xem thêm