Dân văn phòng là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về xương khớp, nguyên nhân do tính chất công việc phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động. Tuy nhiên nếu ngồi đúng tư thế và biết cách tự chăm sóc thì có thể giúp ngăn ngừa các bệnh xương khớp một cách hiệu quả.
1. Tác hại khi ngồi làm việc sai tư thế
Bất cứ công việc nào, nếu ngồi làm việc sai tư thế đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những tác hại cụ thể chúng ta có thể gặp phải nếu ngồi làm việc sai tư thế.
1.1 Ảnh hưởng đến vóc dáng
Tư thế làm việc sai lâu ngày làm biến dạng cấu trúc xương, khiến cột sống cong vẹo, phần lưng bị gù. Không chỉ vậy, hiện tượng mỡ bụng tích tụ một phần cũng do tư thế ngồi sai. Lúc này, cơ bụng và cơ lưng không được kéo căng để đốt cháy lượng mỡ dư thừa, dẫn đến béo bụng.
1.2 Máu lưu thông kém hơn
Khi ngồi làm việc trong tư thế không thẳng lưng, các mạch máu có thể bị hẹp lại, ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu. Tuần hoàn máu kém khiến các cơ quan trong cơ thể, điển hình là gan, thận, tim… không được cung cấp đủ lượng máu, lâu dần dẫn đến suy giảm chức năng.
1.3 Làm việc sai tư thế là nguyên nhân gây bệnh xương khớp
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn – nguyên Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện TƯQĐ 108, ngồi sai tư thế chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về xương khớp. Điển hình như: thoái hóa cột sống, lệch đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp vai gáy…
Sở dĩ làm việc không đúng tư thế gây các bệnh về xương khớp do cột sống, các mô sụn phải chịu nhiều áp lực. Lâu ngày dẫn đến tổn thương, làm tăng nguy cơ viêm xương khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
1.4 Ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng
Ngồi không đúng cách trong khoảng thời gian dài có thể khiến các cơ quan nội tạng bị chèn ép, nhất là hệ tiêu hóa. Vì vậy, bạn có thể gặp phải các vấn đề như: ợ hơi, đau dạ dày, co thắt dạ dày…
1.5 Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Khi bạn ngồi trong tư thế co quắp, không thoải mái suốt một ngày dài thì hệ thần kinh cũng có thế bị ảnh hưởng. Dấu hiệu điển hình nhất là tình trạng đau đầu, đau nửa đầu, chóng mặt… Nguyên nhân do máu lưu thông lên não kém, lượng máu không đủ để nuôi dưỡng các cơ quan nói chung và các tế bào thần kinh nói riêng.
1.6 Làm tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ mắt
Các tật khúc xạ mắt, điển hình là cận thị thường gặp nhất ở những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, nhất là ngồi không đúng tư thế, ngồi quá sát màn hình vi tính. Ngoài ra, bạn còn có thể bị loạn thị hoặc gặp các bệnh lý về mắt nguy hiểm khác.
2. Hướng dẫn tư thế ngồi làm việc đúng cho dân văn phòng
Để hạn chế tác hại khi ngồi làm việc liên tục trước máy tính, nhân viên văn phòng nên tập thói quen ngồi đúng tư thế. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể và những lưu ý cần thiết:
- Hạ trọng tâm xuống ghế, đầu giữ thẳng so với cột sống
- Vai thả lỏng, khuỷu tay vuông góc đặt trên mặt bàn làm việc
- Lưng thẳng, có thể ngả lưng vào vai ghế khi mỏi để giảm áp lực lên cột sống.
- Chân đặt thoải mái trên mặt phẳng, không đặt vắt chéo hai chân bởi có thể gây áp lực lên phần xương cẳng chân, xương đầu gối và các dây thần kinh.
- Màn hình và bàn phím để thẳng giữa trước mặt, không đặt lệch.
- Tránh tì đè lòng bàn tay của bạn vào bàn phím trong khi đánh máy. Chỉ nên sử dụng đầu các ngón tay, tránh dùng lực mạnh để ấn phím để hạn chế đau mỏi ngón tay.
- Thỉnh thoảng đứng dậy đi lại trong phòng hoặc tập một số bài tập giúp giảm đau lưng và vai gáy dành cho dân văn phòng.
- Nếu bạn sử dụng laptop, ipad hay điện thoại thông minh thay cho máy tính để bàn, tuyệt đối không được nằm trên giường hoặc trên sàn để làm việc.
3. Tư thế ngồi làm việc sai hại đến xương khớp cần tránh
Tư thế ngồi đúng khi làm việc giúp chúng ta duy trì và bảo vệ sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, nhiều người lại ít để ý đến cách ngồi, gây ảnh hưởng đến cột sống, vai gáy. Theo các chuyên gia về xương khớp, dân văn phòng nên tránh các tư thế ngồi dưới đây:
3.1 Ngồi ngửa cổ
Tư thế ngồi ngửa cổ thường gặp khi màn hình máy tính của bạn quá cao so với tầm nhìn. Lúc này, bạn sẽ có xu hướng ngửa cổ, cố rướn người về phía trước để quan sát máy tính. Nếu thói quen này không được thay đổi, nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ sẽ rất cao.
3.2 Tư thế cúi gập cổ
Ngược lại với tư thế ngửa cổ, bạn sẽ có xu hướng gập cổ nếu màn hình máy tính quá thấp hoặc nhìn vào sổ sách, tài liệu trên mặt bàn. Tư này này có thể gây co cứng đốt sống cổ, làm quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn.
3.3 Ngồi chùng lưng
Ngồi chùng lưng tưởng chừng sẽ khiến bạn đỡ mỏi khi làm việc lâu. Tuy nhiên, đây là tư thế không tốt cho cột sống lưng và cột sống cổ. Xương cột sống lúc này được tạo thành hình vòng cung, mắt cũng tiếp xúc gần hơn với tính.
Chỉ nên ngồi chùng lưng một chút khi mỏi. Hoặc bạn có thể dựa vào lưng ghế để cơ thể được thoải mái.
4. Lưu ý giúp dân văn phòng ngừa bệnh xương khớp
Bên cạnh tư thế ngồi làm việc, để ngăn ngừa các bệnh về xương khớp, những người làm việc văn phòng cần chú ý một số vấn đề như:
- Về chế độ ăn uống: Cần ăn uống đủ chất, nhất là các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, uống sữa… và các loại thực phẩm bổ sung chất dịch nhờn tự nhiên cho xương khớp (như quả đậu bắp, rau mồng tơi, rau đay…)
- Chế độ vận động: Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp. Sau khoảng 1 giờ làm việc, nên đứng dậy nghỉ ngơi, đi lại để xương khớp được vận động.
- Bổ sung các sản phẩm bổ xương khớp như: vitamin D, canxi, glucosamin để tăng cường sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
- Thăm khám bác sĩ nếu có các biểu hiện đau xương khớp để có biện pháp khắc phục, cải thiện kịp thời.
Trên đây là hướng dẫn tư thế làm việc cho dân văn phòng để không ảnh hưởng đến xương khớp và những lưu ý để có hệ xương chắc khỏe. Nếu bạn còn băn khoăn nào cần giải đáp, hãy liên hệ với tổng đài 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”