Đau quai hàm: Nguyên nhân, triệu chứng, uống gì khỏi bệnh?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau quai hàm: Nguyên nhân, triệu chứng, uống gì khỏi bệnh?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    07/12/19

    Đau quai hàm là hiện tượng khá phổ biến, nhưng cho rằng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nên nhiều người thường bỏ qua chúng. Vậy đau quai hàm có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào hiệu quả? Cùng xem chia sẻ của Bác sỹ Nguyễn Thị Hằng (Bs Y học cổ truyền) trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (12661 bình chọn)

    1. Đau quai hàm là bệnh gì?

    Bệnh đau quai hàm

    Bệnh đau quai hàm

    Khớp quai hàm thực hiện các hoạt động như ăn, uống, nói chuyện… Đau xương quai hàm là những cơn đau khó chịu xuất hiện tại hàm.

    Ban đầu có thể là cảm giác đau nhẹ, đột ngột xuất hiện và tự biến mất. Nhưng càng về sau này cơn đau sẽ càng dữ dội, kéo dài trong nhiều ngày. Khi đó, chức năng của quai hàm sẽ suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp hàng ngày của bạn.

    Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải hiện tượng đau xương hàm, bất kể là người già hay trẻ nhỏ, nam giới hoặc nữ giới. Nhưng nữ giới trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh thường có nguy cơ mắc cao hơn hẳn.

    2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau quai hàm

    Đau xương quai hàm là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau đây:

    2.1. Rối loạn khớp thái dương hàm

    Có tới 50% người đau quai hàm là do nguyên nhân này gây ra. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ mắc phải bệnh này cao hơn hẳn các nhóm đối tượng khác.

    2.2. Nghiến răng hoặc mở miệng quá rộng

    Nghiến răng nhiều lần hoặc ngủ há miệng quá rộng khi ngủ cũng có thể dẫn đến tổn thương khớp quai hàm và gây ra tình trạng đau nhức.

    Nguyên nhân gây đau quai hàm

    Nguyên nhân gây

    2.3. Viêm tủy xương quai hàm

    Đây là tình trạng nhiễm trùng tại tủy xương quai hàm, ảnh hưởng trực tiếp đến xương và các mô liên quan.

    2.4. Thoái hóa khớp xương hàm

    Thoái hóa khớp xương hàm có thể khiến bề mặt xương mỏng đi. Khi hoạt động, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau và gây ra đau nhức.

    2.5. Viêm màng hoạt dịch

    Lớp lót của khớp quai hàm hoặc dây chằng nối bị viêm cũng gây đau ở quai hàm.

    2.6. Bệnh về răng miệng

    Các bệnh như: sâu răng, viêm chân răng, sưng nướu, răng mọc lệch… cũng có thể gây đau quai hàm trái hoặc phải

    Đau quai hàm do vấn đề răng miệng

    Đau quai hàm do vấn đề răng miệng

    2.7. Các vấn đề về viêm xoang

    Những vấn đề tại khoang mũi cũng có thể tạo ra các ảnh hưởng tới quai hàm.

    Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, nhức đầu hay đau dây thần kinh quai hàm cũng gây ra cảm giác đau tại khớp xương này.

    3. Triệu chứng bệnh đau quai hàm

    Một số triệu chứng thông thường bao gồm đau quai hàm gần tai, cứng quai hàm, hoặc nhức đầu. (Theo helobacsi.com)

    3.1. Triệu chứng phổ biến

    Phổ biến nhất là triệu chứng đau quai hàm bên trái hoặc bên phải, đau dưới tai. Cụ thể, bạn sẽ thấy đau khi thực hiện các hoạt động như:

    – Há miệng

    – Nhai, nhuốt thức ăn

    – Uống nước

    – Nói chuyện

    – Ngáp

    Triệu chứng đau quai hàm

    Triệu chứng đau quai hàm

    3.2. Một số triệu chứng khác

    Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị:

    – Sưng một bên má hay đau nhức cả một vùng mặt

    – Nóng sốt

    – Ù tai, chóng mặt.

    – Khi tình trạng trở nên nặng hơn, sẽ phát ra các tiếng kêu lục cục tại khớp, đau liên hồi.

    – Thậm chí, bạn không thể há miệng ra hoặc khép miệng lại do quai hàm bị co cứng.

    Đau quai hàm rất dễ nhầm với các bệnh như viêm tuyến nước bọt, viêm tai giữa… Do đó, cần tới cơ sở y tế để thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường tại khu vực này. Phát hiện bệnh từ sớm sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng đạt được hiệu quả. Rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.

    4. Chẩn đoán đau quai hàm

    Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau quai hàm, từ đó sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả. Để làm được điều này, bác sỹ cần thực hiện các hành động sau:

    4.1. Chẩn đoán lâm sàng

    Khám lâm sàng, bao gồm đánh giá các dây thần kinh, xương cổ, hàm, miệng và cơ bắp.

    4.2. Chẩn đoán hình ảnh

    Chụp X-quang hoặc MRI sẽ thu được hình ảnh khớp quai hàm có bị tổn thương hay không và mức độ tổn thương hiện tại như thế nào?

    Chẩn đoán đau quai hàm

    Hình ảnh khớp quai hàm

    4.3. Xét nghiệm máu

    Xét nghiệm tốc độ máu lắng.

    Thông qua quá trình thăm khám và xét nghiệm, nếu bác sỹ nghi ngờ về một nguyên nhân nào đó, họ có thể chỉ định để bạn làm thêm các xét nghiệm khác để có đủ cơ sở kết luận về bệnh.

    5. Điều trị đau quai hàm

    Việc điều trị đau quai hàm sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, căn cứ vào đó bác sỹ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị cụ thể:

    5.1. Điều trị nha khoa

    Nếu xuất phát từ các bệnh về răng miệng, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp như: niềng răng, nhổ răng, chỉnh khớp cắn…

    5.2. Điều trị bằng thuốc tây

    Đau quai hàm uống thuốc gì

    Đau quai hàm uống thuốc gì

    Người bệnh sẽ được bác sỹ chỉ định các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid và kháng sinh:

    – Thuốc giảm đau: Paracetamol giúp giảm đau hiệu quả nhưng không kháng viêm.

    – Thuốc kháng viêm không steroid: Aspirin, Diclofenac, Meloxicam… Được sử dụng trong trường hợp đau do viêm khớp.

    – Thuốc kháng sinh: Penicillin G, oxacillin… Được sử dụng trong trường hợp đau do nhiễm khuẩn.

    – Corticosteroid: Có tác dụng kháng viêm rất tốt nhưng nguy cơ tác dụng phụ cao nên cần cân nhắc khi sử dụng.

    Kết hợp với việc sử dụng thuốc, bác sỹ có thể chỉ định thêm các phương pháp vật lý trị liệu như: chiếu tia hồng ngoại, xoa bóp cơ, chườm nóng, chườm lạnh để tăng hiệu quả điều trị. Bạn cũng nên tập luyện các động tác căng duỗi, mát xa để giúp quai hàm tăng cường sức mạnh.

    5.3. Phẫu thuật hàm

    Trường hợp người bệnh bị đau dữ dội, kéo dài nhiều ngày và các biện pháp điều trị khác không đáp ứng hiệu quả sẽ được bác sỹ đề nghị làm phẫu thuật để khắc phục.

    Phẫu thuật khớp quai hàm là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành bởi các bác sỹ có tay nghề cao và tại các bệnh viện lớn.

    5.4. Điều trị bằng Đông y

    Sử dụng thuốc Đông y

    Đông y chữa đau quai hàm

    Trong trường hợp đau quai hàm xuất phát từ nguyên nhân các bệnh lý về đau nhức xương khớp, những loại thuốc kể trên sẽ không giúp chữa dứt điểm bệnh mà chỉ có tác dụng giảm đau, giảm viêm tạm thời. Do vậy, bệnh có thể tái phát lại bất cứ lúc nào và trở nên trầm trọng hơn.

    Bên cạnh đó, thuốc tây cũng tiềm ẩn nguy cơ về tác dụng phụ nên người bệnh không được tùy tiện sử dụng mà cần được chỉ định bởi bác sỹ.

    Hiện nay, xu thế của người bị đau nhức xương khớp là sử dụng các sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên giúp điều trị bệnh từ gốc, đồng thời giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

    6. Đau quai hàm nên ăn gì và kiêng gì?

    Chữa bệnh là một quá trình kết hợp việc dùng thuốc, ăn uống và thay đổi các thói quen sinh hoạt. Sau đây là một số lời khuyên để việc chữa trị bệnh thêm hiệu quả.

    6.1. Thực phẩm nên ăn

    – Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi… giúp xương chắc khỏe

    – Người bệnh chỉ cần há miệng cũng gây đau ở quai hàm. Do đó, nên lựa chọn thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt.

    – Nên nấu chín mềm và cắt thực phẩm ra thành những miếng nhỏ.

    Thực phẩm tốt cho người đau quai hàm

    Thực phẩm tốt cho người đau quai hàm

    6.2. Thực phẩm nên tránh

    -Các loại thực phẩm dễ dính và dai, giòn có thể gây căng, mỏi khớp hàm.

    -Sườn sụn, thịt dai như thịt bò khô, nước đá.

    -Đồ ăn cay, nóng…

    -Tránh các loại bia, rượu, cà phê, chất kích thích ngăn chặn cơn đau nhức quai hàm tăng thêm.

    Đau quai hàm kiêng gì

    Thực phẩm nên kiêng

    7. Phòng ngừa đau ở quai hàm

    – Không nên nhai kẹo cao su, không dùng răng cắn các vật cứng.

    – Tránh ăn các thực phẩm quá cứng hoặc quái dai.

    – Dùng tay đỡ quai hàm dưới khi ngáp

    – Điều chỉnh thói quen nghiến răng khi ngủ (Có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bác sỹ nha khoa).

    – Nhai đều hai bên răng, tránh nhai quá nhiều một bên.

    – Học cách thư giãn quai hàm, mát xa quai hàm.

    Đau quai hàm ít khi được người bệnh quan tâm đúng mức. Chỉ khi bị đau quá, khớp hàm không thể cử động bình thường người bệnh mới đi thăm khám. Khi đó, cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng, việc điều trị cũng gặp phải nhiều khó khăn. Nếu bạn đang nghi ngờ mình có dấu hiệu bị đau ở quai hàm, hãy liên hệ ngay với Dược sỹ theo hotline 0865344349 nhé.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    57 bình luận cho “Đau quai hàm: Nguyên nhân, triệu chứng, uống gì khỏi bệnh?”

    1. Td viết:

      Cháu bị đau quai hàm sưng bên má trái và đang mọc răng khôn bên trái. Cháu đau ù tai và ko mở miệng hoặc cắn chặt răng đc. Xin Bs cho cháu biết triệu như vậy là cháu bị làm sao ạ

    2. Chu kiều viết:

      Chào bác sĩ ạ, cháu bị đau hai bên hàm gần tai, đầu hai bên thái dương, day hàm sang hai bên thấy đau và nghe lục cục, đau nhức tai và ù tai đau đầu xin hỏi cháu bị sao , uống thuốc gì ạ

    3. hk viết:

      Dạ cháu bị đau quai hàm trái, răng khôn đang mọc cả 2 bên. Mỗi lần mở miệng hơi to là đau bên hàm trái, cảm giác hơi nhói lên ở tai trái ạ. Xin bác sĩ tư vấn giúp ạ

      • Chào cháu, tình trạng của cháu là do phản ứng viêm của quá trình mọc răng số 8 nên không có gì đáng lo ngại. Cháu nên đến nha khoa để kiểm tra các răng này có mọc đúng vị trí không để kịp thời xử lý cháu nhé. Ngoài ra thời gian này, cháu nên ăn uống những thức ăn mềm như cháo, sữa, súc miệng nước muối loãng và có thể chườm lạnh giảm đau khi cần thiết.

    4. Thắng viết:

      Chào bsi .cháu nhổ răng số 8 đc 3 tuần rồi nhưng hiện tại cháu không há to ra dc .mà há to ra thi đau lắm xin bsi tư vấn giúp cháu voi

    5. Tuyen viết:

      Chao bác si , hien tai chau bi dau quai ham Ben phai cua mat, khi chau ngap se bi dau, khi chai ha mieng nho an thi bt , con ha mieng to se bi dau, vay xin hoi bác si chau di toi dau kham ạ?

      • Chào bạn,
        Tình trạng đau quai hàm của bạn lâu chưa? Bạn có đang gặp vấn đề gì về răng miệng, chẳng hạn như đang mọc răng số 8 không ạ? Nếu không có thì bạn có thể đến khoa cơ-xương- khớp của các bệnh viện uy tín để thăm khám nhé. Thời gian này bạn chú ý ăn các thức ăn mềm, có thể dùng tay đỡ quai hàm dưới khi ngáp hoặc há miệng to, tránh ăn uống các thức ăn cay, nóng…làm gia tăng tình trạng trạng viêm đau bạn nhé.

    6. Duy viết:

      Mình bị đau hàm ngay phía tay dưới bên phải cũng được 1 tuần rồi không biết xử lí như thế nào.

      • Chào bạn, bạn có đang gặp vấn đề gì về răng miệng, ví dụ như mọc răng số 8, viêm tuyến nước bọt hay không ? Bạn nên đến khoa Răng-hàm-mặt hoặc Cơ-xương-khớp để có chẩn đoán chính xác nhất. Hiện tại, bạn nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, tránh các thức ăn cứng như sườn, sụn, các thức ăn cay nóng và tập nhai đều 2 bên nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. Trang hảii viết:

      Chào bác sĩ, cháu cuối năm lớp 9 đột nhiên bị đau một bên hàm phải, sau đó thì đỡ nhưng lại bị lại cho tới giờ gần hết lớp 12 là đã được 3 năm. Mặt ngày một sưng bên má phải phần góc hàm, chỉ cần ăn gì đó là thấy đau hoặc cử động mạnh là đau. Cảm giác ngày càng căng bên má phải. Cháu rất lo mong bác sĩ tư vấn thêm cho cháu biết đây là bệnh gì ạ

      • Chào cháu, tình trạng đau góc hàm ở người trẻ có thể gặp do các bệnh liên quan đến răng miệng như: sâu răng, mọc răng số 8 hay viêm tuyến nước bọt, viêm tai giữa…Vì vậy, cháu cần đến nha khoa hoặc khoa tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác nhé. Hiện tại cháu nên ăn các thức ăn mềm, dạng lỏng, tránh ăn các thức ăn quá cay, nóng; có thể chườm mát, massage nhẹ vùng bị đau cũng giúp cải thiện được tình trạng trên. Chúc cháu sức khỏe !

    8. Ngô Đức Huy viết:

      Cháu bị đau quai hàm bên trái. Có lẽ là do cháu hay ngáp gây căng ở vùng hàm. Và có nhai sụn sườn non nên đau. Chỉ khi cử động hàm qua trái qua phải. Há miệng rộng và ngáp thì gây đau vòn lại thì hoạt động bình thường. Thì nên điều trị như nào ạ.

      • Chào cháu, với những biểu hiện trên thì có thể là do thói quen ngáp, nhai của cháu chưa đúng. Tuy nhiên cũng không loại trừ đau quai hàm do viêm nhiễm tai-mũi-họng, bệnh răng miệng…Hiện tại cháu nên ăn nhức thức ăn mềm,lỏng, dễ nuốt. Tập nhai đều 2 bên hàm, khi ngáp có thể đưa tay lên đỡ bên hàm bị đau, có thể massage nhẹ vùng khớp bị đau, hạn chế ăn những thức ăn cay, nóng…Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, cháu nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám cụ thể nhé. Chúc cháu sức khỏe!

    9. Haphii viết:

      Bác sĩ con bị đau quai hàm khi mở rộng miệng ra thì kh đầu nhưng khi đưa miệng qua trái phải bị đau ngáp cũng đau ăn cũng đau dây là chịu trứng gì vậy ạ bác sĩ

      • Chào cháu, ngoài đau quai hàm, cháu còn triệu chứng gì khác nữa không? Đau quai hàm thường gặp do rất nhiều nguyên nhân, có thể do các bệnh lý về răng miệng, viêm tuyến nước bọt, sai khớp cắn…Vì vậy, để biết chính xác, cháu nên đi thăm khám cụ thể. Hiện tại, cháu nên lựa chọn các thức ăn mềm, dễ nuốt, tránh các thức ăn cứng, cay nóng. Chúc cháu mau khỏe!

    10. Tiên viết:

      Dạ thưa bác sĩ . Con bị đau hàm bên phải . Khi nhai rất khó khăn , nó đau bên phải ạ . Nhưng bth thì k gây đau nhức gì cả chỉ trừ khi ăn thôi. Ngáp cũng rất đau . Không biết con bị gì ạ

      • Chào cháu, tình trạng đau nhức hàm xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể do viêm tai- mũi- họng, viêm tuyến nước bọt hoặc mọc răng số 8, viêm lợi. Vì vậy, để biết chính xác nguyên nhân, cháu nên đi thăm khám cụ thể. Hiện tại, cháu nên ăn các thức ăn mềm, dạng lỏng, tránh ăn các thức ăn quá chua cay, tập nhai đều 2 bên. Khi ngáp có thể dùng tay đỡ bên hàm bị đau. Chúc cháu mau khỏi!

    11. hùng viết:

      chào bác sỹ cháu thuong bi dau răng không biết nguyên nhân do đâu

      • Hiện tượng đau răng có nhiều nguyên nhân, có thể do răng của cháu bị sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, mọc răng khôn… cháu nên cung cấp rõ ràng các triệu chứng hơn, để biết rõ nguyên nhân hơn cháu nên đến nha khoa để các bác sĩ khám và có hướng điều trị cho cháu.

    12. Phan thị năm viết:

      Chào bác sĩ con bị đau xương hàm trên bên trái đau dưới tai và đau nhói vào trong tai.bác sĩ cho con hỏi con gặp bệnh lý gì cách chữa trị. Con có tiền sử đau xoang

      • Chào bạn, bạn có cảm thấy đau nhức vùng má kèm đau hốc mắt cánh mũi không? Triệu chứng có tăng lên khi căn và khi nhai thức ăn không? Bạn có thói quen Triệu chứng của bạn nhiều khả năng bị viêm rối loạn khớp thái dương hàm. Bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ có biện pháp thăm khám chẩn đoán chính xác hơn. Từ đó mới có phương pháp điều trị hợp lý. Về lối sống bạn lưu ý dùng thực phẩm mềm dê nhai, và mỗi ngày dành 10-15 phút xoa bóp khớp hàm.

    13. NGỌC TRƯỜNG viết:

      Em vừa nhổ răng khôn bên phải được khoảng 2 tháng rồi bây giờ chỗ quai hàm khi hã miệng ra thì em thấy chỗ xương nhô ra ấy đâu
      Không biết đó có phải lí dó em bị đau nhức không ạ

    14. như viết:

      Chào bác sĩ em bị đau quai hàm do em ngủ miệng mở nên dậy bị đau nó đau hồi qua nay nên em muốn kham khảo thử xem có cách nào trị không ạ

      • Chào bạn, trường hợp này tuỳ theo mức độ tổn thương ở quai hàm mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp, trước mắt bạn có thể lấy khăn chườm nước ấm đắp lên phần quai hàm bị đau, nếu tình trạng kéo dài bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được chụp chiếu xem mức độ tổn thương, kê thuốc và nắn chỉnh lại quai hàm phù hợp. Bạn cũng nên lưu ý không nên nghiến răng, ngáp quá to hoặc cười lớn đột ngột. Ăn các thức ăn mềm, lỏng, hạn chế đồ ăn khô cứng trong thời gian này nhé.

    15. Hoàng Thu Trà viết:

      Chào bác sĩ ạ, cháu bị đau quai hàm phải khoảng một tuần r ạ. Mới đầu chỉ hơi nhức mỏi nên cháu k để ý lắm nhưng bây giờ vùng đau lan lên thái dương ạ, c nố chuyện cũng đau, ăn hay uống nước cũng đau, thậm chí nuốt nước bọt cũng đau ạ, cháu phải làm sao ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ

      • Chào bạn, bạn năm nay bao nhiêu tuổi? Bình thường bạn có hay ăn các thức ăn dai không? khi bạn nhai hay cử động khớp, phần bị đau có tiếng kêu lục khục không? Bạn có thể bị viêm khớp thái dương hàm, bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và cho phác đồ điều trị cho bệnh của bạn nhé. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý lối sống sinh hoạt: Không ăn thức ăn quá cứng hoặc quá dai, hạn chế một số thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng tay… và luôn giữ tâm trạng thoải mái hạn chế stress nhé. Chúc bạn sớm mạnh khoẻ!

    16. Tuấn kiệt viết:

      Bác si cho e hoi bên hàm trái e có nổi mụt khoảng đầu ngon tay la bị s v bac si

      • Chào bạn, việc mọc mụn ở hàm trái có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ, do chế độ ăn uống nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ… Do thức khuya, thường xuyên căng thẳng stress, hoặc cũng có thể do bạn không vệ sinh rửa mặt thường xuyên hoặc dùng phải mỹ phẩm chăm sóc da mặt kém chất lượng. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để dược sĩ Tâm Bình hỗ trợ cụ thể hơn cho bạn bằng cách để lại số điện thoại hoặc gọi vào hotline Tâm Bình: 0343446699. Bạn cũng có thể đến cơ sở y tế để bác sĩ có phương pháp chẩn đoán nguyên nhân chính xác nhất, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Chúc bạn chóng khoẻ!

    17. Ngân viết:

      Bác sĩ ơi. Con bị đau quai hàm trái. Lúc đầu thì ko mở miệng to ra đc nhưng ko đau. Lúc sau thì tự biến mất .Con cứ tưởng hết và ăn đồ ăn dai và bị đau ạ đau hơn lúc đầu há miệng ra là đau. Từ lúc đầu tới lúc sau là cỡ 1tuần rồi bsi.
      Có bị nguy hiểm j ko ạ ?

      • Chào cháu, Bình thường cháu có hay căng thẳng stress không? Cháu có hay nghiến răng không? Cháu có hay ăn các thức ăn dai và hay sử dụng hàm bên trái không? Tình trạng của cháu có thể bị bệnh rối loạn khớp thái dương hàm, đây là một hội chứng hay gặp. Tốt nhất cháu nên đến các cơ sở y tế để được khám kĩ và được kê thuốc điều trị sớm nhé.
        Chúc cháu mạnh khoẻ!

    18. Quỳmh viết:

      Cháu bị sưng quai hàm bên phải, mới đầu chỉ hơi đau nhưg mấy hôm sau lại bắt đầu đau trở lại. Cháu đi khám ở phòng khám tai mũi họng thì chuẩn đoán là viêm sương quai hàm do viruss quai bị gây ra. Liệu cháu có phải kiêng giống như quai bị như gió… ko ạ? Cháu có nên đến bệnh viện để xét nghiệm và chụp chiếu ko ạ

      • Chào bạn, virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus, lây truyền qua đường hô hấp qua các bụi nước của hơi thở từ người bệnh sang người lành khi người bị nhiễm virus hắt hơi hoặc ho không che miệng, sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh hoặc hôn nhau. Cần biết nếu bạn bị sưng quai hàm do virus quai bị thì cách điều trị sẽ khác với viêm khớp hàm, tuyến nước bọt do vi khuẩn hoặc virus khác (thường khởi phát sau viêm amidan, viêm lợi, chảy máu…)
        Bạn có thể cung cấp thêm thông tin triệu chứng bệnh được không? Nếu có thời gian bạn có thể đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám chụp chiếu và chẩn đoán chính xác.
        Nếu do virus quai bị sau khi kết thúc thời gian đầu ủ bệnh và khởi phát bệnh, bạn thường bị sốt cao kèm theo đau đầu mệt mỏi, sưng 2 bên (vẫn có thể sưng 1 bên nhưng tỉ lệ thấp hơn). Nếu là vậy bạn nên kiêng gió và nước lạnh (tuy nhiên vẫn nên tắm, giữ vệ sinh cá nhân bằng nước ấm), nghỉ ngơi để giảm đau, sử dụng riêng các vận dụng cá nhân và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ bạn nhé.
        Chúc bạn sớm khoẻ!

    19. Nguyên đặng viết:

      Hôm nay cháu tự dưng sau khi vừa nói vừa ngáp thì bii đau quai hàm bên trái :(( tới giờ ăn uống cũng đau mà ngáp cũng đau, cháu k có mọc răng hiện tại thì cháy bị gì vậy bác sĩ?

      • Chào bạn, tình trạng của bạn có khả năng do lúc ngáp mở miệng quá rộng dẫn đến tổn thương khớp quai hàm, nếu bạn đau ở mức độ nhẹ tạm thời bạn nên đổi chế độ ăn sáng các thức ăn mềm; thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng vùng hàm bị đau. Nếu tình trạng không thể tự khỏi sau vài ngày bạn có thể đến cơ sở y tế để được thăm khám xác định mức độ tổn thương và cho thuốc điều trị nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    20. Hạnh viết:

      Chào bác sĩ
      Cháu mới ngủ dậy thì bị đau phần cuối quai hàm dưới dái tai bên trái, đụng vào thì có cục gì , ấn vô thì đau mở miệng ngáp to cũng đau
      Cho hỏi cháu đang bị gì và có nguy hiểm ko ạ

      • Chào bạn, trường hợp của bạn có thể do ngủ sai tư thế, há miệng quá to khi ngáp nên gây rối loạn khớp thái dương hàm trái. Nếu tình trạng vẫn đau âm ỉ và không đỡ sau 1-2 ngày thì bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ xem xét và kê đơn thuốc cho bạn nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    21. vân anh viết:

      dạ,cho cháu hổi là do trơn trượt nên cháu bị té và đập cằm xuongs,sau đó cháu thấy đau ở bên hàm phải,khi ăn,cả khi mở miệng,xin tư vấn giúp cháu ạ

      • Chào bạn, tình trạng của bạn nhiều khả năng do va đập nên chấn thương ở vùng xương hàm phải, không biết bạn bị từ bao giờ và bạn đau ê ẩm hay đau nhức dữ dội khó mở miệng? Nếu tình trạng vẫn kéo dài hoặc vùng bị thương sưng viêm nặng thì bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ xem xét mức độ tổn thương từ đó có thuốc và phương pháp điều trị thích hợp nhé.
        Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để hỗ trợ giảm đau nhức: Chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng quanh phần bị đau, ăn các thức ăn mềm như cháo, hạn chế vận động quá mức ở vùng xương hàm.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    22. Lê quý viết:

      Chào bác sĩ
      Hiện tại cháu cảm thấy là
      Khi cháu há mạng ra thì thấy nhói bên trai trái ạ
      Cháu bị gì vậy ạ

      • Chào bạn, nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào khác thì tình trạng của bạn có thể do viêm, sai khớp hàm, lệch khớp hàm, bạn nên khám lại ở chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ xem xét tình trạng xem có sai lệch, viêm ở vị trí nào để tiến hành kê thuốc và nắn chỉnh cho phù hợp nhé.
        Chúc bạn năm mới thật nhiều sức khỏe!

    23. Thuu viết:

      Bác sĩ ơi em ko bt em có bị chèo quai ham ko nhưng hôm nay đi khám răng bác sĩ nha khoa nói e bị chèo quai hàm ..khi em há miếng to ra khi đóng miệng lại thì có cảm giác hơi nặng ở hai bên trái phải.Bác sĩ có thể cho em biết mức độ nào mà ta cần đi tới bác sĩ khi chèo quai hàm ạ .

      • Chào bạn, theo y học hiện nay Trẹo quai hàm không thể tự khỏi được, do đó bạn nên gặp bác sĩ điều trị để xem xét ở mức độ nặng nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp nắn chỉnh phù hợp. Lưu ý không tự nắn tại nhà. Ngoài ra sau khi bác sĩ giúp bạn chỉnh lại thì bạn lưu ý:
        – Bỏ thói quen ăn nhai nghiến răng, không được va chạm mạnh đến vùng quai hàm.
        – Không nên ngáp to hoặc cười lớn đột ngột vì sẽ rất dễ khiến cho xương quai hàm bị dãn rộng
        – Tích cực áp dụng các động tác xoa bóp vùng mặt một cách nhẹ nhàng. Các động tác xoa bóp nhẹ xung quanh hàm nhiều lần sẽ giúp quai hàm trở nên dẻo dai hơn.
        – Thời gian đầu, lựa chọn các loại thức ăn mềm, lỏng, tránh thực phẩm quá cứng hoặc giòn
        – Bạn cũng có thể chườm khăn tẩm nước ấm nếu gặp phải các chứng chuột rút, co cứng ở khu vực quai hàm.
        Chúc bạn sức khỏe!

    24. Trần thị diu viết:

      Xin chào bác sỹ .hiện tại tôi thường xuyên mỏi cả hai hàm lên thái dương rôi đau đầu .xin hỏi bác sy như vậy là biểu hienj của bệnh gì ạ
      Có thuôc gì uông k ạ

      • Chào bạn, tình trạng của bạn nhiều khả năng là viêm khớp thái dương hàm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: thói quen nghiến răng hoặc mở miệng khá rộng, bệnh về răng miệng (sâu răng, răng mọc lệch, sưng nướu), viêm xoang…
        Bạn nên đến khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp (dùng thuốc, nắn chỉnh lại phần hàm bị lệch…)
        Chúc bạn sức khỏe!

    25. Nhung viết:

      Chào bác sĩ, hiện tại cháu đang bị đau quai hàm bên trái và cháu từng bị viêm xoang và đau nhức nửa đầu. Mỗi khi cháu há miệng để ăn thức ăn thì cháu thấy đau và khó chịu. Vì do 1 số lí do riêng nên cháu chưa đi khám được và cháu muốn hỏi bác sĩ việc sử dụng túi chườm nóng lạnh kết hợp mát sa vùng bị đau có khỏi hẳn được triệu chứng đau quai hàm này không ạ ?

      • Chào bạn, tình trạng của bạn gợi ý nhiều đến rối loạn khớp thái dương hàm, viêm quai hàm. Nguyên nhân liên quan đến tiền sử viêm xoang. Các biện pháp chườm nóng, chườm lạnh và mát sa có thể giảm nhẹ triệu chứng đau nhưng khó có thể dứt điểm hoàn toàn tình trạng. Vì vậy bạn nên xem xét thăm khám bác sĩ để điều trị nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    26. Tuyết Trinh viết:

      Chào bác sĩ, hiện tại cháu bị mỏi cơ hàm. Ăn uống khó khăn, há miệng ra là có tiếng lụp cụp . bác cho cháu hỏi cách khắc phục và điều trị như thế nào là đúng cách được không ạ

      • Chào bạn, biểu hiện của bạn có thể gợi ý đến rối loạn khớp thái dương hàm, gây ra đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đâylà một bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng. Tuy nhiên, nữ giới dậy thì và mãn kinh có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng trên như:
        – Chấn thương vùng hàm mặt do tai nạn giao thông, bị ngã khi lao động hoặc va đập khi chơi thể thao.
        – Các động tác như há miệng quá rộng đột ngột, nghiến răng lúc ngủ hay nhai kẹo cao su làm siết chặt hàm, tạo áp lực lớn tác động lên khớp thái dương hàm cũng làm tăng nguy cơ gây viêm.
        – Ngoài ra, hiện tượng răng mọc lệch, mọc chen chúc hoặc các can thiệp như nhổ răng hàm, nhổ răng khôn, các sang chấn tâm lý, stress đều có thể gây viêm khớp thái dương hàm.
        Bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được điều trị cụ thể nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    27. Thanh Nhẫn viết:

      Hiện tại thì con đang bị đau 2 bên quai hàm trước kia thì chỉ đau nhẹ nhưng thời gian gần đây thì trở nặng hơn con nhai cơm cx đau bác sĩ giúp con với ạ

      • Chào bạn, đau quai hàm có thể do nhiều nguyên nhân như rối loạn khớp thái dương hàm, do nghiến răng hoặc mở miệng quá rộng, viêm màng hoạt dịch hoặc bệnh về răng miệng.
        Dạo gần đây bạn có bất thường gì trong ăn uống hoặc có bệnh lý gì về răng miệng không? Bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ cho bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    28. Nguyễn lân viết:

      Tôi bịt đau hàm.phải.ăn đau…gần tai nên làm nhức đầu.. xương hàm keu rộm rộm… tôi tiền sử bị tháp khớp chân khớm tay chân nhức mỏi… hiện nay khớp hàm đau nhức khi ăn và làm nhức đầu xin tư vấn ah?

      • Chào bạn, hiện tượng đau nhức hàm có thể do nhiều nguyên nhân như: Do nghiến răng hoặc mở miệng quá rộng, do bệnh về răng miệng, do viêm tủy xương quai hàm… Bạn lại có tiền sử bị thấp khớp chân tay thì càng làm tăng nguy cơ. Bạn nên đến khám bác sĩ để xác định xem có tổn thương khớp hàm không từ đó sẽ có thuốc và biện pháp nắn chỉnh (nếu cần). Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp thêm các liệu pháp bổ trợ tạm thời như chườm khăn ấm lên chỗ đau bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    29. Nguyễn thị anh viết:

      Chào bác sĩ mẹ tôi ngoài 65 và răng đã nhổ do đau .nhưng nay bà bị đau hai bên quai hàm và nhiệt cả khoang miệng .nhờ bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ.cảm ơn bs nhiều ạ

      • Chào bạn, hiện tượng đau quai hàm có thể do nhiều nguyên nhân như rối loạn khớp thái dương hàm, viêm quai hàm, viêm màng hoạt dịch hoặc các bệnh về răng miệng. Bạn nên đưa bác đi khám ở chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó có biện pháp điều trị hợp lý.
        Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

    30. Lan viết:

      Chào bác sĩ, cháu thức dậy tự dưng bị đau quai hàm bên trái gần tai. Không có dấu hiệu mọc răng hay sâu răng gì hết ạ. Đụng vào cảm thấy hơi sưng và nhức, khi mở miệng sẽ thấy nhức ở đó ạ

      • Chào Lan, vùng đau quay hàm không chỉ liên quan đến răng mà còn có thể do 1 số nguyên nhân liên quan đến dây thần kinh xung quanh vùng này, một số bệnh lý như viêm màng hoạt dịch, viêm xoang, thoái hóa khớp xương hàm…Do đó, nếu bạn đã bị 1 thời gian mà chưa rõ nguyên nhân, bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và có chỉ định chính xác về nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp nhé
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cà tím chữa bệnh khớp có hiệu quả không? Chuyên gia mách bạn! 19/01/21
      Cà tím chữa bệnh khớp là bài thuốc trong dân gian đã được rất nhiều người áp dụng và có…
      Gai cột sống có nên tập gym? Tập đúng cách mới đỡ bệnh 15/03/21
      Gai cột sống có nên tập gym là câu hỏi của anh Lê Hữu Tuấn (39 tuổi ở Triệu Sơn…
      7 đốt sống cổ: Cấu tạo, đặc điểm, chức năng và các bệnh lý liên quan 01/02/21
      7 đốt sống cổ đóng vai trò quan trọng, nâng đỡ đầu và được cấu tạo để dễ dàng xoay…
      Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 07/12/23
      Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, khó khăn khi vận động, thậm…
      Xem thêm