Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân – triệu chứng – cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân – triệu chứng – cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    25/12/21

    Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Để tìm ra hướng giải quyết dứt điểm căn bệnh này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

    5/5 - (46 bình chọn)

    1. Viêm khớp thái dương hàm là gì?

    Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ ở mỗi bên mặt. Nó giúp hàm đóng mở để thực hiện các hoạt động nhai, nói, nuốt… Khớp này di chuyển 3 chiều, được cấu tạo từ xương, sụn khớp, dây chằng, đĩa khớp, bao khớp. Bất kỳ thành phần cấu tạo nào bị tổn thương đều có thể gây ra tình trạng viêm khớp.

    Viêm khớp thái dương hàm (còn gọi là rối loạn khớp thái dương hàm) gây đau, co thắt, mất cân bằng khớp, ảnh hưởng tới chức năng của khớp. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một loạt các biểu hiện khó chịu khác và làm mất thẩm mỹ của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác.

    Viêm khớp thái dương hàm

    2. Dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm

    Triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm thường bị nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý khác. Bệnh diễn biến âm thầm sau một thời gian các dấu hiệu bệnh mới rõ ràng. Dưới đây là các triệu chứng cơ bản:

    dấu hiệu Triệu chứng cụ thể
    Đau vùng khớp thái dương hàm  Đau ở một hoặc cả hai bên mặt

    Cơn đau tăng dần từ nhẹ tới dữ dội, đặc biệt là khi nhai

    Đau nhức ở các vùng lân cận Đau trong và xung quanh tai, ù tai

    Đau nhức mắt, hoa mắt.

    Đau đầu

    Đau lan xuống cổ, gáy

    Khó khăn trong cử động khớp Cử động mở, khép miệng rất khó khăn. Nếu ở tình trạng nặng, người bệnh không thể há miệng
    Tiếng lục cục tại khớp Khi há miệng, nhai thức ăn thì có tiếng lục cục
    Biến dạng khuôn mặt Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch có thể gây phì đại cơ nhai, sưng to mặt, mặt mất cân đối
    Sốt Nóng, sốt, khó chịu trong người, đặc biệt là vào chiều tối

    3. Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

    Bệnh ảnh hưởng tới chức năng nói, ăn của người bệnh. Điều này gây tác động nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày cũng như việc đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu bệnh kéo dài, diễn biến ngày trầm trọng hơn sẽ dẫn tới biến chứng như: Giãn khớp do viêm khớp thái dương hàm nổi hạch, khớp giãn có thể gây trật khớp, dính khớp. Cuối cùng bệnh có thể gây thủng đĩa khớp, phá hủy đầu xương, xơ cứng khớp khiến người bệnh không thể há miệng được.

    4. Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm

    Bệnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là các yếu tố sau:

    4.1. Biến chứng của các bệnh lý khác

    Đây được coi là nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp hàm thái dương. Một số bệnh lý có thể kể đến là:

    – Nhiễm khuẩn

    Thoái hóa khớp: Khớp thái dương hàm thường là khớp bị ảnh hưởng sau cùng do thoái hóa khớp. Tình trạng này thường xảy ra ở người cao tuổi.

    Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp chiếm tới 50% nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm.

    4.2. Biến dạng bẩm sinh

    Những biến dạng bẩm sinh của xương mặt có thể gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của răng, hàm. Lâu dần nó sẽ gây viêm nhiễm. Nó có thể bao gồm khớp cắn lệch, răng mọc không đều…

    Biến dạng bẩm sinh gây viêm khớp thái dương hàm

    Lệch khớp cắn có thể gây bệnh

    4.3. Chấn thương

    Các chấn thương gặp phải trong lao động, tham gia giao thông hoặc sinh hoạt thường ngày cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Những va đập tại mặt, hàm có thể tạo ra những tổn thương ở khớp thái dương hàm. Đôi khi chấn thương có thể xảy ra do há miệng quá rộng một cách đột ngột.

    4.4. Thói quen xấu

    Đối với một số trường hợp, khớp thái dương hàm bị tổn thương do một số thói quen xấu của người bệnh. Có thể kể đến như thường xuyên nghiến chặt hàm răng, mài răng vào nhau, để cơ hàm phải làm việc liên tục, nhai một bên, cắn móng tay… Đôi khi người bệnh không tự ý thức được điều này bởi có thể hiện tượng nghiến, mài răng chỉ xảy ra vào lúc ngủ.

    Thói quen xấu gây viêm khớp thái dương hàm

    Cắn móng tay là một trong những thói quen xấu có thể gây bệnh

    5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ? Viêm khớp thái dương hàm khám ở đâu?

    Khi xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh:

    – Đau kéo dài hơn 1 tuần dù đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.

    – Đau khi mở miệng hoặc đánh răng

    – Há miệng có tiếng khớp kêu lục cục

    – Không há hoặc đóng được miệng. Nhai khó khăn.

    Viêm khớp thái dương hàm khi nào cần tới gặp bác sĩ

    Không há được miệng là một dấu hiệu cần gặp bác sĩ ngay

    Việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín sẽ giúp chẩn đoán và đưa ra pháp đồ điều trị chính xác, hiệu quả. Nếu bạn ở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng các vùng lân cận có thể thăm khám tại một số địa chỉ sau:

    – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

    – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

    – Bệnh viện Quân y 103

    – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh

    – Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh

    – Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

    6. Chẩn đoán

    Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp sau:

    – Khám lâm sàng: Xem xét triệu chứng, hỏi người bệnh về tiền sử bệnh, kiểm tra tầm vận động của khớp

    – Chụp X-quang

    – Chụp CT

    – Chụp MRI

    – Nội soi khớp

    – Xét nghiệm máu

    7. Điều trị viêm khớp thái dương hàm

    Khi mắc bệnh nhiều người không khỏi lo lắng liệu viêm khớp thái dương hàm có chữa được không? Về cơ bản, bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng hướng sẽ được chữa khỏi. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, phức tạp có thể phải điều trị kéo dài một năm, thậm chí là chung sống suốt đời với căn bệnh này. Tùy thuộc vào từng đối tượng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

    7.1. Chườm giảm đau viêm khớp thái dương hàm

    Một trong những biện pháp giảm đau tạm thời mà người bệnh có thể áp dụng là chườm giảm đau. Chườm lạnh sẽ phát huy hiệu quả trong vòng 48 giờ sau chấn thương gặp phải tại mặt và cơ hàm. Chườm nóng sẽ giúp giảm sưng, đau.

    Người bệnh có thể dùng khăn, túi chườm, chai nước để chườm vào vị trí đau. Thời gian chườm trong khoảng 15 – 20 phút. Lưu ý là không chườm lên vết thương hở, không để nhiệt độ quá nóng.

    Chườm giảm đau viêm khớp thái dương hàm

    Chườm sẽ giúp giảm bớt cơn đau

    7.2. Biện pháp nha khoa

    Trong một số trường hợp, người bệnh có thể phải áp dụng các biện pháp nha khoa. Phương pháp này sẽ khắc phục nguyên nhân gây bệnh cũng như giảm tối đa cử động làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh. Người bệnh cần tới gặp nha sĩ để được tư vấn và lựa chọn biện pháp hợp lý.

    – Niềng răng: Giúp chỉnh lại khớp cắn, điều chỉnh lại các vị trí răng bị lệch. Có nhiều loại niềng răng như: niềng răng sứ, niềng răng kim loại…

    – Đặt đĩa cắn: Đĩa cắn được thiết kế đặc biệt để đeo vào miệng ngăn nghiến răng, cắn chặt hàm vào ban đêm.

    – Phục hình thẩm mỹ răng

    Biện pháp nha khoa chữa viêm khớp thái dương hàm

    Niềng răng sẽ giúp khắc phục các biến dạng bẩm sinh

    7.3. Thuốc tây trị viêm khớp thái dương hàm

    Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Người bệnh chỉ dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được chỉ định như:

    – Thuốc giảm đau: Paracetamol, Codein… Loại thuốc này giúp giảm bớt những cơn đau nhức cho người bệnh. Nó thường được dùng kết hợp với các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác.

    – Thuốc kháng sinh: Penicillin G, Oxacillin… Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh trong những trường hợp viêm khớp do nhiễm khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

    – Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Meloxicam… có tác dụng hạn chế tình trạng viêm nhiễm tại khớp. Nó cũng hỗ trợ giảm đau, sưng.

    – Thuốc giãn cơ: Eperisone… giúp làm giảm căng cứng, thư giãn cơ hàm cho người bệnh.

    Thuốc tây trị viêm khớp thái dương hàm

    Diclofenac giúp giảm viêm tại khớp

    7.4. Châm cứu

    Việc sử dụng kim châm cứu tác động vào huyệt đạo sẽ giúp giảm tín hiệu dẫn truyền thần kinh gây đau. Nó cũng giúp giãn cơ hàm và đem lại cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh. Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

    Châm cứu trị viêm khớp thái dương hàm

    Châm cứu giúp giảm cảm giác đau

    7.5. Vật lý trị liệu

    Các biện pháp vật lý trị liệu có tác dụng tốt trong việc phục hồi lại chức năng của khớp hàm thái dương, cũng như giảm đau, giãn cơ. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể chỉ định: xoa bóp, chiếu đèn hồng ngoại, tập vận động hàm dưới, siêu âm trị liệu… Để đạt hiệu quả, người bệnh cần phối hợp tốt trong quá trình điều trị.

    7.6. Liệu pháp chọc rửa khớp

    Bác sĩ sẽ chèn kim vào khớp và bơm vào khớp loại chất lỏng đặc biệt. Nó sẽ giúp loại bỏ các mảnh vụn và các sản phẩm phụ viêm. Biện pháp này thường đi kèm với các phương pháp trị liệu khác.

    7.7. Phẫu thuật

    Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên, cũng không nhiều trường hợp cần tới phương pháp này. Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể tiến hành mổ mở hoặc nội soi để sửa chữa hoặc thay thế khớp bị hư hại.

    Phẫu thuật khớp thái dương hàm

    Phẫu thuật thường là phương pháp được lựa chọn sau cùng

    8. Bài tập giảm đau khớp thái dương hàm

    Để cải thiện chức năng cho khớp thái dương hàm, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập đơn giản. Để lựa chọn bài tập phù hợp, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.

    8.1. Bài tập mở miệng với lực cản

    Bài tập này giúp cơ hàm trở nên chắc khỏe hơn. Nó cũng đồng thời cải thiện độ linh hoạt trong vận động của cơ thái dương hàm.

    – Ngồi hoặc nằm thẳng

    – Nhẹ nhàng đặt một ngón tay cái dưới cằm

    – Vừa từ từ mở miệng vừa ấn ngón tay cái vào cằm. Giữ tư thế trong 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu

    8.2. Bài tập khép miệng với lực cản

    Cũng có tác dụng tăng cường độ chắc khỏe cho khớp thái dương hàm, bạn có thể tập khép miệng với lực cản.

    – Ngồi hoặc nằm thẳng. Mở miệng

    – Lấy ngón trỏ và ngón cái ở cùng một bàn tay bóp trên phần sống hàm nằm giữa cằm và môi dưới.

    – Vừa bóp vừa từ từ khép miệng lại.

    – Lặp lại động tác 3 lần

    8.3. Bài tập thư giãn hàm

    Bài tập này giúp cơ hàm giãn ra và khớp được thư giãn. Nó đồng thời cũng tạo sự thư giãn chung cho cơ thể.

    – Ngồi thẳng, mở hé miệng sao cho cảm thấy thoải mái nhất

    – Ngả lưng ra sau, trán hướng lên trời. Lúc này miệng vẫn hé. Hít sâu và thở ra nhẹ nhàng bằng mũi

    – Trở về tư thế ban đầu

    – Lặp lại 3 lần

    Bài tập giảm đau khớp thái dương hàm

    Một số bài tập có thể giúp cải thiện chức năng của khớp thái dương hàm

    9. Phòng tránh bệnh

    Bạn có thể thực hiện những gợi ý dưới đây để phòng tránh căn bệnh này. Một vài lời khuyên có thể hữu ích đối với người đã mắc bệnh.

    – Lựa chọn đồ ăn mềm, dễ nhai. Đối với người bệnh trong 2 – 4 tuần đầu điều trị có thể ăn các món canh, hầm, cháo, súp, sữa…

    – Tránh thực phẩm khô cứng, dai gây tăng áp lực lên cơ hàm như: hạt cứng, kẹo cao su, sườn sụn…

    – Tránh nhai quá lâu hoặc nhai về một bên làm lệch cơ hàm.

    – Hạn chế mở miệng quá to một cách đột ngột, đặc biệt là khi ăn, ngáp.

    – Áp dụng các biện pháp để từ bỏ thói quen nghiến răng, cắn chặt răng khi ngủ. Không cắn móng tay, cắn bút…

    – Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu có vấn đề về răng miệng hãy đi khám nha khoa, nhất là khớp cắn lệch, răng mọc chen chúc, mất răng.

    – Điều trị tích cực các bệnh lý về xương khớp có nguy cơ gây bệnh.

    – Khám sức khỏe định kỳ.

    – Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

    – Tập thể dục đều đặn, tăng cường vận động để nâng cao sức khỏe toàn thân

    Viêm khớp thái dương hàm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Do đó, ngay khi có biểu hiện nghi vấn thì người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác và kịp thời. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới số hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Viên khớp Tâm bình

    Tìm hiểu thêm

    6 bình luận cho “Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân – triệu chứng – cách điều trị”

    1. Phùng Ngọc quý viết:

      Tôi đang bị viêm khớp Thái dương hàm, nhưg ngày nào cũng mát xa Thái dương cũng thấy đỡ và ko thấy đau lắm, liệu có fai nẹp hàm ko, hay có cách nào để điều trị dễ ràng hơn ko

      • Viêm khớp Thái dương hàm có nhiều nguyên nhân, tùy theo đó sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Ở thể nhẹ có thể kết hợp các phương pháp đơn giản nhưng trong một vài trường hợp nên đến bác sĩ chuyên khoa để nắn chỉnh điều trị triệt để. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin về tiền sử, lối sống (thời gian, tần suất đau, mức độ đau, thói quen ăn uống, nhai…) để Tâm Bình hỗ trợ bạn cụ thể hơn nhé. Hoặc bạn có thể gọi vào tổng đài chăm sóc sức khỏe của Tâm Bình: 0343446699.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Tình viết:

      Mình bị đau khớp thái dương hàm lâu rồi, cách đây khoảng 5 năm, có thời gian ko há đc miệng, uống thuốc y học cổ truyền nó đỡ thời gian, thỉnh thoảng có đau lại, há mở và ngậm miệng khó, thỉnh thoảng nghe rôm rốp, nhưng nó qua cơn, từ ngày sinh em bé 1 năm nay cơn đau nặng hơn lâu hơn, dài hơn, mấy bữa nay đau nặng đau nhức ko nhai nuốt đc, nói cũng thấy đau. Nhờ nhà thuốc tư vấn ạ

      • Chào bạn, viêm khớp thái dương hàm hay được gọi với tên khác là rối loạn khớp thái dương hàm hoặc viêm khớp thái dương. Đây là 1 bệnh lý rối loạn khớp hàm cùng các cơ mặt xung quanh làm xuất hiện các cơn đau theo chu kỳ, các cơn co thắt cơ, tình trạng mất cân bằng ở khớp nối phần xương hàm với xương sọ… Khớp thái dương bị suy giảm chức năng khiến sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng xấu. Tình trạng viêm khớp thái dương hàm có thể do nhiều nguyên nhân như: khi cử động há miệng quá rộng 1 cách đột ngột, chứng nghiến răng khi ngủ hoặc sở thích nhai kẹo cao su khiến hàm bị siết chặt, tạo ra áp lực lớn cho khớp thái dương hàm hoặc do răng mọc bất thường như lệch, chen chúc hoặc do các tác động như nhổ răng, trải qua sang chấn tâm lý hoặc stress…
        Bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ tìm chính xác nguyên nhân và xác định cấu trúc vị trí khớp thái dương hàm xem có bất thường không, từ đó sẽ có biện pháp nắn chỉnh phối hợp với dùng thuốc thích hợp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Minh viết:

      Em có dấu hiệu của viêm khớp thd. Khiến cơ mặt e bị lệch. Liệu có phương pháp nào điều trị giúp cơ mặt e như cũ đc k ạ

      • Chào bạn, trường hợp này bạn nên đến khám ở cơ sở y tế để thăm khám bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng viêm khớp và lệch cơ mặt của bạn để chỉ định dùng biện pháp nắn chỉnh hay sử dụng biện pháp khác để điều trị nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      “Bỏ túi” ngay 6 tư thế ngủ tốt cho đau lưng chuyên gia mách bạn 04/01/21
      Tư thế ngủ tốt cho đau lưng không chỉ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn mà còn hỗ…
      Đau xương bả vai là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả và phòng tránh 20/09/19
      Đau xương bả vai là triệu chứng khá phổ biến, đặc biệt dễ mắc ở những người làm các công…
      Đau khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi? 04/08/19
      Đau khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây…
      TPBVSK Viên khớp Tâm Bình có tốt như lời đồn? 29/07/19
      Nhóm bệnh xương khớp ngày càng phổ biến trong xã hội, đặt ra những thách thức không nhỏ cho ngành…
      Xem tất cả bài viết