Đau hông bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THẦN KINH TỌA

    Đau hông bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Đau hông bên trái đôi khi chỉ do ngồi lâu nhưng hoàn toàn có thể bị chấn thương và liên quan đến các bệnh lý cơ xương khớp và các bệnh lý đặc trưng ở cả nam và nữ Hãy cùng Ths.Bs, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng tìm hiểu tình trạng đau hông bên trái, nguyên nhân và cách điều trị kịp thời qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (851 bình chọn)

    1. Đau hông bên trái là gì?

    đau hông bên trái

    Đau hông bên trái gây khó khăn cho người bệnh khi vận động.

    Hông là một phần ở mỗi bên xương chậu. Vùng hông nằm mặt sau cơ thể, phía trước vùng cơ mông, dưới mào chậu và nằm trên đốt chuyển to của xương đùi. Phần hông trái được tính từ dưới eo trái xuống mông, sẽ bao gồm một phần bụng trái, mông.

    Đau hông bên trái là tình trạng có các cơn đau xuất hiện ở vùng eo xuống mông phía bên trái.

    Theo WebMD, tùy thuộc vào tình trạng đau hông, bạn có thể cảm thấy khó chịu ở một số vị trí như:

    • Đau vùng bụng bên trái
    • Tê đùi, đau đùi
    • Đau bên trong hoặc bên ngoài khớp háng
    • Đau háng
    • Đau cơ mông

    Đôi khi cơn đau có thể lan sang nhiều vùng trên cơ thể như đau lưng, đau háng hoặc đau lan sang hông. Bạn cần xem xét cụ thể các triệu chứng để biết chính xác nguyên nhân từ bệnh tiêu hóa, bệnh cơ xương khớp, thần kinh tọa hay các bệnh lý nam khoa, phụ khoa.

    2. Nguyên nhân gây đau hông bên trái

    Có nhiều nguyên nhân gây ra các cơn đau ở hông bên trái. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể do tình trạng chấn thương ảnh hưởng đến một bộ phận hoàn toàn khác trên cơ thể.

    Để xác định nguồn gốc cơn đau ở hông bên trái là bị gì, cần xem xét cụ thể các triệu chứng đi kèm để biết có nên đi thăm khám hay không. Cụ thể:

    2.1. Đau hông bên trái do bệnh lý tiêu hóa

    Bệnh Celiac là phản ứng dị ứng khi ăn gluten ảnh hưởng đến ruột non, gây đau và khó chịu ở bụng. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh Celiac khá thấp. Các triệu chứng bao gồm:

    • Đau bụng, thiếu máu, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy
    • Ngứa, phát ban, buồn nôn hoặc nôn
    • Gặp vấn đề về hệ thần kinh

    Bệnh Crohn gây viêm đường tiêu hóa, gây đau bụng kèm theo:

    • Chuột rút ở bụng
    • Đi ngoài ra máu, tiêu chảy
    • Chậm tăng trưởng và phát triển giới tính ở trẻ
    • Sốt, mệt mỏi, viêm mắt, da và khớp
    • Chán ăn, lở miệng

    Viêm túi thừa gây đau bụng bên trái kèm theo:

    • Táo bón, tiêu chảy
    • Sốt, buồn nôn, nôn mửa

    2.2. Đau hông bên trái do các bệnh lý cơ xương khớp, đau thần kinh tọa

    đau hông trái do bệnh xương khớp, thần kinh tọa

    Đau hông trái thủ phạm do các bệnh lý xương khớp, thần kinh tọa.

    Các bệnh lý này thường liên quan đến cơ quan tiêu hóa mạn sườn bên trái, các khớp và dây thần kinh như:

    Viêm khớp: gây sưng, cứng, đau dữ dội ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể với nhiều triệu chứng như:

    • Tấy đỏ
    • Hạn chế phạm vi vận động
    • Cứng khớp

    Viêm bao hoạt dịch: là các túi nhỏ chứa chất lỏng ở đệm xương, bao gồm các túi nhỏ ở vùng hông với các triệu chứng:

    • Nhức mỏi
    • Tấy đỏ
    • Cứng khớp

    Căng cơ hoặc do vết khâu do chấn thương sẽ gây đau, yếu cơ, hạn chế chuyển động

    Viêm tủy xương do nhiễm trùng có thể xuất hiện triệu chứng như:

    • Mệt mỏi
    • Sốt cao
    • Đỏ, sưng, nóng ở vị trí nhiễm trùng

    Đau dây thần kinh tọa do chèn ép dây thần kinh gây nên các cơn đau như:

    • Cảm giác nóng, bỏng rát
    • Tê bì chân
    • Yếu cơ, tê mỏi
    • Cảm giác ngứa ran hoặc như kim châm

    Click xem thêm

    Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Viêm đa khớp: thường trở nặng vào buổi sáng hoặc thay đổi thời tiết và đi cùng với nhiều biểu hiện như:

    • Hạn chế khả năng vận động
    • Khớp gối kêu lạo xạo
    • Mệt mỏi, sốt nhẹ, sút cân

    Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac và viêm xương cùng

    Bệnh lý này thường gặp ở vùng cột sống dưới và xương chậu gần hông do viêm khớp, nhiễm trùng, chấn thương hoặc trong thời gian thai kỳ với các triệu chứng:

    • Chân nặng nề, đau mỏi hơn khi leo cầu thang, chạy
    • Đau nhức khi đứng trong thời gian dài

    2.2. Đau mỏi hông bên trái do nguyên nhân nghiêm trọng hơn

    Các bệnh lý này liên quan đến ung thư, sỏi thận, ruột thừa:

    • Ung thư xương
    • Thoát vị bẹn
    • Áp xe Iliopsoas
    • Gãy xương hông
    • Sỏi thận
    • Viêm ruột thừa bên trái
    • Bệnh bạch cầu
    • Ung thư tuyến tụy

    2.3. Đau hông bên trái ở nữ

    Các trường hợp thường gặp khi đau hông bên trái ở nữ bao gồm:

    • Mang thai ngoài tử cung
    • Lạc nội mạc tử cung
    • Đau bụng kinh
    • U nang buồng trứng
    • Bệnh viêm vùng chậu (PID)

    2.4. Đau hông bên trái ở nam

    Đối với nam giới, bên cạnh những bệnh lý ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, nam giới khi có hiện tượng đau hông bên trái có thể là một trong dấu hiệu của bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến.

    3. Chẩn đoán đau hông trái

    Để chẩn đoán nguyên nhân gây nên các cơn đau hông trái, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý cũng như triệu chứng và kiểm tra vùng hông bị đau.

    Ngoài các chẩn đoán lâm sàng, có thể thực hiện một trong số phương pháp như:

    • Xét nghiệm máu, dịch khớp và nước tiểu: kiểm tra chất lỏng trong cơ thể để phát hiện ra những bất thường cho thấy bệnh trong máu, xương và đường tiết niệu
    • Nội soi thông qua đường tiêu hóa: xác định các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa
    • Xét nghiệm hình ảnh: chụp CT, siêu âm, MRI và X-quang để phát hiện ung thư, dị dạng, u nang hoặc gãy xương

    4. Điều trị đau hông trái

    điều trị đau hông bên trái

    Tùy vào mức độ và loại bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

    Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau hông và mông, do vậy các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như:

    • Tiêm corticosteroid để giảm viêm: Betamethason…
    • Tập vật lý trị liệu để tăng cường các cơ xung quanh và cải thiện phạm vi vận động của khu vực tổn thương
    • Phẫu thuật dẫn lưu u nang hoặc áp xe
    • Phẫu thuật điều trị đĩa đệm bị hư hỏng hoặc thay thế khớp

    Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà:

    • Chườm đá hoặc chườm nóng để giảm sưng đau
    • Thực hiện các động tác duỗi chân, hông và mông nhẹ nhàng
    • Nghỉ ngơi để giảm bớt tình trạng đau mông
    • Uống thuốc giảm đau không kê đơn như naproxen hoặc ibuprofen

    5. Phòng tránh đau mông bên trái

    Để phòng tránh đau hông bên trái, bạn cần bổ sung một số thực phẩm giàu canxi, omega3

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, đau hông bên trái vừa do yếu tố cơ học tác động, vừa do ảnh hưởng từ các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Do vậy, để phòng tránh bạn nên áp dụng một số lưu ý dưới đây để hạn chế tình trạng đau nhức:

    • Không ngồi quá lâu trong một tư thế, hạn chế ngồi trên vật nhọn, cứng
    • Nên tập các bài tập thể dục giúp thư giãn cơ hông và làm giảm các cơn đau do đau thần kinh tọa gây nên mông và chân
    • Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, omega-3, các loại rau xanh và khoáng chất…
    • Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động quá sức
    • Không vận động đột ngột
    • Nên khởi động trước khi tập thể dục

    Trên đây là một số thông tin về tình trạng đau hông bên trái, nguyên nhân và một số phương pháp điều trị. Khi cơn đau kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm bạn nên đi thăm khám để được hỗ trợ kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn, giải đáp.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 16/12/20
      Đau thần kinh tọa là một trong những bệnh lý thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 50. Bệnh…
      Đau cơ mông: Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý từ bác sĩ 04/01/21
      Đau cơ mông không chỉ đơn thuần do căng cơ mà đôi khi tình trạng này kéo dài có thể…
      TPBVSK Thấp diệu nang Tâm Bình: Thành phần, Công dụng và Liều dùng 27/12/19
      Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Thấp diệu nang Tâm Bình do Công ty TNHH Sản xuất và Thương…
      Top 12 bài thuốc nam trị đau thần kinh liên sườn 15/12/21
      Trong thời gian gần đây nhiều người tìm đến thuốc nam trị đau thần kinh liên sườn. Phương pháp này…
      Xem thêm