[Đau dây chằng lưng là gì] Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THẦN KINH TỌA

    [Đau dây chằng lưng là gì] Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    05/12/20

    Đau dây chằng lưng là một trong những nguyên nhân khiến bạn luôn gặp phải những cơn đau lưng hành hạ. Nhưng để biết căn nguyên gây nên tình trạng này, có nguy hiểm hay không và cách điều trị ra sao, hãy cùng lắng nghe chuyên gia Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (16 bình chọn)

    1. Đau dây chằng lưng là gì?

    đau dây chằng lưng là gì

    Đau dây chằng lưng có liên quan đến các bệnh lý như đau thần kinh tọa.

    Dây chằng lưng là tổ chức các cơ bao quanh khớp xương ở đốt sống lưng, có nhiệm vụ cố định đầu khớp, nối xương với xương, xương với sụn, xương với gân và gắn cơ với xương. Hệ thống dây chằng là các mô sợi được hình thành từ các sợi collagen, mang tới sự ổn định cho cột sống cả khi vận động và nghỉ ngơi.

    Do vậy, đau dây chằng lưng là hiện tượng dây chằng ở lưng bị tổn thương, có thể dẫn tới giãn dây chằng hoặc đứt dây chằng lưng, phá vỡ sự ổn định của cấu trúc.

    Đau dây chằng ở lưng có thể chia thành nhiều trường hợp như:

    • Đau dây chằng lưng bên trái
    • Đau dây chằng lưng bên phải
    • Đau dây chằng thắt lưng
    • Đau dây chằng lưng dưới

    Xem thêm: Đau thắt lưng (Đau lưng dưới): Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

    2. Nguyên nhân gây đau dây chằng lưng

    nguyên nhân đau dây chằng lưng

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tổn thương dây chằng lưng.

    2.1. Chấn thương giãn dây chằng lưng

    Tai nạn giao thông, chơi thể thao quá mạnh hoặc té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây ra chấn thương hoặc chấn thương dây chằng cột sống. Dây chằng lúc này bị co giãn quá mức, bị xoắn, rách hoặc đứt do chấn thương.

    Các cơ xung quanh dây chằng phải bù đắp cho chấn thương dẫn đến co thắt cơ, gây đau đớn. Đây là cơ chế bảo vệ để ngăn chặn các dây chằng bị tổn thương thêm hoặc giãn ra.

    2.2. Do đặc thù công việc

    Các công việc tác động trực tiếp đến lưng và dây chằng có thể gặp ở nhiều loại hình công việc như dân văn phòng, người mang vác nặng, lao động chân tay, y tá, công nhân xây dựng và nhà máy, nha sĩ, lái xe, thợ sửa xe.

    2.3. Nguyên nhân do sai tư thế

    Việc cúi xuống đứng lên trong thời gian dài dẫn đến tình trạng mỏi cơ. Khi cúi xuống sẽ đặt toàn bộ trọng lượng cơ thể lên một số vùng nhất định của cột sống, ảnh hưởng đến áp lực dây chằng. Những dây chằng bị căng quá mức và trở nên yếu đi. Cơ bắp bù đắp khiến dáng đi và tư thế trở nên bất thường hơn.

    2.4. Các yếu tố tiềm ẩn

    Các mối nguy hiểm ở nơi làm việc như nâng vật nặng nhiều lần, không đúng cách hay làm việc với máy tính sai tư thế đều góp phần gây nên tổn thương cơ và dây chằng, theo thời gian có thể trở thành đau dây chằng mạn tính.

    Ngoài ra thừa cân, béo phì, cân nặng mất kiểm soát cũng gia tăng áp lực lên cột sống và khiến giãn dây chằng cột sống lưng.

    2.5. Giãn dây chằng lưng khi mang thai

    Phụ nữ khi mang thai cũng gặp tình trạng giãn dây chằng lưng dưới do trọng lượng cơ thể tăng lên, tạo áp lực lên cột sống, trường hợp tăng cân không kiểm soát sẽ gây nên đau dây chằng thắt lưng.

    2.6. Do các bệnh lý

    Trường hợp cột sống bị tổn thương do các bệnh lý như phình lồi đĩa đệm, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống thắt lưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dây chằng.

    3. Triệu chứng giãn dây chằng lưng

    triệu chứng đau dây chằng lưng

    Nếu gặp phải một trong số những triệu chứng này, có thể bạn đã gặp phải đau dây chằng.

    Bên cạnh cảm thấy cảm giác đau, người bệnh khi gặp phải giãn dây chằng lưng hay đau dây chằng thắt lưng thường đi kèm với các biểu hiện như:

    • Đau thắt lưng có thể lan xuống mông nhưng không ảnh hưởng đến chân
    • Căng cứng ở vùng lưng dưới, hạn chế phạm vi chuyển động
    • Không có khả năng duy trì tư thế bình thường do cứng và đau
    • Co thắt cơ khi hoạt động hoặc khi nghỉ ngơi
    • Các cơn đau kéo dài tối đa 10-14 ngày.

    4. Đau dây chằng có nguy hiểm không?

    Đau dây chằng do các nguyên nhân như giãn dây chằng lưng, đứt dây chằng nếu không chữa trị dứt điểm có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, khiến các cấu trúc khớp kém bền vững, khớp lỏng lẻo. Các khớp xương khi mất đi tính liên tục sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

    Theo Viện nghiên cứu sức khỏe của Mỹ (AHRI), với 5000 người bệnh đau do giãn dây chằng sau 3 năm thì có 10% người tiến triển tới đứt dây chằng, thoái hóa, viêm khớp; 6% người hoại tử xương, bại liệt và 2 trường hợp ung thư xương.

    60% trong số đó khi sử dụng thuốc tây, thuốc giảm đau thường xuyên đều gặp phải vấn đề về dạ dày, huyết áp, tim mạch…

    5. Chẩn đoán

    Thông thường, dựa vào các triệu chứng đau hoặc khai thác tiền sử bệnh lý và sinh hoạt hàng ngày các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu. Để chính xác, người bệnh sẽ được chỉ định một số xét nghiệm hoặc chụp chiếu như:

    • Chụp X-quang: tìm kiếm các nguyên nhân gây đau tiềm ẩn khác như nhiễm trùng, gãy xương
    • Chụp Cộng hưởng từ (MRI): thấy được vị trí tủy sống, rễ thần kinh và các vùng xung quanh để xác định cụ thể nguyên nhân

    6. Chữa đau dây chằng lưng

    chữa đau dây chằng lưng

    Để xác định các phương pháp chữa đau dây chằng, bạn nên tìm hiểu cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng này.

    Rất nhiều người thắc mắc đau dây chằng thắt lưng nên làm gì. Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để điều trị đau giãn dây chằng, người bệnh cần tìm hiểu rõ được nguyên nhân trực tiếp là gì, có do giãn dây chằng lưng từ tác động cơ học hay do bệnh lý để tìm ra phương pháp thích hợp.

    Vì vậy, để làm giảm cơn đau trước mắt, bạn có thể áp dụng một số cách chữa đau dây chằng như:

    6.1. Sơ cứu đau giãn dây chằng lưng

    Trường hợp bị đau dây chằng do giãn dây chằng hoặc đứt dây chằng các cơn đau sẽ dữ dội hơn và cần cố định lưng, tránh trường hợp dây chằng co thắt lại. Bạn nên lưu ý một số điểm sau đây khi sơ cứu khẩn cấp người bị giãn dây chằng:

    • Không để người bệnh cử động khi phát hiện giãn, đứt dây chằng
    • Không dán cao, thoa cao khiến dây chằng và cơ căng nóng, khó co lại bình thường
    • Chườm lạnh ngay sau khi phát hiện đứt, giãn dây chằng lưng
    • Không để người bệnh nằm bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí bị tổn thương

    6.2. Nghỉ ngơi

    Nên nghỉ ngơi hợp lý tuy nhiên cần hạn chế nằm trên giường cứng, đệm quá dày và thả lỏng cơ thể.

    6.3. Chườm lạnh

    Sử dụng túi chườm lạnh hoặc sử dụng đá bọc vào vải mỏng chườm lên vị trí chấn thương từ 10-15 phút. Không nên chườm quá lâu sẽ dẫn tới bỏng lạnh.

    Phương pháp này có thể làm dịu các cơn đau. Bạn có thể kết hợp massage quanh vùng tổn thương để kích thích lưu thông tuần hoàn máu.

    6.4. Sử dụng thuốc tây

    Nhiều người thắc mắc đau lưng chằng lưng uống thuốc gì. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc kê đơn đều có tác dụng giảm đau như:

    • Acetamonophen hoặc aspirin: giảm đau nhẹ
    • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): ibuprofen hoặc naproxen
    • Thuốc steroid đường uống hoặc tiêm: thuốc chống viêm mạnh, giúp giảm sưng, viêm và đau mạnh.
    • Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine hoặc carisoprodol giảm đau liên quan đến co thắt cơ

    6.5. Vật lý trị liệu đau dây chằng lưng

    Tùy thuộc vào tình trạng đau để các bác sĩ chỉ định phương pháp trị liệu thích hợp như:

    • Chườm lạnh, chườm nóng
    • Xoa bóp nhẹ nhàng
    • Kích thích cơ điện
    • Các bài tập kéo căng
    • Châm cứu
    • Chăm sóc cột sống
    • Yoga…

    6.6. Điều trị ngoại khoa

    Trường hợp đau dây chằng do giãn dây chằng, đứt dây chằng hoặc do các bệnh lý xương khớp gây nên, điều trị nội khoa không mang lại cải thiện đáng kể các bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa, đặc biệt với trường hợp đứt dây chằng hoặc đau lưng dữ dội, ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt.

    >> Tìm hiểu thêm: [Top 10+] sai lầm điều trị bệnh xương khớp khiến bệnh càng nặng

    6.7. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ

    Sử dụng đai nẹp lưng, đai lưng cố định cột sống phù hợp theo chỉ định của bác sĩ cũng là cách để giảm tác động lên dây chằng và giúp hồi phục nhanh hơn.

    7. Cách phòng tránh đau dây chằng lưng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, khả năng phục hồi đau giãn dây chằng còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Người bệnh có thể khỏi trong vòng từ 1-2 tháng. Tuy nhiên, đau  giãn dây chằng cột sống lưng rất dễ phát triển sang mạn tính nếu không thay đổi thói quen góp phần gây ra vấn đề.

    Chính vì vậy, bạn nên lưu ý một số vấn đề để phòng ngừa đau giãn dây chằng lưng như:

    • Giữ đúng tư thế khi ngồi và đứng
    • Thường xuyên tập thể dục, các bài tập tăng cường giúp cột sống ổn định như bơi lội, đạp xe, đi bộ nhanh không gây căng thẳng cho lưng.
    • Sử dụng đúng kỹ thuật nâng và di chuyển vật nặng. Nên có sự trợ giúp khi nâng vật nặng.
    • Từ bỏ thói quen hút thuốc bởi đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây xơ cứng khớp, gây đau thắt lưng dưới và rối loạn thoái hóa đĩa đệm
    • Tránh các tình huống căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái
    • Duy trì cân nặng hợp lý
    • Hạn chế vận động mạnh, lao động quá sức

    Trên đây là một số thông tin về đau dây chằng lưng, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn cụ thể.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau cơ mông: Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý từ bác sĩ 04/01/21
      Đau cơ mông không chỉ đơn thuần do căng cơ mà đôi khi tình trạng này kéo dài có thể…
      Đau hạ sườn phải là dấu hiệu của bệnh gì? Chuyên gia giải đáp 14/12/20
      Đau hạ sườn phải không phải là tình trạng hiếm gặp mà chúng ta đều cảm nhận được như sau…
      TPBVSK Thấp diệu nang Tâm Bình: Thành phần, Công dụng và Liều dùng 27/12/19
      Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Thấp diệu nang Tâm Bình do Công ty TNHH Sản xuất và Thương…
      Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ: 3 cách hiệu quả tiết kiệm nhất 25/11/19
      Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau…
      Xem tất cả bài viết