Thoái hoá khớp gối không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này, từ đó có phương án điều trị thích hợp.
1. Thoái hoá khớp gối là bệnh gì?
Khớp gối có vai trò quan trọng trong việc gánh vác toàn bộ trọng lượng cơ thể, cũng như đảm nhiệm các hoạt động của chân. Chính vì vậy, qua thời gian khớp gối rất dễ bị tổn thương và thoái hoá.
Thoái hoá khớp gối là hiện tượng hao mòn và mất dần sụn khớp, xảy ra do hiện tượng thoái hoá loạn dưỡng của khớp gối. Theo thời gian bề mặt khớp bị biến đổi, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gây đau đớn, vận động khó khăn.
2. Nguyên nhân gây thoái hoá khớp gối
Nhìn chung, bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên những năm gần đây, căn bệnh này đang ngày càng trẻ hoá, chủ yếu do chế độ dinh dưỡng và thói quen lười vận động của người trẻ tuổi.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh thoái hoá khớp này:
2.1. Tuổi tác
Đây là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về xương khớp nói chung và thoái hoá khớp gối nói riêng. Ở người cao tuổi khả năng hấp thụ Glucosamine và canxi kém dần, dẫn đến thiếu hút lượng canxi nuôi dưỡng sụn khớp.
2.2. Chấn thương
Các chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… những hoạt động làm dãn đứt dây chằng, vỡ xương bánh chè,… chính là thủ phạm hàng đầu gây tổn thương sụn khớp. Khi bạn không điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ để lại di chứng nghiêm trọng cho khớp gối.
2.3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Ngày nay có rất nhiều người còn trẻ nhưng đã mắc phải căn bệnh thoái hoá khớp này, nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đảm bảo. Việc nạp thiếu năng lượng không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn làm giảm khả năng tiết dịch của bao hoạt dịch khớp, tăng nguy cơ bào mòn, phá huỷ khớp gối.
2.4. Lười vận động
Đây tiếp tục là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người trẻ tuổi. Thói quen ngồi nhiều, lười vận động, khiến các dây chằng chùng nhão, khớp xương kém linh hoạt. Theo nghiên cứu, lười vận động tăng 30% nguy cơ mắc bệnh thoái hoá khớp gối.
2.5. Thừa cân
Khớp gối là nơi phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Do đó, cân nặng cơ thể càng tăng thì áp lực mà khớp gối phải chịu đựng càng lớn, điều này sẽ làm khớp gối bị thoái hoá nhanh hơn.
>> Tìm hiểu thêm: 5 nguyên nhân tràn dịch khớp gối và cách phòng ngừa hiệu quả nhất
3. Triệu chứng nhận biết
Thoái hóa khớp gối được chia thành các giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Tương ứng với mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng điển hình khác nhau:
Giai đoạn | TRIỆU CHỨNG |
Giai đoạn sớm | Chưa cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh. Đau nhẹ khi ngồi xuống, đứng lên. Khớp gối chưa bị biến dạng, chụp MRI thấy khớp gối gần như bình thường. |
Giai đoạn nhẹ | Đau mỏi rõ rệt khi vận động hoặc lao động quá sức. Cứng khớp khi ít vận động hoặc trời lạnh. |
Giai đoạn giữa | Cơn đau khi trở nặng khiến người bệnh bị hạn chế vận động chi dưới. Khó khăn trong co duỗi, gập, nhấc chân. Ngay cả khi không vận động, ngủ nghỉ cơn đau vẫn xuất hiện khiến người bệnh mệt mỏi. |
Giai đoạn nặng | Sụn, khớp đã bị tổn thương nghiêm trọng. Các khớp mất dần lớp sụn bọc, bắt đầu bị tràn dịch dẫn đến sưng, nóng, đỏ, đau. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, người bệnh có thể bị teo cơ, biến dạng khớp gối hoặc tàn phế. |
4. Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh thoái hoá khớp gối, bạn sẽ được chỉ định một số biện pháp sau:
- Căn cứ vào các triệu chứng đã đề cập ở trên, sau đó tiến hành thăm khám khớp gối cũng như thăm khám toàn thân.
- Dựa trên cơ sở tình trạng bệnh, bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm như: chụp X-quang, cộng hưởng MRI, chụp cắt lớp CT.
- Đối với những trường hợp khớp bị sưng, bác sĩ sẽ siêu âm khớp, hoặc chọc hút thăm dò nếu đủ điều kiện vô trùng tuyệt đối.
5. Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong sự vận động của cơ thể và có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận xương khớp khác. Do đó, khi khớp gối bị thoái hoá hoặc tổn thương, các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng:
- Đau nhức dai dẳng: ở giai đoạn đầu chỉ là những cơn đau nhẹ, nhưng về sau các cơn đau ngày càng dồn dập, nhức nhối, khó chịu hơn. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh trong đi đứng, vận động, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
- Đầu gối biến dạng: nếu để bệnh kéo dài, sẽ khiến khớp và sụn bị sơ vữa dần, khi này đầu gối sưng to, biến dạng so với bình thường.
- Đi lại khó khăn: những người có khớp gối bị thoái hoá sẽ không thể đi lại bình thường được, các bước đi trở nên khó khăn, tập tễnh.
- Teo cơ, liệt: khi bệnh chuyển biến nặng, các cơ yếu dần, người bệnh sẽ có cảm giác run chân, đứng không vững, dần dần rơi vào trạng thái liệt.
Có thể nói, thoái hoá khớp gối vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn cần đến ngay các phòng khám, trung tâm y tế để được kiểm tra cụ thể.
6. Thoái hoá khớp gối có chữa được không
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bệnh thoái hoá khớp gối nếu được phát hiện sớm sẽ có thể điều trị và kiểm soát được. Tuy nhiên, để chữa khỏi dứt điểm 100% là điều không thể.
Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh duy trì được các chức năng của khớp, giảm đáng kể những triệu chứng đau đớn, viêm sưng gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Với căn bệnh này, bệnh nhân điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao, tránh được các biến chứng nguy hiểm về sau.
7. Cách điều trị thoái hoá khớp gối
Hiện nay có khá nhiều phương pháp để điều trị thoái hoá khớp gối. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào sức khoẻ, tình trạng bệnh của từng người mà sẽ có những phương pháp phù hợp nhất định.
7.1. Điều trị nội khoa
Với các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau, kháng viêm giúp bệnh nhân giảm bớt những triệu chứng đau đớn, viêm sưng, kiểm soát quá trình thoái hoá khớp. Vậy người bị thoái hoá khớp gối uống thuốc gì? Tuỳ vào mức độ diễn biến của bệnh, bác sĩ có thể kê một trong các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau nhẹ: Paracetamol…
- Thuốc giảm đau không steroid: Diclofenac, Aspirin…
- Thuốc giãn cơ: Myonal 50mg, Varafil
- Tiêm trực tiếp corticoid vào khớp: Tác dụng giảm đau, kháng viêm cực mạnh.
- Tiêm chất nhờn vào khớp gối: Giúp giảm đau, chống viêm và cải thiện chức năng vận động..
- Vitamin nhóm B: Các loại vitamin B1, B6, B12 giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp.
Tuy nhiên, những loại thuốc kể trên chỉ có hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn, người bệnh không nên quá lạm dụng, dễ dẫn đến nhờn thuốc hoặc tác dụng phụ không mong muốn.
7.2. Vật lý trị liệu
Những trường hợp đau nhức xương khớp nhẹ, bệnh nhân có thể kết hợp uống thuốc với thực hiện vật lý trị liệu để khắc phục và kiểm soát bệnh. Phương pháp này hỗ sợ sản sinh và phục hồi sụn khớp, nhanh chóng giúp bệnh nhân giảm sưng đau, khó chịu. Các phương pháp vật lý trị liệu người bệnh có thể áp dụng như: sóng cao tầng, điện trị liệu, thuỷ châm, nhiệt điện,…
7.3. Phẫu thuật
Với những trường hợp bệnh đã ở giai đoạn nặng, không thể dùng thuốc để điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cho làm phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng được tuỳ bệnh nhân như:
- Phẫu thuật ghép tế bài sụn tự thân
- Phẫu thuật đục sửa xương trục
- Phẫu thuật ghép xương sụn
- Phẫu thuật nội soi làm sạch
Đối với bệnh nhân khớp bị tổn thương nặng nề, không thể phục hồi được, cần thiết phái thay khớp nhân tạo.
Tuy nhiên các phương pháp phẫu thuật thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, người bệnh cần cân nhắc và bàn bạc kỹ với bác sĩ trước khi thực hiện, đặc biệt là những người bệnh lớn tuổi.
7.4. Điều trị bằng Đông y
Các phương pháp Đông y thường sử dụng những bài thuốc dân gian, thực hiện bấm huyệt, châm cứu,… nhằm làm giảm các triệu chứng viêm, sưng, đau. Đồng thời, tác động vào nguyên nhân để giảm trừ bệnh từ gốc rễ.
Mặc dù cách điều trị này hết sức an toàn, nhưng đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và chọn đúng địa chỉ uy tín để đạt được hiệu quả cao nhất.
8. Bổ sung tinh chất thiên nhiên hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa khớp
Ngày nay, cùng với sự phát triển của Y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được công dụng vượt trội trong hỗ trợ bổ sung sụn khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp. Điển hình cho xu hướng này là tinh chất Akbamax, Kollagen II- xs, Glucosamin.
Akbamax (chiết xuất cây Nhũ hương): Có chứa hàm lượng cao acid boswellic, trong đó acetyl 11 keto beta boswellic acid (AKBA) là hoạt chất có khả năng giảm đau, kháng viêm mạnh nhất. Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy, chiết xuất Nhũ hương đem lại hiệu quả cho hơn 80% bệnh nhân bị viêm khớp, cải thiện khả năng vận động.
Kollagen II-xs (chiết xuất từ sụn ức gà non): Có tác dụng hỗ trợ tái tạo tế bào sụn khớp, bảo vệ các đầu khớp hoạt động trơn tru, linh hoạt. Đồng thời, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp.
Glucosamin: Hoạt chất được tổng hợp từ vỏ tôm, cua… có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm xương khớp, đau khớp, thoái hóa khớp. Đồng thời, hỗ trợ tăng cường khớp và sụn khớp.
Để bổ sung các tinh chất này, người bệnh có thể tìm đến các sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang.
8. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Để việc điều trị có hiệu quả và làm giảm các biến chứng của bệnh, bạn nên lưu ý một số việc như sau:
8.1 Duy trì cân nặng vừa phải
Cân nặng quá mức sẽ gây thêm áp lực lên đầu gối. Theo thời gian khiến sụn đầu gối bị mòn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp gối. Bên cạnh đó, khi cơ thể tích mỡ sẽ sản xuất ra cytokine – một loại protein khiến tình trạng viêm lan rộng.
8.2. Kiểm soát lượng đường trong máu
Nồng độ glucose (đường trong máu) cao gây ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của sụn. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ viêm và mất sụn cao hơn. Do đó, bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu ở mức độ ổn định, hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt,
8.3. Tránh làm việc nặng
Các công việc nặng nhọc chính là tác nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Theo đó, người bệnh nên hạn chế bê vác đồ vật nặng có trọng lượng trên 3kg, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý khi làm việc, hạn chế những chấn thương, va đập lên khớp gối.
8.4. Duy trì chế độ tập luyện
Một chế độ tập luyện hợp lý sẽ giúp các khớp xương của bạn trở nên dẻo dai, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, viêm khớp, thoái hoá khớp.
Tuy nhiên khi đã mắc bệnh rồi, nhiều người sẽ thắc mắc một số vấn đề như: Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? Hay thoái hoá khớp gối có nên đạp xe, tập yoga…. Theo các chuyên gia, người bệnh hoàn toàn có thể đi bộ, đạp xe, tập luyện thể dục,… tuy nhiên cần nhẹ nhàng, vừa phải, nếu cảm thấy khớp đau hơn thì cần giảm thời lượng tập luyện.
8.5. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Ăn đúng bữa, chỉ nên ăn những thực phẩm nhiều canxi, vitamin D… tốt cho xương khớp và tránh xa những loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như đã liệt kê ở trên.
Thoái hoá khớp gối là bệnh hết sức nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Chính vì vậy, khi gặp phải các vấn đề nghi ngờ khớp bị thoái hoá hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán sớm nhất. Mọi thắc mắc về căn bệnh này, vui lòng liên hệ 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Các giai đoạn của Thoái hoá khớp gối
https://www.medicalnewstoday.com/articles/310579 - Tổng quan về Thoái hoá khớp gối
https://www.physio-pedia.com/Knee_Osteoarthritis
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.