Da mặt bị ngứa châm chích khiến bạn cảm thấy lo lắng, khó chịu. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Làm sao để khắc phục? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
1. Da mặt bị ngứa châm chích là thế nào?
Da mặt châm chích là tình trạng bề mặt da ngứa ngáy, khó chịu, cảm giác như bị kim châm dưới da. Cùng với đó là hiện tượng da nóng bừng, có thể sần đỏ hoặc da mặt bị ngứa nhưng không nổi mẩn, da khô sừng, bong tróc…
Da mặt ngứa có thể xuất hiện theo cơn, càng gãi càng ngứa, đồng thời lan rộng xuống cổ, ngực… Nếu không kiềm chế được có thể đưa tay lên gãi gây trày xước, tạo nên vết thương hở, thậm chí nhiễm trùng.
2. Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa châm chích
Da mặt bị ngứa hai bên má bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong một số trường hợp, đó có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:
2.1 Do dị ứng
Thời tiết thay đổi, thực phẩm lạ, mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật… đều có thể là tác nhân khiến làn da nhạy cảm bị dị ứng. Nếu bạn gặp tình trạng ngứa da, nổi mẩn, sần đỏ do các yếu tố dị nguyên trên, cần đặc biệt chú ý tránh tiếp xúc, đồng thời điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không được điều trị đúng cách, tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa có thể biến chứng thành sốc phản vệ, nhiễm trùng dưới da rất nguy hiểm.
2.2 Da mặt bị ngứa châm chích do chức năng gan suy giảm
Gan là cơ quan hàng đầu trong cơ thể con người. Chức năng chính của gan chuyển hóa, lọc thải các chất độc trong cơ thể. Khi chức năng gan suy yếu, không còn đảm nhận được vai trò đào thải, các độc tố tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ sinh ra các biểu hiện lâm sàng như mẩn ngứa, mề đay, da mặt châm chích…
Da mặt ngứa, nổi mụn do gan yếu thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa hè, khi thời tiết nóng nực. Lúc này, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh chính là điều kiện để vi khuẩn dưới da sinh sôi, phát triển, gây mẩn ngứa.
Suy giảm chức năng gan: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
2.3 Thận yếu gây ngứa ngáy
Tương tự như gan, chức năng chính của thận cũng là lọc thải các chất độc hại trong máu. Tuy nhiên, nếu măc các bệnh lý về thận khiến chức năng thận suy giảm thì một trong những biểu hiện đầu tiên bạn nhận thấy là da dẻ bong tróc, ngứa ngáy.
Bên cạnh triệu chứng thể hiện trên da, người suy thận còn gặp một số tình trạng khác như tiểu nhiều, suy giảm chức năng tình dục, đau vùng lưng dưới…
2.4 Do nhiễm giun sán
Nổi mẩn ngứa, mề đay do nhiễm giun sán thường có đặc điểm riêng, cụ thể là:
- Ban đỏ có thể nổi ở khắp người, đặc biệt là lưng, bụng và cổ; sau đó lan dần lên vùng mặt và tứ chi.
- Xuất hiện các đốm sần hoặc mảng nổi cộm
- Các vết mẩn đỏ trên da thường gây nóng rát nhẹ hoặc ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội.
- Mức độ ngứa ngáy tăng lên đáng kể nếu có ma sát với quần áo, cào gãi thường xuyên hoặc khi nhiệt độ tăng cao.
- Nếu mề đay xảy ra do nhiễm giun kim, quá trình giun bài tiết độc tố và đẻ trứng sẽ khiến vùng da nổi sần và cả hậu môn ngứa nhiều vào ban đêm.
- Tình trạng kéo dài còn gây tình trạng thiếu máu, khiến da toàn thân nhợt nhạt.
- Một số trường hợp có thể quan sát thấy bằng mắt thường tình trạng giun sán nằm bên dưới da.
2.5 Do bệnh U lympho tế bào T
U lympho tế bào T là một thuật ngữ chung, chỉ một nhóm bệnh ung thư xuất phát từ các tế bào bạch cầu. Tình trạng này có thể gây phát ban ngứa hoặc đau, có thể đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, nổi hạch, ra nhiều mồ hôi đêm, sụt cân, da ngứa châm chích, viêm loét…
U lympho tế bào T không thể chữa khỏi, nhưng việc điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của một người.
2.6 Bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp khiến da mặt bị ngứa châm chích
Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh nhân mắc đái tháo đường, u tuyến giáp da khô bong tróc, ngứa ngáy. Ở nữ giới, u tuyến giáp thường đi liền với kinh nguyệt không đều, ham muốn tình dục giảm, tóc xơ rối, cổ sưng đau…
2.7 Nữ giới giai đoạn mãn kinh
Ở tuổi trung niên, hàm lượng estrogen trong cơ thể giảm đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến da dẻ khô sạm, không giữ được độ ẩm và căng mượt như thời còn trẻ. Da mặt bị khô sần nếu không được dưỡng ẩm thường xuyên sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, châm chích rất khó chịu.
3. Da mặt bị ngứa châm chích có nguy hiểm không?
Da mặt bị ngứa, nổi mụn, sần sùi hoặc da mặt bị ngứa nhưng không nổi mẩn có nguy hiểm không? Điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng.
Nếu đây là triệu chứng của các bệnh lý về gan thận, bệnh thần kinh, tiểu đường… thì tuyệt đối không thể chủ quan. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nếu da mặt bị ngứa châm chích là bệnh da liễu, cũng cần khám chữa tại các cơ sở chuyên khoa. Nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây khó chịu, thậm chí nhiễm trùng ngoài da.
4. Da mặt bị ngứa châm chích phải làm sao?
4.1 Dùng thuốc điều trị
Các loại thuốc tây sử dụng sẽ tập trung vào điều trị các bệnh lý nguyên nhân; hoặc điều trị triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, tấy đỏ… Cụ thể là:
– Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này có 2 dạng là bôi hoặc uống. Tác dụng chủ yếu là chống dị ứng, giảm ngứa và mẩn đỏ nhanh chóng.
– Các loại kem bôi ngoài da: Thoa trực tiếp vào vùng da bị ngứa hoặc viêm nhiễm. Thuốc bôi sẽ làm dịu da, giảm tình trạng da ngứa ngáy, dưỡng ẩm cho da.
– Thuốc chứa Corticoid: Corticoid có tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh, được chỉ định sử dụng nếu bệnh nặng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng lượng ít và trong thời gian ngắn. Dùng nhiều có thể làm da tổn thương.
– Thuốc Hydrocortisone dạng bôi để giảm ngứa ngáy và giúp da dễ chịu hơn.
4.2 Cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà
Để làm dịu cơn ngứa, giúp da mặt bớt sần sùi, mẩn đỏ, có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để chăm sóc da. Dưới đây là gợi ý cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà bằng mặt nạ tự chế.
>>> Mặt nạ yến mạch giúp giảm ngứa
Yến mạch không chỉ là loại ngũ cốc chứa nhiều vitamin và khoáng chất, tốt cho tiêu hóa mà còn giúp làm dịu cơn ngứa. Đặc biệt, yến mạch giúp hỗ trợ kháng viên, làm mềm và sạch da hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Xúc 3 thìa yến mạch, trộn cùng lượng nước thích hợp để tạo thành hỗn hợp dạng sệt.
- Rửa mặt bằng nước ấm cho chân lông giãn ra, thấm khô bằng khăn bông.
- Quét một lớp mặt nạ yến mạch, massage nhẹ nhàng bằng tay khoảng 10-15 phút.
- Rửa sạch mặt bằng nước.
- Tuần thực hiện khoảng 2-3 lần.
>>> Mặt nạ banking soda
Da mặt bị ngứa châm chích phải làm sao? Bạn có thể thử chữa tại nhà bằng cách đắp mặt nạ banking soda. Nguyên liệu này giúp hỗ trợ cân bằng pH trên da, giảm cảm giác ngứa ngáy, căng tức do da bị khô.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trộn 3 muỗng baking soda với lượng nước vừa đủ, không trộn quá loãng.
- Làm sạch da mặt bằng nước ấm, thấm khô
- Thoa baking soda vừa trộn lên da mặt. Lưu ý tránh xa vùng mắt.
- Chờ đợi trong 15 phút rồi rửa lại với nước sạch
- Thực hiện 2 lần/tuần để có kết quả tốt.
>> Mặt nạ giảm ngứa bằng sữa tươi và trứng gà
Mặ nạ sữa tươi, trứng gà hẳn đã rất quen thuộc với chị em phụ nữ; giúp làm sạch mặt, dưỡng ẩm và làm mịn da. Ngoài ra, nếu da mặt ngứa, nổi mụn thì bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên này.
Hướng dẫn cách làm:
- Tách 1 lòng trắng trứng gà, trộn đều cùng 50ml sữa tươi không đường
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ, thoa hỗn hợp lên và massage
- Tầm vài phút mặt nạ sẽ khô, bổ sung thêm lớp khác
- Rửa sạch bằng nước ấm, áp dụng 2 lần/ tuần.
5. Lưu ý để giảm thiểu tình trạng da mặt bị ngứa châm chích
Ngứa châm chích ở mặt đôi khi không phải do bệnh lý da liễu. Đây có thể là triệu chứng của một số căn bệnh khác. Khi gặp tình trạng này, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân. Từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh da mặt đúng cách, nên sử dụng sữa rửa mặt có thành phần tự nhiên, dịu nhẹ. Không dùng hóa mỹ phẩm có chất tẩy mạnh.
- Nên dùng mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên hoặc thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên.
- Không rửa mặt bằng nước quá ấm bởi càng kích thích bong da và ngứa ngáy.
- Hạn chế sờ tay lên mặt; đặc biệt không gãi khiến da bị trầy xước.
- Uống đủ nước để da hạn chế bong tróc dẫn đến ngứa ngáy.
>>> XEM THÊM:
- Mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì? – Áp dụng ngay để xua tan cảm giác khó chịu?
- Nổi mề đay tắm nước nóng hay lạnh? Người mắc bệnh cần nắm rõ
- Cách chữa dị ứng mẩn ngứa ở mặt – Bật mí 15 cách hiệu quả nhất
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.