Chỉ số GGT là gì? Bao nhiêu là nguy hiểm đối với gan?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Chỉ số GGT là gì? Bao nhiêu là nguy hiểm đối với gan?

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    10/11/22

    Chỉ số GGT là một trong những căn cứ quan trọng trong chẩn đoán các vấn đề liên quan tới gan. Chỉ số này tăng đi kèm với các triệu chứng và kết quả xét nghiệm bất thường khác chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần điều trị kịp thời. Vậy GGT bao nhiêu là cao và cách giải quyết ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (256 bình chọn)

    1. Chỉ số GGT là gì?

    GGT là viết tắt của Gamma-glutamyl transpeptidase. Đây là một loại enzyme quan trọng giúp gan chuyển hóa thuốc và các chất độc khác. GGT tập trung ở gan là nhiều nhất.

    Vậy chỉ số GGT trong máu là gì? Đây là hoạt độ của enzym GGT tồn tại trong máu do enzyme này bị phóng thích vào máu khi tế bào gan phân hủy tự nhiên.

    Thường chỉ số này giữ ở một mức độ ổn định. Khi gan bị tổn thương, nồng độ GGT trong máu sẽ cao hơn mức bình thường. Do đó, bác sĩ thường dùng chỉ số này cùng với các xét nghiệm khác để đánh giá chức năng gan, đo độ tổn thương nếu có tại gan.

    chỉ số GGT

    Xem thêm Chỉ số men gan gồm những gì? Mức bình thường là bao nhiêu?

    2. Ý nghĩa chỉ số GGT

    Lượng men GGT trong máu là một trong những căn cứ quan trọng để chấn đoán tổn thương gan hoặc dùng để chẩn đoán loại trừ. Đặc biệt là nó rất nhạy cảm với tình trạng ứ mật ở gan. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng giúp xác định nguyên nhân tăng ALP có thể xuất phát từ các bệnh lý về gan.

    3. Khi nào cần xét nghiệm GGT?

    Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm này trong trường hợp cần thiết. Thông thường các trường hợp này bao gồm:

    • Người nghiện rượu bia
    • Người mắc bệnh gan
    • Có các triệu chứng: Buồn nôn, nôn, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, vàng da, đau hạ sườn phải…
    • Người có nồng độ ALP huyết cao nhưng AST và ALT thì bình thường.
    Khi nào cần xét nghiệm GGT

    Người nghiện rượu nặng là đối tượng cần xét nghiệm GGT

    >>Đừng bỏ lỡ: Xét nghiệm chức năng gan là gì?

    4. Xét nghiệm GGT ở đâu? Bao nhiêu tiền?

    Chi phí xét nghiệm GGT giao động trong khoảng từ 50.000 – 100.000 đồng tùy từng cơ sở y tế và thời điểm. Nếu lấy mẫu xét nghiệm GGT tại nhà bạn sẽ phải chịu thêm chi phí đi lại. Để đảm bảo tính chính xác của kết quả, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín, đã được cấp phép.

    5. Quy trình xét nghiệm GGT

    Để kiểm tra mức GGT thông thường cần lấy máu xét nghiệm. Quá trình này khá đơn giản nhưng có một số lưu ý trước khi lấy mẫu mà người bệnh cần tuân thủ.

    5.1. Chuẩn bị xét nghiệm GGT

    Trước khi tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ dặn dò người bệnh một số vấn đề để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất có thể. Chúng bao gồm:

    • Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
    • Không được dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích trong vòng 24 giờ trước khi lấy mẫu.
    • Ngưng dùng một số loại thuốc trước khi lấy mẫu xét nghiệm trong vòng 24 giờ. Cụ thể là: Phenytoin, Phenobarbital.
    Chuẩn bị xét nghiệm GGT

    Ngưng dùng Phenytoin trước khi lấy mẫu xét nghiệm

    5.2. Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm

    Thời điểm thích hợp nhất để lấy mẫu xét nghiệm GGT là vào buổi sáng. Nhân viên y tế sẽ sát trùng vị trí lấy máu. Sau đó lấy máu qua một ống tiêm vào lọ để đem đi phân tích. Quy trình này thường rất nhanh và không gây rủi ro. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy châm chích khi kim đâm vào, chảy máu hoặc bị bầm tím chỗ lấy máu.

    5.3. Trả kết quả xét nghiệm

    Thường kết quả xét nghiệm GGT sẽ có sau 1 ngày. Bác sĩ sẽ là người đọc kết quả và đánh giá chỉ số xét nghiệm GGT thu được.

    6. Chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm?

    Nhiều người không khỏi băn khoăn chỉ số GGT bao nhiêu là bình thường? Ở phạm vi cho phép mức GGT trong máu nên nằm trong ngưỡng từ 11 – 50UI/L ở nữ và từ 7 – 32UI/L ở nam.

    Vậy chỉ số GGT bao nhiêu là cao? Chỉ số GGT tăng được xác định là cao hơn ngưỡng cho phép và có 3 mức độ như sau:

    • Mức độ nhẹ: Tăng gấp 1 – 2 lần. Thường là do gan nhiễm mỡ.
    • Mức độ trung bình: Tăng gấp 2 – 5 lần. Có thể xuất phát từ viêm gan virus, xơ gan, tác dụng phụ của thuốc.
    • Mức độ nặng: Tăng cao hơn 5 lần. Có thể cảnh báo tắc mật, xơ gan do rượu.

    Nếu GGT lên tới 5.000UI/L thì người bệnh rất có khả năng bị bệnh gan mật cấp tính hoặc ung thư gan.

    GGT tăng nói riêng và men gan cao nói chung nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi nó làm tăng nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan, làm giảm tuổi thọ và tăng tỷ lệ tử vong.

    Chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm

    Xơ gan có thể khiến GGT tăng gấp 2 – 5 lần

    7. Nguyên nhân khiến chỉ số GGT cao

    Một số nguyên nhân cơ bản có thể khiến chỉ số men gan GGT tăng có thể kể đến là:

    • Lạm dụng rượu bia thời gian dài
    • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn mặn, ít chất xơ… Từ đó gây gánh nặng cho gan.
    • Làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài.
    • Tác dụng phụ của thuốc gây hại cho gan như: Phenytoin, Phenobarbital.
    • Mắc bệnh lý về gan: Viêm gan virus, tổn thương gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan.
    • Mắc một số bệnh lý khác: Vàng da tắc mật, đái tháo đường, bệnh phổi, sốt rét, ứ sắt, viêm tụy…

    8. Cách kiểm soát chỉ số GGT

    Khi gặp phải tình trạng GGT tăng, nhiều người sẽ không khỏi bận tâm chỉ số GGT cao uống thuốc gì? Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Hiện không có thuốc hạ GGT đặc trị mà các thuốc được sử dụng sẽ điều trị các vấn đề làm khởi phát tăng GGT và các triệu chứng lâm sàng.

    Ngoài ra, một số cách giảm chỉ số GGT mà bạn có thể thực hiện ngay thông qua thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện.

    • Tránh căng thẳng kéo dài. Tham gia vào các hoạt động cộng đồng hoặc theo đuổi sở thích cá nhân để thư giãn tinh thần.
    • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, đặc biệt là vào ban đêm.
    • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bổ sung trái cây, rau xanh. Hạn chế món ăn giàu chất béo, nhiều đường, muối. Uống đủ nước.
    • Chỉ dùng thuốc Tây do bác sĩ chỉ định, không được lạm dụng thuốc.
    • Tái khám đúng hẹn.

    Khám sức khỏe định kỳ và thực hiện xét nghiệm GGT là cách giúp bạn sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan tới gan. Nếu chỉ số này bất thường, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    12 bình luận cho “Chỉ số GGT là gì? Bao nhiêu là nguy hiểm đối với gan?”

    1. Tôi có chỉ sô Gamma GT 314,57 U/L bacs sĩ cho hổi dùng loại thuốc gì gì dể hỗ hợ đưa chỉ số này về mức cho phép

    2. Tôi bị ung thư gan HCC. Bác sĩ đã phẫu thuật cắt gan phân thùy 4 và mật. Sau 5 lần tái khám các chỉ số như A ST, ALT và A F p đều ở mức cho phép. Tuy nhiên chưa lần nào bác sĩ cho xét nghiệm GGT. Xin hỏi như thế có thiếu không. Tôi muốn xét nghiệm GGT thì làm dịch vụ ở đâu. Xin cảm ơn

      • Chào bạn!Với tình trạng bệnh của bạn, Bác Sĩ chỉ định xét nghiệm các chỉ số quan trọng để chẩn đoán bệnh lý gan là AST, ALT, ALP là đầy đủ để chẩn đoán bệnh rồi bạn nhé. Chỉ số GGT thường sẽ được Bác Sĩ chỉ định khi nghi ngờ những tổn thương về gan ở những bệnh nhân nghiện rượu bia và xét nghiệm này được thực hiện tại tất cả các bệnh viện. Bạn có thể đến các cơ sở Y tế gần nhất để kiểm tra nhé.
        Chúc bạn nhiều sức khỏe!

    3. Xin chào Bác sĩ, chỉ số xét nghiệm của tôi như sau :
      Ast : 33
      Alt : 39
      Ggt : 66
      Vậy xin hỏi nên uống thuốc gì để hạ men gan ạ ? Xin cảm ơn !

    4. Mang Xuân viết:

      Cho hỏi bác sĩ xét nghiệm GGT tăng cao 189 có ảnh hưởng nặng tới sức khỏe hok , cách điều trị

      • Chào bạn! Hiện tại chỉ số GGT của bạn đang ở mức rất cao so với bình thường. Chỉ số GGT tăng cao gặp trong rất nhiều các bệnh lý khác nhau như viêm gan, xơ gan… Với trường hợp của bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm bạn nhé. Chúc bạn mau khỏe.

    5. Bs Cho tôi hỏi hoạt độ ALT (GPT) 46.0. GGT 151.0.
      Có nguy hiểm ko

    6. Bác sĩ cho tôi hỏi chi số GGT của men gan khi đã ăn sáng trước 2tiếng sau khi khám của tôi là 80.3 vậy là có chính xác không bác sĩ

      • Chào bạn!Trước khi thực hiện các xét nghiệm men gan nên nhịn ăn ít nhất từ 4 – 6 tiếng để kết quả được chính xác nhất. Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Truyền nước giải độc gan có tốt không? Khi nào nên áp dụng? 08/08/22
      Vài năm gần đây, nhiều người bàn tán về hiệu quả của việc truyền nước giải độc gan. Có người…
      Mệt mỏi – Tình trạng chớ nên bỏ qua, nguyên nhân và cách xử lý 09/04/22
      Mệt mỏi trong người, không muốn thực hiện bất kỳ hoạt động nào có lẽ là tình trạng bạn đã…
      9+1 mẹo chữa mề đay cho bà bầu an toàn và cực hiệu quả – Thử ngay 04/07/23
      Nổi mề đay, mẩn ngứa là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Hiện tượng này gây ra cảm…
      Top 20+ mẹo giải rượu tại nhà để nhanh tỉnh táo 23/07/22
      Sau mỗi lần quá chén việc bị đau đầu, thiếu tỉnh táo, buồn nôn… gây tổn hại tới sức khỏe…
      Xem tất cả bài viết