Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    03/08/21

    Viêm gan B là bệnh lý do virus HBV (virus viêm gan B) gây nên. Đây là bệnh truyền nhiễm gây ra khoảng 600.000 ca tử vong mỗi năm và khả năng lây nhiễm cao hơn gấp 50 – 100 lần so với HIV. Vậy viêm gan B là bệnh gì, mức độ nguy hiểm và cách thức hoạt động ra sao, hãy cùng Ths. Nguyễn Minh Hoàng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (17 bình chọn)

    1. Viêm gan B là bệnh gì?

    virus viêm gan B

    Viêm gan B là bệnh lý do virus Hepatitis B gây nên.

    Viêm gan B (tên tiếng Anh Hepatitis B) là bệnh nhiễm trùng do virus Hepatitis B Virus (HBV) tấn công vào gan. Bệnh xảy ra ở cả 2 thể cấp tính và mãn tính. Ở Việt Nam, dân số mắc bệnh này vào khoảng 15%, 10% trong số đó có nguy cơ mắc ung thư gan. Bệnh xảy ra với các triệu chứng âm thầm, khó phát hiện nếu không chủ động xét nghiệm máu. Mặc dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng hiện nay đã có vaccine phòng ngừa. Hiện nay, hiệu quả của vaccine viêm gan B có thể ngăn ngừa 95% nguy cơ lây nhiễm và phát triển bệnh.

    Viêm gan B thường chia thành 3 thể: thể không hoạt động (VGB thể ngủ), thể cấp tính và mạn tính.

    Thể ngủ này có virus tồn tại trong cơ thể nhưng không gây hại cho gan và không biểu hiện triệu chứng. Ngược lại, thể cấp tính và mạn tính có gây ảnh hưởng cho gan.

    Viêm gan B cấp tính Viêm gan B mạn tính
    Thời gian mắc bệnh ngắn, chỉ dưới 6 tháng  đầu kể từ khi nhiễm virus Virus tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng, kéo dài lâu, do cơ thể không sản sinh ra kháng thể
    Có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng Ít có triệu chứng đặc biệt nhưng đặc trưng bởi tình trạng vàng da, vàng mắt
    Có khoảng 90% người bệnh sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng. Để lại biến chứng nặng nề như suy gan, ung thư gan

    Click xem thêmXem ngay phác đồ điều trị viêm gan b

    2. Nguyên nhân gây viêm gan B

    Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm gan B là do virus Hepatitis B. Đây là virus tấn công vào gan, từ đó hình thành nên bệnh.

    Virus Hepatitis B có thể tồn tại môi trường bên ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày. Trong thời gian này, virus có thể gây nhiễm trùng nếu xâm nhập vào cơ thể người và không có vaccine bảo vệ. Thời gian ủ bệnh của virus HBV trung bình là 75 ngày, nhưng cũng có thể thay đổi từ 35-180 ngày. Virus có thể được phát hiện kịp thời trong vòng từ 30-60 ngày sau khi nhiễm và sau đó có thể tồn tại và phát triển thành viêm gan B mãn tính.

    3. Triệu chứng thường thấy của bệnh viêm gan B

    triệu chứng của viêm gan B

    Thông thường, người bệnh sẽ cảm nhận được bệnh khi virus hoạt động.

    Trường hợp viêm gan B cấp tính rất khó để nhận biết các triệu chứng. Thậm chí ở trẻ dưới 5 tuổi, các biểu hiện hầu như không rõ ràng. Tuy nhiên, trường hợp không có các triệu chứng không đồng nghĩa với việc virus HBV không phát triển.

    Do vậy, nếu nhận thấy một số biểu hiện sau bạn nên chủ động thăm khám và xét nghiệm nồng độ virus trong cơ thể.

    • Vàng da (có thể vàng mắt)
    • Phân màu bạc, nước tiểu chuyển sang màu nâu hoặc cam
    • Sốt
    • Mệt mỏi kéo dài hàng tuần
    • Có các vấn đề về dạ dày như chán ăn, buồn nôn và nôn
    • Đau bụng, chướng bụng, đau hạ sườn phải
    • Đau nhức xương khớp
    • Rối loạn tiêu hóa

    Các triệu chứng có thể không biểu hiện rõ trong 1-6 tháng đầu sau khi bị nhiễm virus.

    4. Biến chứng nguy hiểm của Hepatitis B

    Người bị viêm gan B mạn tính nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và để lại các biến chứng nguy hiểm như:

    • Xơ gan, sẹo gan
    • Ung thư gan
    • Suy gan hay bệnh gan giai đoạn cuối
    • Bệnh thận: Nghiên cứu chỉ ra những người vị xơ gan do virus HBV có nhiều khả năng mắc các bệnh lý về thận
    • Các vấn đề về mạch máu như chứng viêm mạch máu.

    >>> Tìm hiểu thêm: Xơ gan cổ trướng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    5. Virus viêm gan B lây qua đường nào?

    Nhiều người thắc mắc viêm gan B có lây không? Vì đây là bệnh lý do virus gây nên nên khả năng lây lan cao. Viêm gan B có thể lây nhiễm qua:

    5.1. Virus viêm gan B lây qua đường máu

    Người có lượng HBV cao, nếu để vết thương hở tiếp xúc với máu, dịch của người bị viêm gan B tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Ngoài ra, virus này còn tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch, sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân, dịch mật… Nếu để các vết thương hở tiếp xúc trực tiếp cũng có nguy cơ cao lây nhiễm.

    5.2. Lây lan qua đường tình dục không an toàn

    Nếu quan hệ tình dục không an toàn như không vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ hoặc không sử dụng bao cao su với người bị nhiễm viêm gan siêu vi B có thể khiến virus xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước nhỏ. Đây là còn đường rất dễ lây nhiễm nên cần chủ động phòng tránh.

    5.3. Lây truyền từ mẹ sang con

    viêm gan B lây từ mẹ sang con

    Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con.

    Đa số trẻ bị nhiễm virus viêm gan B thường xảy ra trong giai đoạn chu sinh hoặc những tháng đầu sau sinh. Tùy vào lượng kháng nguyên bề mặt HBsAg và kháng nguyên nội sinh HBeAg để quyết định khả năng lây nhiễm.

    5.4. Dùng chung kim tiêm, vật dụng sắc nhọn của người mang virus

    Việc lây nhiễm HBV còn xảy ra do sử dụng chung kim tiêm hoặc ống tiêm đã qua sử dụng. Các virus có thể tồn tại trên bề mặt vật liệu và dễ xâm nhập vào máu nếu không sử dụng ống tiêm, kim tiêm mới đã qua tiệt trùng.

    5.5. Nhiễm virus viêm gan B trong quá trình phẫu thuật, xăm hình hoặc truyền máu

    Các đối tượng nhân viên y tế là đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan B cao nếu không có dụng cụ phòng hộ trong quá trình thực hiện phẫu thuật, nha khoa. Ngoài ra những người sử dụng chung thiết bị xăm hình, dùng chung vật dụng bị sứt, mẻ có dính virus cũng có khả năng mắc bệnh.

    6. Chẩn đoán virus viêm gan B

    Các triệu chứng khi mắc HBV không rõ ràng nên người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm máu để phát hiện nồng độ virus trong cơ thể:

    • Xét nghiệm kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B HBsAg: Nếu kết quả (+) nghĩa là đang bị nhiễm virus, (-) là không.
    • Xét nghiệm Anti-HBs: Kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể với virus Hepatitis B. Thông thường nếu nồng độ Anti-HBs > 10mUI/ml sẽ giúp cơ thể chống lại virus.
    • Xét nghiệm HbeAg: Kháng nguyên vỏ capsid của virus. Nếu HBeAg (+) là virus đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh.
    • Xét nghiệm Anti-HBe: Kháng thể kháng HBeAg. Nếu Anti-HBe (+) cơ thể đã có khả năng miễn dịch và ngược lại, nếu (-) là chưa có khả năng chống lại HBeAg.

    Ngoài ra còn thực hiện một số xét nghiệm và siêu âm đánh giá như chỉ số men gan ALT, AST, GGT, ALP để phát hiện mức độ tổn thương gan, siêu âm và sinh thiết gan.

    7. Điều trị viêm gan B

    Hiện tại, vẫn chưa có thuốc tiêu diệt triệt để virus HBV gây viêm gan B. Các phương pháp điều trị hầu hết đều hết đều nhằm kiểm soát và ức chế sự hoạt động của virus nhằm đưa virus về trạng thái không hoạt động.

    Thông thường, để biết người bệnh có nên sử dụng thuốc hay không, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm kháng nguyên bề mặt HBsAg và kháng nguyên nội sinh HBeAg. Cụ thể:

    HbsAg (+) có virus và có HbeAg (+) virus đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng => dùng thuốc

    HBsAg (+) có virus và HbeAg (-) virus không sinh sôi, không có dấu hiệu lâm sàng => không dùng thuốc

    HbsAg (+) có virus và có HbeAg (+) virus đang sinh sôi, không có dấu hiệu lâm sàng => chưa cần dùng thuốc nhưng nếu xuất hiện dấu hiệu lâm sàng cần phải dùng thuốc.

    HBsAg (+) có virus và HbeAg (-) virus không sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng => chưa cần dùng thuốc có thể do người bệnh từng bị viêm gan B mạn, virus từng kích hoạt âm thầm nhưng sau đó ngừng kích hoạt. Tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ để can thiệp kịp thời.

    Các loại thuốc được chỉ định điều trị:

    • Interferon: tăng khả năng miễn dịch và kháng virus (chi phí khá cao)
    • Lamivudin: Kháng virus, đưa chỉ số men gan ALT về mức bình thường
    • Adefovir, entecavi, telbivudin: Kháng virus, mục tiêu điều trị ngắn hơn Lamivudin
    • Tenofovir: kháng virus HBV
    • Dùng phối hợp chất tăng cường miễn dịch interferon với chất kháng virus lamivudine.

    8. Phòng ngừa nhiễm virus viêm gan B đối với từng đối tượng

    Theo Ths.Nguyễn Minh Hoàng, viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến suy gan, ung thư gan và nguy cơ lây nhiễm cao. Do vậy bất kỳ đối tượng nào cũng cần phải phòng ngừa. Cụ thể:

    Tiêm phòng vaccine viêm gan B

    Nên chủ động tiêm phòng vaccine từ sớm để phòng bệnh.

    8.1. Đối với phụ nữ đang mang thai

    Phụ nữ đang mang thai nếu nhiễm virus HBV sẽ gây nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Nếu không có dự phòng miễn dịch sau phơi nhiễm có thể sẽ bị nhiễm HBV mạn tính. Do vậy, cần ngăn ngừa lây truyền HBV bằng cách:

    • Khám sàng lọc HbsAg phổ quát cho phụ nữ mang thai trong thai kỳ
    • Sàng lọc phụ nữ mang thai HBsAg dương tính để tìm hướng dẫn sử dụng liệu pháp kháng virus
    • Tiêm phòng vaccine viêm gan B trước khi mang thai
    • Tiêm phòng định kỳ cho tất cả trẻ sơ sinh mũi virus HBV liều đầu tiên tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.

    8.2. Đối với người trưởng thành

    Đối tượng này cần phòng tránh nguy cơ nhiễm virus HBV bằng cách:

    • Quan hệ tình dục an toàn, có các biện pháp phòng và điều trị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
    • Băng kín các vết thương hở để tránh lây nhiễm virus
    • Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm và phải được vô trùng trước khi sử dụng
    • Không tiếp xúc trực tiếp với máu, vết thương hở, chất dịch của người khác nếu không có công cụ bảo vệ
    • Lựa chọn các đơn vị xăm hình, làm răng, châm cứu ở những đơn vị không uy tín để tránh nguy cơ lây nhiễm từ thiết bị
    • Tiêm chủng ngừa viêm gan B với người lớn (>19 tuổi) gồm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng với liều 20mcg/1ml.

    8.3. Đối với trẻ em

    Trẻ sơ sinh cần được tiêm vaccine phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh. Các mũi sau bắt đầu tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi theo khuyến nghị của bác sĩ.

    Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm gan B. Bạn hãy chủ động thăm khám và điều trị kịp thời nếu gặp phải tình trạng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn hỗ trợ.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả”

    1. Ngọc Anh viết:

      Bệnh viêm gan B này kiên trì điều trị có khỏi được không ạ?

      • Chào bạn, việc chữa khỏi viêm gan B phụ thuộc vào tình trạng bệnh cấp tính hay mạn tính. Cụ thể:
        – Viêm gan B cấp tính: Không cần điều trị cụ thể theo một phác đồ nào vì có tới 95% bệnh nhân hồi phục sau thời gian tự phát. Phần lớn người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý và thực hiện các biện pháp điều trị hỗ trợ theo lời khuyên của bác sĩ
        – Viêm gan B mạn tính: Gồm nhóm bệnh nhân có virus viêm gan B không hoạt động và nhóm bệnh nhân có virus viêm gan B hoạt động. Người bệnh có virus ở dạng không hoạt động cần theo dõi định kỳ, chưa cần điều trị đặc trị. Với bệnh nhân có virus hoạt động, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể để lựa chọn thuốc điều trị đặc trị theo dạng uống hoặc dạng tiêm cho phù hợp. Tuy nhiên, mục đích của việc điều trị chỉ là ngăn chặn virus viêm gan B (HBV) phát triển gây tổn thương gan, hình thành xơ gan và ung thư gan. Thời gian điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân, có thể kéo dài từ một vài năm đến cả đời. Cơ hội chữa khỏi bệnh dứt điểm rất thấp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Người bị viêm gan C nên ăn gì, kiêng gì ? Tham khảo 17 thực phẩm này 02/08/22
      Người bị viêm gan C nên  ăn gì, kiêng gì tốt cho sức khỏe? Đây là thắc mắc chung của…
      Nổi mề đay sưng môi – Nguyên nhân và hướng xử lý 25/05/22
      Khi bị nổi mề đay sưng môi nhiều người sẽ không khỏi lo lắng. Mối băn khoăn ngay tại thời…
      Điều trị mề đay tại Hà Nội: 6 Bệnh viện nổi tiếng, nhiều bác sĩ giỏi 25/03/22
      Tình trạng thường xuyên nổi mề đay gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.…
      Top 10 thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa dị ứng mẩn ngứa nên chọn 10/03/22
      Nhiều người bị làm phiền bởi những khó chịu do dị ứng mẩn ngứa mong muốn tìm mọi cách để…
      Xem tất cả bài viết