Mẩn ngứa lòng bàn tay - Nguyên nhân và giải pháp điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Mẩn ngứa lòng bàn tay – Nguyên nhân và giải pháp điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    10/03/22

    Mẩn ngứa lòng bàn tay gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc. Bên cạnh đó, nhiều người cũng không khỏi lo lắng liệu đây có phải dấu hiệu của bệnh lý hay không. Dưới đây là thông tin tham khảo giúp giải đáp thắc mắc này.

    5/5 - (760 bình chọn)

    1. Mẩn ngứa lòng bàn tay là gì?

    Mẩn ngứa lòng bàn tay là tình trạng lòng bàn nổi các nốt nhỏ đỏ gây ngứa kèm theo một số biểu hiện khác. Một số trường hợp có thể ngứa lòng bàn tay phải hoặc trái. Nhưng thông thường là cả hai lòng bàn tay bị ngứa mẩn đỏ. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Nó cũng gây bất tiện trong sinh hoạt bởi hoạt động hàng ngày luôn cần sử dụng bàn tay. 

    Mẩn ngứa lòng bàn tay

    2. Triệu chứng mẩn ngứa lòng bàn tay

    Mẩn ngứa ở lòng bàn tay sẽ có thể đi kèm với một vài biểu hiện khác hoặc cũng có thể chỉ xuất hiện độc lập. Dưới đây là những triệu chứng có thể gặp phải:

    – Xuất hiện các nốt nhỏ màu đỏ trên lòng bàn tay

    – Ngứa từ nhẹ tới dữ dội

    – Có thể xuất hiện vảy dày, khô trên da

    – Nứt da

    – Mụn nước nhỏ trên da lòng bàn tay

    3. Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa lòng bàn tay

    Lòng bàn tay nổi mẩn ngứa có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân không quá đáng ngại. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đây là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn. 

    3.1. Dị ứng gây mẩn ngứa lòng bàn tay

    Đây là tình trạng khi lòng bàn tay tiếp xúc nhiều với hóa chất hoặc bất kỳ chất gây kích ứng nào. Có thể kể đến như: Chất sát khuẩn, bụi kim loại, nước nhiều clo, cao su… Sau từ 48 – 96 giờ tiếp xúc sẽ gây ra hiện tượng dị ứng ngứa lòng bàn tay. 

    Dị ứng gây mẩn ngứa lòng bàn tay

    Tiếp xúc với nước chứa quá nhiều clo cũng sẽ gây dị ứng

    3.2. Tác dụng phụ của thuốc

    Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể kích thích phản ứng quá mẫn của cơ thể. Từ đó kích hoạt sản sinh lượng lớn histamine. Chính vì vậy nó có thể dẫn tới mẩn ngứa lòng bàn tay bàn chân và một số vùng khác trên cơ thể.

    3.3. Thay đổi nội tiết tố gây mẩn ngứa lòng bàn tay

    Nội tiết tố ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mang thai và sau sinh có sự thay đổi rõ rệt. Sự tăng giảm đột ngột của hormone như estrogen sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng. Điều này sẽ gây ra tình trạng mẩn ngứa ở lòng bàn tay chân, bụng…

    3.4. Bệnh da liễu 

    Các bệnh lý về da là câu trả lời đầu tiên cho mẩn ngứa lòng bàn tay bị bệnh gì. Một số bệnh cơ bản có thể kể đến là: Bệnh chàm, bệnh vảy nến, viêm da cơ địa…

    Bệnh chàm: Đây là căn bệnh không truyền nhiễm. Nó gây mẩn ngứa, đôi khi là nổi mụn nước. Da lòng bàn tay bị khô, thậm chí phồng rộp.

    Bệnh vảy nến: Bệnh xảy ra khi các tế bào da sản sinh mạnh. Dần dần tích tụ thành mảng trên da. Nó sẽ gây ra hiện tượng mẩn ngứa ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Đi kèm với đó là ngứa khuỷu tay, đầu gối, mẩn ngứa ở mặt, cứng khớp…

    Bệnh ghẻ: Đây là tình trạng thường khiến trẻ bị mẩn ngứa lòng bàn tay, đặc biệt là mẩn ngứa về đêm. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây mẩn ngứa ở người lớn. Bệnh do ký sinh trùng gây ra.

    Viêm da cơ địa: Đây là một căn bệnh có tính chất xuất hiện định kỳ, do cơ địa bẩm sinh. Nó hay xuất hiện ở trẻ nhỏ gây mẩn ngứa mặt, ngứa lòng bàn tay ở trẻ em. 

    Bệnh da liễu gây mẩn ngứa lòng bàn tay

    Bệnh chàm có thể là nguyên nhân gây mẩn ngứa ở lòng bàn tay

    3.5. Bệnh lý về gan gây mẩn ngứa lòng bàn tay

    Gan đóng vai trò quan trọng trong đào thải độc tố của cơ thể. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào liên quan tới cơ quan này sẽ khiến cho độc tố tích tụ. Các bệnh lý làm suy giảm chức năng gan có thể kể đến là nóng gan, xơ gan, viêm gan…

    Suy giảm chức năng gan: Chức năng đào thải độc tố ở gan bị ảnh hưởng. Biểu hiện lên da là mẩn ngứa, các nốt phồng rộp. 

    Viêm gan: Tình trạng viêm nhiễm sẽ làm giảm chức năng thải độc của gan. Chất độc tích tụ trong máu sẽ gây mẩn ngứa ở trong lòng bàn tay và lan ra khắp cơ thể.

    Xơ gan: Xảy ra khi mô sẹo hình thành nhiều trong gan. Hiện tượng mẩn ngứa thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh. Các biểu hiện kèm theo là mệt mỏi, khô miệng, nước tiểu sậm màu… 

    Bệnh lý về gan gây mẩn ngứa lòng bàn tay

    Xơ gan cũng sẽ gây mẩn ngứa trong giai đoạn đầu của bệnh

    3.6. Ứ mật

    Thông thường dịch mật (chứa muối mật) sẽ góp phần lọc và đào thải độc tố tích tụ trong gan. Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó mà dòng chảy của mật bị tắc nghẽn gây ứ hoặc tắc mật. Ứ đọng muối mật trong máu sẽ kích thích các đầu dây thần kinh cảm giác dưới da. Từ đó gây mẩn ngứa. Các bệnh lý có thể gây tình trạng ứ mật là: Hẹp ống mật, viêm đường mật, u đường mật…

    Hẹp ống mật gây mẩn ngứa trong lòng bàn tay

    Hẹp ống dẫn mật chủ khiến dòng chảy của dịch mật bị tắc nghẽn

    3.7. Bệnh tiểu đường

    Mức đường huyết trong máu cao có thể gây khô da và bị ngứa lòng bàn tay. Bởi bệnh gây tổn thương các sợi thần kinh ở bàn tay và bàn chân khiến cơ thể tiết ra cytokine gây viêm và ngứa. Nó có thể đi kèm với các nốt mẩn đỏ li ti trên lòng bàn tay và các vùng khác của cơ thể. 

    Tìm hiểu thêm: Nổi mề đay có gây ngứa không?

    4. Mẩn ngứa lòng bàn tay có nguy hiểm không?

    Phần lớn tình trạng này xuất phát từ bệnh da liễu. Nó sẽ gây ra những tổn thương ở da, ảnh hưởng tới giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời nó cũng gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Nhưng nhìn chung không làm ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe tổng thể.

    Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất phát từ các bệnh lý khác thì cần phải điều trị kịp thời. Bởi những bệnh lý này nếu kéo dài có thể đe dọa tới tính mạng. 

    5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Nếu xuất hiện các triệu chứng sau đừng chần chừ đi thăm khám. Bởi rất có thể tình trạng mẩn ngứa hiện tại xuất phát từ vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

    – Mẩn ngứa kéo dài hoặc tái phát nhiều lần

    – Ngứa dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ, công việc

    – Mẩn ngứa lan sang các vùng khác trên cơ thể

    – Vàng da

    – Mệt mỏi

    – Nước tiểu sẫm màu

    Mẩn ngứa lòng bàn tay khi nào cần tới gặp bác sĩ

    Vàng da đi kèm mẩn ngứa là một biểu hiện cần thăm khám ngay

    6. Điều trị mẩn ngứa trong lòng bàn tay 

    Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đối với nguyên nhân là các bệnh lý cần có liệu trình điều trị phù hợp với từng người bệnh cụ thể. Nếu là do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ điều trị có thể cân nhắc đổi loại thuốc. Ngoài ra, một số biện pháp trị triệu chứng dưới đây có thể được sử dụng. Đôi khi có thể áp dụng nhiều phương pháp cùng lúc. 

    6.1. Thuốc trị mẩn ngứa lòng bàn tay 

    Phần lớn người bệnh sẽ khó có thể chịu đựng các cơn ngứa và tự ti vì tình trạng mẩn đỏ dễ nhận ra. Để giảm bớt sự khó chịu này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc trị ngứa lòng bàn tay, thuốc trị mẩn đỏ. 

    – Thuốc kháng histamine: Giúp giảm sự sản sinh quá mức của histamine trong cơ thể. Từ đó giúp giảm tình trạng mẩn ngứa.

    – Kem bôi steroid: Dùng để thoa trực tiếp lên lòng bàn tay. Nó giúp trị ngứa lòng bàn tay và giảm tình trạng mẩn đỏ. Tuy nhiên, sử dụng trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ như mỏng da. 

    – Kem dưỡng ẩm: Đối với những trường hợp ngứa đỏ lòng bàn tay gây khô da thì việc dưỡng ẩm đặc biệt quan trọng. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại kem dịu nhẹ, không gây kích ứng da để cấp ẩm cho lòng bàn tay. 

    Thuốc trị mẩn ngứa lòng bàn tay 

    Kem bôi trực tiếp lên lòng bàn tay

    6.2. Quang trị liệu

    Đối với những trường hợp bị chàm hoặc da bị kích ứng có thể áp dụng biện pháp quang trị liệu. Trong trường hợp này ánh sáng đặc biệt sẽ được chiếu vào lòng bàn tay trong một khoảng thời gian nhất định. Liệu trình sẽ phụ thuộc vào bác sĩ điều trị. 

    6.3. Cách chữa mẩn ngứa lòng bàn tay tại nhà

    Nếu tình trạng bệnh mới khởi phát hoặc ở dạng nhẹ, bạn có thể áp dụng cách trị ngứa lòng bàn tay tại nhà. Đây cũng có thể coi là biện pháp hỗ trợ các phương pháp điều trị khác.

    Chườm lạnh: Hãy dùng một chai nước đá hoặc một khăn bọc đá để chườm vào lòng bàn tay. Nó sẽ làm dịu bớt cảm giác nóng rát khi nổi mẩn ngứa, dịu cơn ngứa ngáy khó chịu. 

    Ngâm nước muối epsom: Loại muối này chứa nhiều magie và khoáng chất giúp làm mềm da, giảm ngứa trên da. Hãy hòa một chút muối này vào chậu nước ấm để ngâm tay trong 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. 

    Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có chứa nhiều hoạt chất giúp thanh nhiệt, an thần. Do đó, nó sẽ hỗ trợ đào thải các chất độc cũng như tạo cảm giác thoải mái, giảm bớt sự khó chịu do những cơn ngứa gây ra. 

    Cách chữa mẩn ngứa lòng bàn tay tại nhà

    Uống trà hoa cúc giúp thư giãn tinh thần, giảm bớt khó chịu

    6.4. Điều trị mẩn ngứa lòng bàn tay do bệnh lý về gan

    Với các trường hợp mẩn ngứa do các bệnh lý về gan, mật bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị dựa theo nguyên nhân gây bệnh lý. Khi chức năng gan suy giảm, người bệnh nên cải thiện bằng các phương pháp hỗ trợ bảo vệ và tăng cường chức năng gan:

    – Thay đổi chế độ dinh dưỡng theo hướng lành mạnh: Bổ sung rau quả, hạn chế thực phẩm chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia. Ưu tiên các món ăn dễ tiêu. Uống đủ nước. 

    – Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý: Cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thực khuya.

    – Bổ sung các sản phẩm có thành phần nguồn gốc thảo dược hỗ trợ giải độc gan, thanh lọc cơ thể giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan như Giảo cổ lam, Actiso, Cà gai leo, Kế sữa…

    – Những trường hợp bệnh lý như viêm gan, xơ gan…cần thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

    7. Cách phòng tránh

    Để phòng ngừa tình trạng này bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp dưới đây. Chúng tuy không loại bỏ hoàn toàn khả năng gây bệnh nhưng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ. Hơn nữa, đối với những người đang bị nổi mẩn đỏ ngứa lòng bàn tay, những biện pháp này cũng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. 

    – Đeo găng tay khi tiếp xúc với hóa chất như: Rửa bát, lau dọn nhà cửa bằng chất tẩy… Đối với trường hợp lo ngại kích ứng với chất liệu cao su của găng tay có thể đeo một găng tay cotton bên trong găng tay cao su. 

    – Khi định dùng loại mỹ phẩm mới sử dụng lần đầu tiên, hãy thử trước trên một vùng da nhỏ. 

    – Dùng xà phòng, chất tẩy rửa cho tay dịu nhẹ. Hạn chế nước rửa tay dạng gel hoặc chứa quá nhiều cồn. 

    – Rửa tay, tắm với nước ấm. Không nên dùng nước quá nóng ngay cả khi trời lạnh vì nó sẽ làm khô da.

    – Giữ ẩm cho tay bằng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ. Uống đủ nước để cấp ẩm từ bên trong. 

    KẾT LUẬN 

    Mẩn ngứa lòng bàn tay gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và tính thẩm mỹ của người bệnh. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có những biện pháp điều trị kịp thời. Bởi trong một số trường hợp đây là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng. Những thông tin trên đây hy vọng là tham khảo hữu ích dành cho bạn. 

    XEM THÊM

    Tại sao bị mẩn ngứa ở cổ và điều trị như thế nào?

    Top10 thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa dị ứng mẩn ngứa nên chọn

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    18 bình luận cho “Mẩn ngứa lòng bàn tay – Nguyên nhân và giải pháp điều trị”

    1. Kiên Vũ viết:

      Ở đốt ngón tay của mình rất hay bị mụn nước rất ngứa, xong da chỗ đấy hay bị nứt nẻ, như này là mình bị làm sao?

      • Chào bạn!
        Những triệu chứng bạn mô tả, như mụn nước ở đốt ngón tay, ngứa, và da nứt nẻ, có thể là dấu hiệu của viêm da tiếp xúc hoặc chàm tay (eczema). Đây là tình trạng da thường xuất hiện khi tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc do dị ứng.
        Nếu tình trạng này kéo dài hoặc gây khó chịu, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
        Chúc bạn mau khỏi!

    2. Vũ Hoài Vinh viết:

      Mình mua thuốc mỡ ở nhà thuốc nhưng mình thấy nó là steroid có ghi không nên bôi nhiều ngày nên mình chỉ dám dùng vài lần nên mãi không khỏi.

      • Chào bạn!
        Đúng là thuốc mỡ chứa steroid không nên dùng kéo dài vì có thể gây tác dụng phụ như làm mỏng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bạn chỉ dùng vài lần và không thấy cải thiện, có thể cần thêm thời gian hoặc cần kết hợp với phương pháp khác. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp và an toàn hơn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Lý Thị Vui viết:

      Bị mẩn ngứa lòng bàn tay mình dùng nước muối thay nước muối epsom được không?

      • Chào bạn!
        Bạn có thể dùng nước muối thông thường để rửa vùng da bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay thay cho muối Epsom. Nước muối có tính kháng khuẩn nhẹ và có thể giúp làm dịu da. Tuy nhiên, muối Epsom có thêm tác dụng giảm viêm và đau nhức, nên nếu tình trạng ngứa kéo dài hoặc nghiêm trọng, muối Epsom có thể hiệu quả hơn.
        Chúc bạn sớm khỏi!

    4. Phí Tâm Di viết:

      Bé nhà mình bị nổi mụn nước lòng bàn tay, đi khám BS ghi bị viêm da cơ địa, có kê cho thuốc bôi và thuốc uống. Mình thì không hiểu rõ lắm nhưng cầm thuốc hỏi bạn mình thì b mình bảo không nên dùng thuốc này do chứa corticoid. Dược sĩ có cách nào thay thế không ạ

      • Chào bạn!
        Sử dụng corticoid trong điều trị viêm da cơ địa có thể an toàn nếu tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian. Quan trọng là phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và giảm nguy cơ tác dụng phụ. Bạn nên tiếp tục thảo luận với bác sĩ để tìm giải pháp phù hợp nhất cho bé.
        Chúc bé mau khỏe!

    5. Dương Vân Anh viết:

      Mình hay bị mẩn ngứa lòng bàn tay mỗi khi trời hè nóng kèm theo mụn nước chỗ ngứa. Xin hỏi dược sĩ có phải do mình bị nóng gan hay nguyên nhân nào khác ạ

      • Chào bạn!
        Mẩn ngứa lòng bàn tay kèm theo mụn nước khi trời nóng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, không nhất thiết do nóng gan. Các nguyên nhân có thể bao gồm dị ứng, viêm da tiếp xúc, hoặc vấn đề da khác. Để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Đoàn Vũ Thùy Dương viết:

      Mình bị ra mồ hôi tay kèm theo ngứa lòng bàn tay thì là bệnh gì ạ

      • Chào bạn!
        Ra mồ hôi tay kèm theo ngứa lòng bàn tay có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như:
        – Rối loạn tuyến mồ hôi: Có thể là chứng tăng tiết mồ hôi (hội chứng tăng tiết mồ hôi).
        – Dị ứng hoặc viêm da: Có thể do tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc.
        – Nóng gan: Mặc dù không phải là nguyên nhân chính, nhưng nóng gan cũng có thể gây ngứa.
        Để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. Cao Liên viết:

      Tôi thường hay bị ngứa ở trong lòng bàn tay,thành từng cục nhỏ nhỏ đỏ đỏ nhưng 1 lúc sau nó lại khỏi rồi dạo này tôi hay mệt với chán ăn nữa thì tôi có mắc bệnh gì không?

      • Chào bạn,
        Việc bạn hay bị ngứa trong lòng bàn tay, có những cục đỏ nhỏ xuất hiện rồi tự khỏi, kèm theo mệt mỏi và chán ăn, có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe liên quan đến gan hoặc hệ miễn dịch. Tình trạng này có thể do gan không hoạt động hiệu quả, khiến cơ thể không thải hết được độc tố, hoặc do một số vấn đề dị ứng, viêm da. Tuy nhiên, những triệu chứng mệt mỏi và chán ăn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm các rối loạn về tiêu hóa hoặc gan. Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân.
        Chúc bạn sức khỏe!

    8. Hiền Anh viết:

      Dạo này tôi bị ngứa ở các ngón tay với chân kèm theo nổi mụn nước, cứ đến đêm là ngứa nhiều hơn làm tôi mãi mới ngủ được, tôi còn để ý thấy nước tiểu của tôi dạo này sẫm màu hơn thì có phải tôi đang bị mẩn ngứa do chức năng gan kém không?

      • Chào bạn!
        Bạn đang gặp tình trạng ngứa kèm theo nổi mụn nước ở tay, chân và nước tiểu sẫm màu, đây có thể là dấu hiệu cho thấy gan của bạn đang hoạt động không tốt. Khi chức năng gan suy giảm, gan không thể thải hết độc tố, dẫn đến tình trạng mẩn ngứa và các triệu chứng liên quan khác. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, bạn nên đi khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm về chức năng gan. Trong thời gian này, bạn nên kiêng rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ gan tốt hơn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    9. Nguyễn Văn Đức viết:

      Tôi bị viêm gan B, virut vẫn đang hoạt động giờ bác sĩ kê cho tôi uống thuốc kháng virut, tôi uống được 1 tháng thì thấy hay bị ngứa tay chân người ta bảo là bị như thế là gan đang không kịp thải độc, triệu chứng đó có phải là gan đang không kịp thải độc không và tôi cần làm gì để hỗ trợ gan mình ?

      • Chào bạn, ngứa tay chân có thể là một dấu hiệu liên quan đến gan, nhưng cũng có thể do các yếu tố khác. Khi gan bị tổn thương, chức năng thải độc của nó có thể bị ảnh hưởng, khiến độc tố tích tụ trong cơ thể và gây ra ngứa. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể liên quan đến tác dụng phụ của thuốc kháng virus.
        Để hỗ trợ gan, bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ và đồ uống có cồn. Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây và tránh căng thẳng. Đồng thời, hãy tiếp tục theo dõi tình trạng gan qua các xét nghiệm định kỳ và thảo luận với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện để có hướng điều trị phù hợp.
        Chúc bạn mau khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Phác đồ điều trị viêm gan B và những lưu ý cần biết 23/07/22
      Theo thống kê, Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao…
      Nổi mẩn ngứa: 12 nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 28/04/22
      Nổi mẩn ngứa có thể xuất hiện bất cứ lúc nào gây khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến thẩm…
      Anti HBs là gì? Tại sao cần thực hiện xét nghiệm này? 06/02/23
      Một trong những chỉ số quan trọng trong quá trình dự phòng và điều trị viêm gan B là định…
      9+1 mẹo chữa mề đay cho bà bầu an toàn và cực hiệu quả – Thử ngay 04/07/23
      Nổi mề đay, mẩn ngứa là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Hiện tượng này gây ra cảm…
      Xem thêm