Bị mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi, hết khó chịu?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Bị mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi, hết khó chịu?

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    29/03/22

    Một số thực phẩm, đồ ăn có thể làm trầm trọng hơn tình trạng mẩn ngứa trên da. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bị mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì để vẫn đảm bảo sức khỏe mà không làm tình trạng bệnh chuyển nặng. Một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hữu ích trong điều trị mẩn ngứa.

    5/5 - (716 bình chọn)

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với người dị ứng mẩn ngứa

    Với những người có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị dị ứng mẩn ngứa, nổi mẩn đỏ trên da. Tình trạng này có thể xuất hiện khi thời tiết thay đổi; tiếp xúc với bụi bẩn; hóa chất hoặc ăn phải thực phẩm gây dị ứng…

    Theo nghiên cứu, nhiều loại thực phẩm có khả năng ức chế phản ứng dị ứng trên da. Bên cạnh đó, ăn uống đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng đề kháng, nâng cao hiệu quả điều trị mẩn ngứa do bệnh lý gây nên. Song song với đó, người bệnh cần hạn chế, thậm chí là kiêng hẳn các thực phẩm không tốt, có thể gây ra dị ứng, nổi mẩn trên da.

    bị mẩn ngứa nên ăn gì kiêng gì

    Chính vì vậy, dù không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, nhưng chế độ ăn uống lại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi cũng như phòng ngừa tình trạng mẩn ngứa diễn biến trầm trọng hơn.

    Xem thêm Mẩn ngứa toàn thân – Những kiến thức quan trọng cần nằm lòng để điều trị bệnh

    2. Bị mẩn ngứa nên ăn gì? 4 nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe

    Khi xuất hiện mẩn ngứa hoặc bạn thuộc đối tượng dễ dị ứng, nổi mẩn nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm như:

    2.1 Ăn nhiều rau xanh và hoa quả giàu vitamin A, C, E

    Các loại rau xanh và trái cây nhiều màu sắc không chỉ cung cấp chất xơ mà còn giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc; làm dịu các nốt mẩn ngứa và tổn thương do chúng gây ra. Hàm lượng vitamin dồi dào trong rau xanh và hoa quả cũng góp phần tăng sức đề kháng; giúp da khỏe mạnh; chống lại các tác nhân gây bệnh.

    Một số loại rau quả giàu vitamin nhóm A, C, E bạn có thể ăn khi bị mẩn ngứa:

    • Rau mồng tơi.
    • Các loại cải xanh.
    • Trái cây họ cam, chuối, kiwi…

    Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan, giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa do chức năng gan kém

    Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    2.2 Bổ sung các loại ngũ cốc, hạt khô

    Khi bị dị ứng mẩn ngứa, hãy bổ sung thêm các hạt, ngũ cốc nguyên hạt khô như: Óc chó, đậu đỏ, hạt điều… không chỉ cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất mà những hạt này còn giúp cấp ẩm cho da, hạn chế khô da. Từ đó, tăng cường khả năng bảo vệ da. Điều này cũng giúp hạn chế tình trạng mẩn ngứa ở da.

    các thực phẩm nên ăn khi mẩn ngứa

    2.3 Nên ăn các loại cá béo giàu omega 3

    Omega 3 trong các loại cá béo có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm và nhiễm khuẩn. Vì vậy, người bị mẩn ngứa nên bổ sung loại thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày. Một số loại cá béo bạn có thể lựa chọn như: Cá hồi, cá trích, cá mòi…

    2.4 Có thể ăn thêm sữa chua

    Sữa chua được đánh giá là siêu thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó cũng cực tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng mẩn ngứa.

    Thành phần sữa chua giàu probiotic có tác dụng ngăn chặn nhiễm khuẩn, tăng đề kháng cho cơ thể. Nếu chưa biết chọn đồ ăn nhẹ khi bị dị ứng thì sữa chua chính là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

    3. Những loại nước người dị ứng mẩn ngứa nên uống

    Người bị mẩn ngứa nên uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường thải độc cho cơ thể. Mỗi ngày cần uống ít nhất 2 lít nước. Bên cạnh đó, bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép trái cây, rau củ quả… để bổ sung vitamin và các dưỡng chất cần thiết.

    3.1 Lựa chọn nước trái cây giàu vitamin C

    Vitamin C có khả năng chống viêm, giảm các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa. Bằng cách ngăn chặn giải phóng histamin, vitamin C hỗ trợ giải độc cơ thể.

    Một số loại nước ép giàu vitamin C có thể kể đến như: Nước ép ổi, cam, kiwi, bông cải xanh, đu đủ…

    3.2 Uống nước trà xanh

    Theo công bố của tạp chí World Journal of Gastroenterology năm 2015, trà xanh có khả năng chống oxy hóa, kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu, hỗ trợ bảo vệ gan.

    Nước trà xanh được dùng như một loại nước mát gan; hỗ trợ giảm tình trạng mẩn ngứa do nóng gan hoặc gặp các vấn đề về gan gây ra.

    3.3 Nước rau má

    Người bị mẩn ngứa cũng có thể bổ sung nước bằng nước ép rau má. Loại rau này có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, dùng nhiều trong các bài thuốc thảo dược trị mụn nhọt ngoài da. Ngoài mẩn ngứa, nước rau má cũng cải thiện tốt với tình trạng rôm sảy, mụn trứng cá…

    4. Bị mẩn ngứa nên kiêng ăn uống gì?

    Ngoài các đồ ăn thức uống nên bổ sung, khi bị dị ứng mẩn ngứa, bạn cần tránh một số thực phẩm sau để phòng ngừa tình trạng chuyển biến nghiêm trọng hơn:

    nổi mẩn ngứa nên kiêng gì

    4.1 Nên tránh một số loại hải sản

    Tiêu chí hàng đầu lên thực đơn khi bị mẩn ngứa là hạn chế các thực phẩm chứa nhiều histamin – tác nhân gây kích hoạt tình trạng dị ứng, mẩn ngứa trên cơ thể.

    Hải sản thuộc nhóm thực phẩm người bị mẩn ngứa nên lưu ý bởi chúng chứa hàm lượng histamin tương đối cao. Đặc biệt một số loại hải sản đánh bắt xa bờ, trải qua thời gian bảo quản cũng có thể làm tăng lượng histamin. Do đó, khi bị mẩn ngứa hay dị ứng, bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn các món được chế biến từ một số loại hải sản như: Tôm, cua, ốc…

    4.2 Hạn chế đồ ăn cay nóng, chiên rán.

    Những thực phẩm này không chỉ gây nóng mà còn là chất xúc tác làm tăng cảm giác ngứa ngáy trên cơ thể. Vì vậy nếu không muốn tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn thì khi xuất hiện mẩn ngứa, bạn nên hạn chế ăn đồ ăn và gia vị có tính cay nóng.

    Ngoài ra thực phẩm chiên rán cũng có tính chất tương tự. Người hay xuất hiện mẩn ngứa cần được hạn chế để không làm nặng hơn các triệu chứng mẩn ngứa.

    4.3 Không nên ăn quá mặn hoặc quá ngọt

    Đồ ăn chứa quá nhiều đường hoặc muối sẽ làm tăng nặng tình trạng ngứa. Do đó, trong thời gian xuất hiện mẩn ngứa, bạn nên ăn uống ở mức độ mặn, ngọt vừa phải. Đặc biệt với những người có sở thích ăn đồ ngọt, hay sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao, cần phải hết sức lưu ý.

    4.4 Đồ uống có cồn, chất kích thích

    Đây là loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe có thể gây độc cho gan thận, khiến hệ miễn dịch của toàn cơ thể suy yếu. Điều này cản trở việc điều trị dị ứng mẩn ngứa do các bệnh lý về gan thận hay bệnh chuyển hóa gây ra.

    hạn chế đồ uống có cồn

    Hạn chế đồ uống có cồn trong thời gian xuất hiện mẩn ngứa

    Kết luận chung

    Chế độ ăn uống có thể là yếu tố kích hoạt hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng mẩn ngứa trên cơ thể, đồng thời giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Nắm được bị mẩn ngứa nên ăn gì kiêng gì sẽ giúp bạn thiết kế cho mình một thực đơn ăn uống phù hợp.

    Người bị mẩn ngứa cần ăn các món giàu vitamin A, E, C từ rau củ quả; thực phẩm chứa nhiều axit omega 3; uống nhiều nước lọc hoặc nước ép, trà thảo mộc… Đồng thời cần chú ý kiêng các loại thực phẩm cay nóng; đồ uống chứa cồn hay các món cho quá nhiều đường hoặc muối.

    Để được tư vấn thêm về chế độ ăn uống, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết hoặc gọi điện đến số hotline 0343.44.66.99.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    6 bình luận cho “Bị mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi, hết khó chịu?”

    1. Mĩ Hà viết:

      Dị ứng mẩn ngứa có khỏi hẳn được không?

      • Chào bạn! Dị ứng mẩn ngứa có thể được điều trị và kiểm soát, nhưng khả năng hết hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị. Sau đây là một số cách giúp bạn hạn chế tình trạng dị ứng mẩn ngứa:
        – Tìm ra và loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng.
        – Dùng thuốc chống dị ứng theo chỉ định bác sĩ.
        – Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng nếu cần.
        – Tránh xa các yếu tố môi trường hoặc hóa chất gây dị ứng.
        – Giữ da sạch và không bị khô.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Tuấn Phong viết:

      Tôi bị dị ứng do thời tiết có thể áp dụng cách trên không?

      • Chào bạn! Dị ứng do thời tiết chủ yếu liên quan đến yếu tố môi trường, nên việc thay đổi chế độ ăn uống không phải là phương pháp chính để điều trị. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có thể hỗ trợ bạn giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách trên để nâng cao sức khỏe giảm triệu chứng nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. La Quỳnh viết:

      Khi bị mẩn ngứa có cần kiêng gia vị nào không hay chỉ những thức ăn trên là được?

      • Chào bạn! Khi bạn gặp tình trạng bị dị ứng mẩn ngứa, bạn nên kiêng các gia vị sau:
        – Ớt: Làm tăng kích ứng và cảm giác nóng.
        – Tiêu: Gây kích ứng dạ dày và làm triệu chứng nặng hơn.
        – Gừng: Làm tình trạng dị ứng tồi tệ hơn ở một số người.
        – Tỏi: Gây phản ứng dị ứng.
        – Gia Vị Chế Biến Sẵn: Có thể chứa hóa chất gây kích ứng.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Xét nghiệm chức năng gan là gì? Các chỉ số quan trọng và lưu ý 16/07/24
      Xét nghiệm chức năng gan cần thiết cho việc đánh giá hoạt động của gan, tình trạng bệnh lý cũng…
      Làm sao để phân biệt xơ gan còn bù và mất bù? Chuyên gia giải đáp 08/09/22
      Xơ gan là bệnh lý nguy hiểm ở gan. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn…
      Top 15+ đáp án cho bị mụn nhọt nên ăn gì và kiêng gì 25/07/22
      Những nốt mụn nhọt gây mất thẩm mỹ, khó chịu cho “chủ nhân” của chúng. Làm cách nào để nhanh…
      Khúng khéng – Dược liệu quý giúp giải độc, bảo vệ gan hiệu quả 07/01/22
      Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về Khúng khéng với tác dụng giải rượu, thanh nhiệt và bảo…
      Xem thêm