Tiểu nhiều có sao không? Tiểu bao nhiêu lần một ngày là bình thường?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH SINH LÝ

    Tiểu nhiều có sao không? Tiểu bao nhiêu lần một ngày là bình thường?

    Tham vấn y khoa: PGS.TS Nguyễn Huy Oánh

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    07/07/21

    Tôi năm này 55 tuổi, là giáo viên về hưu. Gần đây, số lần đi tiểu tiện của tôi tăng nhiều so với trước, mỗi ngày phải đến 15 lượt. Bác sĩ cho tôi hỏi tiểu nhiều có sao không? Tần suất  bao nhiêu lần một ngày  được coi là nhiều và làm thế nào để cải thiện? (Anh Trịnh Văn T. – Bắc Giang).

    5/5 - (34 bình chọn)

    Cảm ơn anh T đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Qua tham vấn của PGS.TS Nguyễn Huy Oánh – Nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Dược Hà Nội, chúng tôi xin gửi đến anh câu trả lời như sau:

    1. Bao nhiêu lần 1 ngày được coi là tiểu nhiều?

    Tiểu tiện là nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể để bài thải lượng chất dư thừa, có khả năng hòa tan trong nước ra khỏi cơ thể. Đối với một người bình thường, nếu uống đầy đủ nước, cơ thể sẽ phát sinh nhu cầu đi tiểu từ 6-8 lần/ ngày. Nếu vượt qua con số đó mà không có bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống thì được coi là tiểu nhiều.

    Việc đi tiểu thường xuyên thường gây nên bởi 2 nguyên nhân cơ bản:

    • Sự gia tăng khối lượng nước tiểu được sản xuất
    • Sự suy giảm khả năng lưu trữ nước tiểu và làm rỗng bàng quang

    Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác, lượng chất lỏng nạp vào cơ thể, các bệnh lý có liên quan (như tiểu đường, bệnh thận, huyết áp…) cũng ảnh hưởng đến số lần đi tiểu của người bệnh. Ở một số trường hợp nặng, tần suất có thể lên đến 20 lần, thậm chí nhiều hơn trong một ngày.

    2. Tiểu nhiều có sao không? Có nguy hại gì không?

    tiểu nhiều có sao không

    Tiểu nhiều không phải là một căn bệnh, đó là triệu chứng của một bệnh lý nào đó mà bệnh nhân đang mắc phải. Tiểu nhiều có sao không? Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện một thời gian ngắn thì cũng không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, tiểu nhiều triền miên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh:

    • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao do nhịp sinh hoạt bị đảo lộn
    • Mất ngủ do phải tỉnh dậy nhiều lần vào ban đêm
    • Giảm tập trung dẫn đến giảm hiệu suất công việc
    • Suy giảm khả năng sinh lý nam giới
    • Gây phiền toái, mất tự tin, khiến người bệnh không dám ra khỏi nhà

    3. Những dấu hiệu đáng lo ngại đi kèm tiểu nhiều

    Nếu lượng nước tiểu bài tiết ra mỗi ngày vượt quá 2,5 lít, kèm với các triệu chứng sau, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:

    • Đau lưng, mỏi gối
    • Nước tiểu có màu bất thường như hồng, đỏ, ngả nâu đen
    • Nước tiểu có máu hoặc có cục máu đông
    • Nước tiểu có mùi rất đậm
    • Tiểu khó, tiểu buốt, đau mỗi lần đi tiểu
    • Tiểu són, tiểu nhiều lần trong ngày nhưng số lượng nước tiểu rất ít
    • Tiểu không tự chủ, tiểu gấp
    • Tiếu mất kiểm soát về đêm (đái dầm ở người trưởng thành)
    • Tiểu nhiều kèm sốt, nóng bừng

    Khi có các biểu hiện đi kèm như trên, người bệnh nên dừng ngay loại thuốc mà mình đang sử dụng (nếu có) và đến cơ sở y tế để kiểm tra.

    4. Tiểu nhiều thường liên quan đến những bệnh lý nào?

    những bệnh lý liên quan đến tiểu nhiều

    4.1 Viêm niệu đạo (viêm đường tiết niệu)

    Viêm niệu đạo là căn bệnh khá phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào. Các ổ viêm hình thành do sự tấn công của vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn E.Coli vào vùng niệu đạo.

    Ở giai đoạn mới chớm, bệnh có thể không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có máu, dương vật chảy mủ…

    4.2 Viêm bàng quang

    Tương tự như viêm niệu đạo, viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng gây nên bởi vi khuẩn. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm lại nằm ở sâu phía trong bộ phận chứa nước tiểu. Căn bệnh này phổ biến hơn ở nữ giới, do đường tiết niệu ngắn và đặc điểm cấu tạo của âm đạo khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

    Viêm bàng quang gây nên tình trạng lở loét, xuất huyết niêm mạc, rối loạn tiểu tiện, gây đau đớn. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, gây nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nam giới.

    4.3 Bàng quang tăng hoạt

    Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, thường xuyên nhận tín hiệu kích thích và co bóp. Ngay cả khi mới tích được một lượng nước tiểu rất nhỏ, người bệnh đã có cảm giác “mắc tiểu”.

    Ngoài tiểu nhiều, bàng quang tăng hoạt còn gây ra các triệu chứng khác như tiểu gấp, tiểu són, tiểu mất kiểm soát.

    4.4 Tiểu nhiều do thận yếu

    Tiểu nhiều là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh nhân suy thận. Thận không khỏe mạnh gây rối loạn quá trình bài tiết của cơ thể. Từ đó dẫn đến mất cân bằng lượng nước tiểu.

    Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: tiểu nhiều về đêm, nước tiểu sủi bọt, tiểu ra máu (nước tiểu đổi màu hồng, màu coca), phù cổ tay, cổ chân, mệt mỏi, mẩn ngứa, hơi thở có mùi, đau mỏi xương khớp, yếu sinh lý…

    Theo PGS.TS Nguyễn Huy Oánh, sự suy giảm chức năng thận không chỉ gây tiểu nhiều lần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và khả năng sinh lý của người bệnh. Chính vì vậy, cần có biện pháp điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

    Cải thiện và nâng cao khả năng hoạt động của thận bằng thảo dược tự nhiên là phương pháp được giới chuyên môn đánh giá cao bởi độ an toàn, lành tính và đặc biệt ít gây tác dụng phụ. Các loại thảo dược phổ biến giúp bổ thận là: sơn thù, kỷ tử, nhục thung dung, sâm cau,… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm các dược liệu đại bổ nguyên khí như lộc nhung, nhân sâm…

    4.5 Sỏi thận làm tăng tần suất tiểu tiện

    Sỏi thận (sạn thận) là tình trạng lắng đọng nước tiểu tại thận, bàng quang, niệu quản thành các viên rắn. Sỏi thận nếu không phát hiện sớm và có phương thức điều trị sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như: giãn thận, teo thận, viêm thận, suy thận…

    Các viên sỏi trong quá trình di chuyển gây kích ứng cổ bàng quang, khiến người bệnh có cảm giác “mắc tiểu” thường xuyên. Bên cạnh đó, sự cọ xát giữa các viên sỏi với bề mặt niệu đạo, bàng quang trong “cung đường” di chuyển còn gây ra các vết xước. Từ đó gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu.

    4.6 Phì đại hoặc ung thư tiền liệt tuyến

    Sự gia tăng kích thước (phì đại, u xơ) hoặc sự phát triển bất thường, mất kiểm soát của các tế bào tiền liệt tuyến gây chèn ép niệu đạo và bàng quang. Triệu chứng thường gặp nhất là: tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu bí, tiểu ngắt quãng…

    Theo thống kê, phì đại hoặc ung thư tiền liệt tuyến là các bệnh lý hàng đầu gây tiểu nhiều ở nam giới.

    4.7 Tiểu đường làm tăng số lần đi tiểu

    Nguyên nhân người bị tiểu đường thường xuyên đi tiểu là do cơ thể có nhu cầu đào thải lượng glucose dư thừa ra ngoài.

    Bên cạnh các bệnh lý kể trên, yếu tố tâm lý, tình trạng mệt mỏi, stress… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn bài tiết, tăng tần suất tiểu tiện.

    4. Làm thế nào để cải thiện tình trạng tiểu nhiều?

    lời khuyên từ chuyên gia cho người tiểu đêm

    Để điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, ngoài việc sử dụng thuốc chữa tiểu đêm, tiểu nhiều lần, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp sau:

    • Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối, nhất là sau 8 giờ
    • Tránh các loại đồ uống kích thích đi tiểu như bia, rượu, cà phê, nước có ga, trà…
    • Hạn chế sử dụng các loại hoa quả có tính axit như cam, chanh, khế, sấu, cà chua,…
    • Không nên ăn các loại thực phẩm lên men (dưa muối, kim chi…) vì chúng gây kích ứng bàng quang.
    • Tránh xa đồ ăn cay nóng, chiên xào, đồ ngọt vì chúng làm bàng quang nhạy cảm hơn
    • Nói với bác sĩ về tình trạng tiểu nhiều khi cần kê đơn thuốc, để tránh thuốc lợi tiểu.
    • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh và chất xơ
    • Luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày, nhất là các bài tập kegel, yoga, chạy bộ…
    • Hạn chế căng thẳng, stress, luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

    Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến câu hỏi tiểu nhiều có sao không? Tiểu bao nhiêu lần một ngày là nhiều? Những thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ số hotline để được hỗ trợ kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe!

    XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Suy thận có uống được nước dừa không? Gợi ý các loại nước nên dùng 01/08/22
      Tôi năm nay 45 tuổi, phát hiện suy thận vào cuối năm 2020. Xin hỏi bác sĩ suy thận có…
      Thực hư ăn thịt trăn gây liệt dương – Những lưu ý khi sử dụng 27/05/22
      Thịt trăn, cao trăn là thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng, mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe.…
      Review Oyster Xmen có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? 27/01/22
      Nam giới yếu sinh lý, xuất tinh sớm là tình trạng không hiếm gặp hiện nay. Với mong muốn giúp…
      Thuốc Priligy điều trị xuất tinh sớm có tốt không? Liều dùng và lưu ý 09/12/21
      Thuốc Priligy thường được bệnh viện hoặc các phòng khám nam khoa kê đơn trong điều trị các vấn đề…
      Xem tất cả bài viết