TOP 16 mẹo chữa viêm da cơ địa ĐƠN GIẢN – HIỆU QUẢ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    TOP 16 mẹo chữa viêm da cơ địa ĐƠN GIẢN – HIỆU QUẢ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    08/08/23

    Áp dụng mẹo chữa viêm da cơ địa từ dân gian là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Bởi, chúng có ưu điểm lành tính, tiết kiệm chi phí và dễ áp dụng. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì còn chần chừ gì mà không đọc bài viết dưới đây.

    5/5 - (8 bình chọn)

    1. Top 16 mẹo chữa viêm da cơ địa HIỆU QUẢ – Bỏ túi ngay về dùng dần

    Để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa, bạn có thể tham khảo và áp dụng những mẹo đơn giản dưới đây:

    1.1. Tắm nước ấm

    Nhiều người cho rằng bị viêm da cơ địa thì không nên tắm. Quan điểm này thật sai lầm, bởi tắm nước ấm hàng ngày được xem là thói quen tốt giúp bạn cải thiện bệnh viêm da cơ địa.

    Tắm không chỉ làm sạch da, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn mà còn cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng giúp bạn giảm ngứa, kích thích lưu thông máu tái tạo tế bào da tổn thương.

    Tuy nhiên, khi tắm nước ấm, bạn cần lưu ý:

    • Sử dụng nước có độ ấm vừa phải, không tắm nước nóng quá sẽ làm mất hàng rào bảo vệ da, da dễ kích ứng, ngứa ngáy.
    • Tắm rửa với những sữa tắm dịu nhẹ, chiết xuất từ tự nhiên để đảm bảo an toàn cho da.
    • Thời gian tắm chỉ nên kéo dài khoảng 10 – 15 phút.
    • Tránh kỳ cọ mạnh khiến da dễ trầy xước, tổn thương.

    mẹo chữa viêm da dị ứng

    Mẩn ngứa khắp người như muỗi đốt là bệnh gì? Xử lý thế nào?

    Uống rượu bia hay bị mẩn ngứa, mề đay – Cách xử lý ra sao?

    Nổi mề đay, mẩn ngứa do nóng gan? Có nên dùng Bổ Gan Tâm Bình không?

    1.2. Áp dụng mẹo chữa viêm da cơ địa với lá khế

    Đây cũng là cách chữa viêm da cơ địa được nhiều người áp dụng, bởi có tác dụng rất tốt.

    Theo Y học cổ truyền, lá khế là dược liệu có tính mát, kháng khuẩn, giảm viêm. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách sẽ giảm được hiện tượng viêm da cơ địa, dị ứng, mẩn ngứa.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị một nắm lá khế, 1 thìa muối trắng.
    • Rửa lá vài lần với nước sạch, sau đó vò nát, để ráo nước.
    • Tiếp theo, bạn cho lá khế vào nồi nước 2 lít, đun sôi chừng 5 phút thì tắt bếp.
    • Gạn nước, bỏ lá khế, cùng 1 thìa muối và nước lạnh vào chậu, khuấy đều cho muối tan, nước để ấm.
    • Sau đó bạn dùng nước này để tắm, ngày 1 lần cho tới khi thấy viêm da được cải thiện.

    1.3. Thoa gel nha đam chữa viêm da

    Từ lâu, nha đam đã được biết đến với công dụng sát trùng tự nhiên. Trong gel nha đam có chứa hoạt chất giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu da kích ứng. Đồng thời, nha đam có tác dụng giảm tổn thương và tăng cường đề kháng cho da.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, rửa sạch.
    • Dùng dao rạch bỏ phần vỏ bên ngoài, lấy phần gel thoa lên da, vùng bị ngứa ngáy.
    • Để khoảng 20 – 25 phút sau thì rửa lại với nước ấm cho sạch.
    • Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ ngày sẽ cải thiện tình trạng bệnh.
    Thoa gel nha đam giúp giảm kích ứng da

    Thoa gel nha đam giúp giảm kích ứng da

    1.4. Chữa viêm da cơ địa với giấm táo

    Giấm táo được biết đến là thành phẩm của quá trình lên men từ nước ép táo tươi. Theo nghiên cứu, loại giấm này có khả năng chống oxy hóa mang lại lợi ích cho da, cụ thể:

    • Cân bằng độ pH tự nhiên của da, tăng cường hàng rào bảo vệ da.
    • Ngăn ngừa nhiễm trùng nhờ đặc tính kháng khuẩn.
    • Làm sạch, thu nhỏ lỗ chân lông cho da.
    • Cải thiện tình trạng da khô.

    Cách thực hiện giấm táo chữa viêm da cơ địa như sau:

    • Pha loãng giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1
    • Thoa hỗn hợp lên vùng da bị viêm, để khô tự nhiên chừng 10 phút.
    • Tiếp theo, bạn dùng nước sạch rửa lại và dưỡng ẩm bình thường.

    Trong trường hợp viêm da cơ địa toàn thân, bạn có thể pha giấm với nước ấm, sau đó tắm ngày 1 lần.

    1.5. Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng tỏi

    Nếu bạn đang tìm một phương pháp chữa viêm da cơ địa an toàn tại nhà thì đừng bỏ qua bài thuốc từ tỏi.

    Theo nghiên cứu, trong tỏi có chứa Allicin, Ajoene và nhiều hoạt chất khác. Những chất này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm da, giảm viêm ngứa. Cùng với thành phần vitamin và khoáng chất phong phú, loại gia vị này còn giúp tái tạo, phục hồi tổn thương trên da.

    Cách sử dụng:

    • Chuẩn bị 300g tỏi, 1 lít rượu trắng, 1 bình thủy tinh ngâm rượu tỏi.
    • Tách từng tép tỏi, thái lát mỏng hoặc bỏ vào giã nát để hoạt chất được giải phóng.
    • Tiếp theo, cho tỏi vào hũ thủy tinh, thêm rượu vào.
    • Đậy kín nắp bình, ngâm trong 1 tuần thì dùng được.
    • Khi bị viêm da cơ địa, bạn chỉ cần lấy một ít rượu tỏi rồi thoa lên vùng da bị tổn thương.
    • Thực hiện 2-3 lần/ngày, tránh bôi rượu tỏi vào vùng da bị trầy xước.
    Bài thuốc rượu tỏi chữa viêm da dị ứng được nhiều người áp dụng

    Bài thuốc rượu tỏi chữa viêm da dị ứng được nhiều người áp dụng

    1.6. Chữa viêm da cơ địa với mật ong

    Thành phần mật ong có khả năng kháng viêm, giảm ngứa, cân bằng độ pH trên da. Do đó, dùng mật ong điều trị viêm da cơ địa giúp phục hồi mô da bị tổn thương.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất.
    • Thoa trực tiếp mật ong lên da, để chừng 10 phút.
    • Sau đó dùng nước ấm rửa lại và lau khô.
    • Nên thực hiện hàng ngày đến khi thấy da được cải thiện.

    1.7. Mẹo chữa viêm da cơ địa từ bài thuốc lá trầu không

    Theo đông y, lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, tiêu thũng, giảm ngứa. Nghiên cứu cũng chỉ ra, lá trầu không giàu tinh dầu, bao gồm nhiều hoạt chất quý như Diastase, Estragol. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, giảm ngứa, kích thích tái tạo da.

    Cách sử dụng với lá trầu không như sau:

    • Chuẩn bị 10 lá trầu bánh tẻ, 1 thìa café muối ăn.
    • Rửa sạch lá trầu, vò nát, đem nấu sôi với 1 lít nước trong 10 phút.
    • Tiếp theo, bạn gạn nước lá trầu ra chậu, chờ nước nguội rồi ngâm rửa vùng da bị bệnh.
    • Phần xác lá trầu có thể đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh.

    1.8. Tắm bột yến mạch chữa viêm da cơ địa

    Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, bột yến mạch còn có tác dụng chữa viêm da cơ địa. Bởi, thực phẩm này giàu saponin, avenanthramides có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm ngứa.

    Cách sử dụng với bột yến mạch:

    • Chuẩn bị chậu nước hoặc nước tắm sạch, cho 3 thìa bột yến mạch khuấy đều.
    • Ngâm mình trong bồn tắm và dùng bột yến mạch mát xa lên da.
    • Cuối cùng, lấy nước sạch tắm lại để loại bỏ phần bột bám dính trên da.
    • Mỗi ngày bạn nên tắm với bột yến mạch một lần cho đến khi bệnh viêm da cơ địa được chữa lành.
    Tắm bột yến mạch vừa làm mềm da, vừa giảm kích ứng da

    Tắm bột yến mạch vừa làm mềm da, vừa giảm kích ứng da

    1.9. Áp dụng mẹo chườm lạnh

    Chườm lạnh là phương pháp chữa viêm da cợ địa an toàn và mang lại hiệu quả cao. Ở những trường hợp viêm da cấp tính, người bệnh thường có biểu hiện nóng rát, ngứa ngáy. Lúc này nếu chườm lạnh sẽ làm giảm triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy nhanh chóng.

    Cách chườm lạnh rất đơn giản:

    • Bôi dung dịch sát trùng như kẽm oxide 1% hoặc thuốc tím để loại bỏ vi khuẩn gây hại trên da.
    • Tiếp theo, cho vài viên đá lạnh vào khăn vải mỏng, đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm da cơ địa.
    • Chườm trong vòng 10 -15 phút, triệu chứng ngứa rát được cải thiện đáng kể.
    • Áp dụng cách này đều đặn khoảng 3 – 4 phút giúp làm thông thoáng da.

    1.10. Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng dầu dừa

    Tương tự như mật ong, dầu dừa cũng được sử dụng làm nguyên liệu phổ biến trong chăm sóc da. Ngoài công dụng dưỡng ẩm, dầu dừa còn giúp giảm kích ứng trên da, nóng rát trên da.

    Cách thực hiện như sau:

    • Vệ sinh vùng da bị viêm bằng nước ấm.
    • Sau đó, lau khô da, thoa một lượng dầu dừa đủ lên vùng da bị viêm.
    • Massage da nhẹ nhàng với tinh dầu dừa để dầu thẩm thấu vào da.
    • Để chừng 45 phút cho da khô rồi dùng khau lau sạch.

    *Lưu ý: Không nên bôi quá nhiều dầu dừa lên da hoặc để qua đêm. Điều này sẽ khiến da bị bít tắc lỗ chân lông làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nặng.

    1.11. Trị viêm da cơ địa với lá chè xanh

    Lá chè xanh nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp kháng viêm, giảm ngứa và bảo vệ tế bào da trước sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

    Cách sử dụng:

    • Hái 1 nắm lá chè xanh tươi rửa sạch, vò nát.
    • Nấu sôi chừng 2 lít nước rồi mới bỏ lá chè vào đun thêm 5 phút nữa.
    • Sau đó, đổ lá chè ra chậu, pha thêm khoảng 1 lít nước lạnh.
    • Dùng nước đó tắm, ngâm rửa khu vực da bị bệnh.
    • Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy da chuyển biến rõ rệt.

    1.12. Đắp lá bàng – Mẹo chữa viêm da cơ địa

    Lá bàng có tính mát, dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Trong đó, tiêu biểu là bài thuốc khắc phục tình trạng tổn thương da do viêm da cơ địa, viêm da dị ứng.

    Theo nghiên cứu, lá bàng chứa hoạt chất tannin dồi dào. Hoạt chất này có tác dụng làm dịu các tình trạng kích ứng trên da. Đồng thời, chúng giúp điều trị mụn nước, mụn rộp, các tổn thương trên da do viêm da cơ địa.

    Khi áp dụng lá bàng, bạn thực hiện các bước sau:

    • Hái 1 nắm lá bàng non cùng với 1 ít muối hạt.
    • Đem nguyên liệu đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 20 phút.
    • Sau đó, vò lá bàng rồi cho vào nồi đun khoảng 1 lít nước cho tới khi nước sôi già.
    • Sau đó, chờ nước nguội rồi dùng để ngâm và rửa vùng da bị viêm.
    • Mỗi ngày thực hiện 1 lần đến khi triệu chứng đẩy lùi.
    Đắp lá bàng

    Đắp lá bàng

    1.13. Trị viêm da với bài thuốc lá đinh lăng

    Lá đinh lăng là vị thuốc quý trong dân gian, dược liệu có tính mát, giải độc, giảm đau, trị viêm, chống dị ứng, mụn nhọt… Nghiên cứu cũng chỉ ra trong lá đinh lăng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành mô da.

    Với lá đinh lăng, bạn áp dụng như sau:

    • Hái một nắm lá đinh lăng, sau đó rửa sạch, để ráo nước.
    • Tiếp theo, cho lá đinh lăng vào nồi cùng 1 lít nước, đun sôi cho tới khi nước cạn còn ½ thì dừng.
    • Để nước nguội bớt, sau đó uống trực tiếp khi còn ấm.
    • Kiên trì vài tuần để đạt kết quả tốt.

    1.14. Lá lốt

    Lá lốt không chỉ là thực phẩm phổ biến mà còn là dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc da liễu.

    Theo Y học cổ truyền, thảo dược này có tính ấm, giúp kháng viêm, sát trùng. Đồng thời, chúng cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị tổn thương.

    Để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa, bạn có thể áp dụng bài thuốc lá lốt như sau:

    • Chuẩn bị 100g lá lốt tươi, vài hạt muối ăn.
    • Lá lốt rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng để khử khuẩn.
    • Giã nát lá lốt sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh, ngày 2 lần.

    Bài thuốc này thích hợp với những người bị viêm da cơ địa với diện tích nhỏ. Trường hợp bị toàn thân có thể nấu nước tắm.

    Mẹo chữa viêm da cơ địa từ lá lốt

    Bạn có thể áp dụng bài thuốc lá lốt

    1.15. Cây sài đất chữa viêm da cơ địa

    Cây sài đất mọc hoang nhưng lại là thảo dược quý mang nhiều công dụng chữa bệnh.

    Theo Y học cổ truyền, thảo dược này giúp cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa như sát trùng, giảm ngứa, tiêu viêm, ức chế phản ứng dị ứng trên da.

    Cách thực hiện:

    • Hái cây sài đất tươi về rửa sạch, phơi khô, bảo quản nơi khô ráo.
    • Mỗi lần dùng chỉ cần 50g dược liệu khô đem sắc với 1 lít nước cho tới khi còn 50ml thì dừng lại.
    • Gạn nước thuốc sắc được chia thành 2 phần uống ngay trong ngày.

      1.16. Áp dụng bài thuốc lá đu đủ

    Theo Đông y, lá đu đủ có tác dụng giảm ngứa cho da, làm mát da. Trong Tây y, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra lá đu đủ chứa enzyme trung hòa độc tố và ức chế vi khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng. Vì vậy, lá đu đủ được dân gian sử dụng chữa viêm da cơ địa.

    Cách thực hiện như sau:

    • Chuẩn bị 100g lá đu đủ già, 100ml giấm táo, 1 củ gừng tươi.
    • Rửa sạch la đu đủ và gừng rồi để ráo nước.
    • Tiếp theo, bạn cho lá đu đủ thái nhỏ, gừng thái lát. Cho hết nguyên liệu vào nồi cùng giấm táo, đun cho tới khi cạn thì tắt bếp.
    • Sau đó, dùng khăn xô mỏng, thấm hỗn hợp rồi thoa lên vùng da bị viêm.
    Áp dụng thử bài thuốc lá đu đủ

    Áp dụng thử bài thuốc lá đu đủ

    2. Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa tại nhà

    Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, khi áp dụng các bài thuốc chữa viêm da cơ địa tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau:

    • Mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế phương pháp chuyên sâu. Vì vậy, người bệnh không nên áp dụng tuyệt đối vào phương pháp này.
    • Nhiều nguyên liệu dùng để điều trị viêm da cơ địa có thể gây kích ứng da. Vì vậy, trước khi áp dụng bài thuốc nào, người bệnh nên tìm hiểu kĩ.
    • Không chà xát và gãi mạnh lên vùng da có vết thương hở, rỉ máu vì có thể gây bội nhiễm da.
    • Cần kết hợp điều trị với chế độ ăn uống khoa học, tránh thức ăn dễ gây dị ứng. Đồng thời, tăng cường thể dục thể thao đều đặn nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm kiến thức về mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà. Phương pháp chữa viêm da cơ địa này chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, mới khởi phát. Vì vậy, với những người triệu chứng bệnh nặng nên thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      {Thắc mắc} Men gan cao do dùng thuốc tây dài ngày có đúng không? 03/04/23
      Men gan cao do dùng thuốc tây dài ngày là tình trạng thường gặp ở những người điều trị bệnh…
      Mẩn ngứa nổi cục là gì? – Nguyên nhân và cách điều trị 11/03/22
      Gần đây chuyên gia của chúng tôi có nhận được câu hỏi của anh Đinh Văn Đông (Ba Đình, Hà…
      Nóng gan bàn chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 03/11/23
      “Gần đây bàn chân tôi có cảm giác khó chịu, đôi khi châm chích, nóng rát. Có đêm tôi không…
      Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? Gợi ý 14 loại Đông – Tây y 27/09/23
      Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì là câu hỏi của anh Đinh Công Thịnh (Tiền Hải, Thái Bình) gửi tới…
      Xem tất cả bài viết