Nổi mề đay tắm nước nóng hay lạnh? 99% người bệnh cần nắm rõ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Nổi mề đay tắm nước nóng hay lạnh? 99% người bệnh cần nắm rõ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    04/05/22

    Theo quan niệm của dân gian, việc tiếp xúc với nước lạnh khi bị mề đay có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Tuy nhiên, nhiều thông tin lại cho rằng mề đay tắm nước nóng hay lạnh đều không có vấn đề gì? Vậy, mề đay nắng nước nóng hay lạnh là tốt? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.

    5/5 - (97 bình chọn)

    1. Bị nổi mề đay tắm nước nóng hay lạnh?

    Như chúng ta đã biết, mề đay là tình trạng da mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do dị ứng thời tiết, thức ăn, do virus, vi khuẩn… gây nên.

    Theo các chuyên gia da liễu, da trên cơ thể có nhiệm vụ bảo vệ và bài tiết độc tố thông qua tuyến mồ hôi. Trường hợp người bệnh không tắm rửa, vệ sinh hàng ngày sẽ khiến cho vi khuẩn, độc tố có thể tích tụ trên da, có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng da.

    Vậy, mề đay tắm nước nóng hay lạnh là tốt? Câu trả lời là cả 2 đều không tốt. Khi da bị tổn thương, việc tiếp xúc với nước nóng quá hoặc lạnh quá đều khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Theo đó, người bệnh chỉ nên sử dụng nước ấm để tắm. Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng, lượng mồ hôi tiết ra nhiều sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy được cải thiện.

    Mề đay tắm nước nóng hay lạnh

    >>>Nổi mề đay là bệnh gì? – Đọc để hiểu hơn về nguyên nhân và cách điều trị 

    2. Tắm như thế nào khi bị nổi mề đay? Chuyên gia hướng dẫn

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, khi bị mề đay, làn da rất nhạy cảm và mỏng manh, vì vậy người bệnh cần chú ý những điều sau khi tắm:

    2.1. Nổi Mề đay tắm nước nóng hay lạnh? Hãy dùng nước ấm

    Khi bị mề đay, bạn không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Lý do là vì nước nóng dễ làm cho da khô, mất đi độ ẩm tự nhiên và kích ứng mề đay xuất hiện. Còn nước lạnh có thể gây ra nổi mề đay do lạnh hoặc khiến tình trạng này thêm nặng.

    Nên tắm nước ấm để không bị khô da, kích ứng da

    Nên tắm nước ấm để không bị khô da, kích ứng da

    2.2. Không chà xát, cào gãi lên da

    Một điều tối kỵ với người bị mề đay khi tắm là không chà xát trên da. Mặc dù biết rằng, bị mề đay khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, nếu cào gãi khi tắm sẽ rất dễ làm da kích ứng. Nghiêm trọng hơn là những vết xước có thể làm tổn thương và nhiễm trùng da. Thay vào đó, hãy massage cơ thể, đặc biệt là vùng da bị mẩn đỏ, vừa làm sạch da vừa giúp toàn thân thư giãn.

    2.3. Không tắm quá lâu

    Thời gian tắm thích hợp nhất là từ 5 – 10 phút mỗi ngày. Tắm trong nước ấm quá lâu cũng làm mất đi lớp dầu tự nhiên, tạo cảm giác ngứa nặng hơn.

    2.4. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh cho da

    Sữa tắm, xà phòng tắm chứa chất tẩy rửa có thể khiến cho da dễ bị kích ứng. Do đó, khi bị mề đay, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm thảo dược, thành phần dịu nhẹ để không làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

    Không nên sử dụng xà phòng tắm khi bị mề đay

    Không nên sử dụng xà phòng tắm khi bị mề đay

    2.4. Lựa chọn trang phục phù hợp

    Sau khi tắm, bạn nên sử dụng khăn mềm lau khô người. Sau đó, lựa chọn quần áo rộng rãi hoặc làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi để mặc, lưu ý nhỏ này nhưng lại có tác động đáng kể giúp giảm kích ứng da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy do quần áo cọ xát vào da.

    3. Nổi mề đay tắm lá gì nhanh khỏi?

    Ngoài việc tuân thủ một số nguyên tắc tắm ở trên, người bệnh có thể kết hợp một số loại thảo dược thiên nhiên để góp phần cải thiện nhanh tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.

    Các loại nước lá như lá khế, lá chè xanh, kinh giới, tía tô, sài đất… là những thảo dược được dân gian ghi nhận có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da.

    3.1. Tắm nước lá khế

    Lá khế có vị chát, chua, tính bình nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Theo Y học cổ truyền, lá khế có khả năng sát trùng, kháng viêm giúp giảm các tổn thương trên da do mề đay.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị lá khế chua, nửa thìa cà phê muối hạt.
    • Lá khế rửa sạch, đun sôi một nồi nước cùng với muối. Sau đó, cho lá khế chua vào đun chừng 3-5 phút.
    • Tiếp theo, vứt lá khế chua, đổ nước ra chậu và pha thêm với nước lạnh để tắm.

    3.2. Nấu nước rau sam tắm

    Cũng giống như lá khế chua, rau sam có vị chua, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, kháng khuẩn nên được sử dụng phổ biến trong điều trị mề đay.

    Y học hiện đại cũng chỉ ra trong rau sam có chứa vitamin A, C, sắt và nhiều chất chống oxy hóa. Hoạt chất này không chỉ tăng cường sức khỏe làn da mà còn kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị một nắm rau sam, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng chừng 5 phút để loại bỏ đất, vi khuẩn.
    • Tiếp đến, cho rau sam vào nồi nước, đun sôi khoảng 3 phút.
    • Khi nước nguội, bạn có thể lấy nước này pha với nước lạnh để tắm.
    Rau sam là thảo dược rất tốt giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa da

    Rau sam là thảo dược rất tốt giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa da

    3.3. Tắm lá kinh giới

    Không chỉ là loại rau quen thuộc, kinh giới còn là vị thuốc dùng đều điều trị bệnh da liễu.

    Theo Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, có khả năng giải độc, sát khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Còn theo y học, kinh giới chứa nhiều hoạt chất có khả năng khử trùng tự nhiên như menthol racemic, d-limonene…

    Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm kinh giới rửa sạch, sau đó đun sôi cùng với 2 lít nước. Để nước lá kinh giới nguội bớt, pha thêm với nước lạnh để tắm.

    Ngoài lá kinh giới tươi bạn có thể dùng kinh giới khô để đun nước tắm cũng rất hiệu quả.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn nhiều bạn đọc đã có câu trả lời mề đay tắm nước nóng hay lạnh. Mặc dù không phải là phương pháp điều trị mề đay hiệu quả, tuy nhiên tắm cũng là cách giúp giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Nếu còn băn khoăn thắc mắc về cách cải thiện tình trạng mề đay, người bệnh có thể liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Gambsine New – Thành phần, công dụng và cách dùng 10/03/23
      Gambsine New là một trong những thực phẩm chức năng dành cho gan. Tuy nhiên, nhiều người không biết rõ…
      Viêm gan B tập gym được không? Tập sao cho đúng? 15/09/22
      Viêm gan B tập gym được không hay bị viêm gan B mạn tính có tập thể hình được không…
      Người bị viêm gan C nên ăn gì, kiêng gì ? Tham khảo 17 thực phẩm này 02/08/22
      Người bị viêm gan C nên  ăn gì, kiêng gì tốt cho sức khỏe? Đây là thắc mắc chung của…
      TOP 16 mẹo chữa viêm da cơ địa ĐƠN GIẢN – HIỆU QUẢ 08/08/23
      Áp dụng mẹo chữa viêm da cơ địa từ dân gian là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng.…
      Xem thêm