{Hỏi – đáp} Ăn không ngon miệng uống thuốc gì? Chuyên gia tư vấn
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    {Hỏi – đáp} Ăn không ngon miệng uống thuốc gì? Chuyên gia tư vấn

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    04/04/23

    Ăn uống không ngon miệng uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi, nó ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn về nguyên nhân và cách xử trí.

    4.8/5 - (40 bình chọn)

    Hỏi: Tôi năm nay 34 tuổi, gần đây thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không có cảm giác ngon miệng. Bữa sáng thường không muốn ăn, trưa ăn qua loa tới tối lại chẳng thiết tha gì. Vậy cho tôi hỏi, triệu chứng này là biểu hiện của bệnh gì? Ăn uống không ngon miệng uống thuốc gì?

    (Nguyễn Linh Chi, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    Trả lời:

    Cảm ơn chị Nguyễn Linh Chi đã tin tưởng, gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Với câu hỏi của chị, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y dược học cổ truyền xin được trả lời như sau:

    Mệt mỏi, chán ăn, không hào hứng với ăn uống là biểu hiện phổ biến mà ai cũng có thể gặp ít nhất vài lần trong đời. Đây có thể là biểu hiện bình thường do ảnh hưởng tâm lý lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng nếu kéo dài thì có thể là do mắc phải bệnh lý nào đó hoặc tác dụng phụ từ thuốc tây. Để biết chính xác mình bị chán ăn do nguyên nhân nào, tốt nhất chị nên thăm khám sức khỏe. Qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.

    Ngoài ra, chị Linh Chi và độc giả cũng có thể tham khảo bài viết dưới đây đây.

    ăn không ngon miệng

    1. Ăn uống không ngon miệng do đâu?

    Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi vài lần. Hiện nay, tình trạng này khá phổ biến, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu chỉ cảm thấy chán ăn trong một thời gian nhất định thì không có vấn đề gì. Còn nếu chán ăn kéo dài, thường cơ thể gặp vấn đề sau:

    1.1. Mệt mỏi, chán ăn do sử dụng thuốc

    Một số loại thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, buồn ngủ. Những tác dụng phụ này có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn.

    Một số loại thuốc có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, chán ăn như: Codein, Morphin, kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu…

    1.2. Ăn uống không ngon miệng do bệnh lý

    Chán ăn có thể là biểu hiện của bệnh lý từ cảm cúm thông thường đến căn bệnh nghiêm trọng như ung thư.

    Một số tình trạng bệnh lý có thể gây mệt mỏi, chán ăn như: bệnh lý dạ dày, tổn thương thần kinh, hội chứng cai rượu, trầm cảm sau sinh, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng…

    Chán ăn có thể là biểu hiện của bệnh lý

    Chán ăn có thể là biểu hiện của bệnh lý

    1.3. Mệt mỏi, chán ăn do tâm lý

    Rối loạn tâm lý khiến chức năng tiêu hóa bị rối loạn, giảm cảm giác thèm ăn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

    Một số tâm lý có thể gây ra cảm giác chán ăn như: lo âu, đau buồn, trầm cảm, căng thẳng…

    Tóm lại: rối loạn tâm lý, bệnh lý và tác dụng phụ của thuốc đều là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, dễ chán ăn.

    1.4. Chán ăn do gặp vấn đề về gan

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Do đó, khi gan gặp vấn đề, chức năng gan suy giảm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Cụ thể:

      • Chức năng gan suy giảm khiến số lượng mật được sản xuất tiết ra không đủ để tiêu hóa chất béo. Điều này dẫn đến tình trạng chán ăn, chướng bụng, ăn uống không tiêu.
      • Chức năng gan suy giảm khiến quá trình chuyển hóa bị rối loạn, lượng glucose trong máu không cân bằng làm thiếu hụt chất dinh dưỡng trong tế bào. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, da thiếu sắc tố.

    2. Ăn uống không ngon miệng uống thuốc gì? Tham khảo ngay 5 loại thuốc sau

    2.1. Uống Lysine

    Ăn uống không ngon miệng uống thuốc gì? Người bệnh có thể tham khảo sản phẩm có thành phần Lysine. Lysine là acid amin cần thiết, con người không thể tổng hợp được mà phải cung cấp từ thực phẩm.

    Theo chuyên gia dinh dưỡng, lysine có trong thịt đỏ (bò, lợn, cừu, gia cầm), phô mai, cá tuyết, cá mòi, một số loài hạt.

    Lysine có tác dụng kích thích sự thèm ăn, chúng tham gia vào quá trình chuyển hóa, trong đó có vai trò hấp thụ canxi và tạo collagen. Ngoài ra, lysine cũng có tác dụng kích thích sự thèm ăn, cải thiện tình trạng chán ăn.

    Tuy nhiên, khi đun nấu thực phẩm lượng lysine mất đi khá nhiều. Vì vậy, những người thiếu lysine cần phải bổ sung lysine thông qua đường uống.

    Với trẻ nhỏ, lysine thường được bổ sung dưới dạng siro kết hợp với vitamin B1, B6, C và các khoáng chất như canxi, kẽm…. Ngoài ra, lysine còn được điều chế ở dạng viên hoặc ống tiêm.

    Tùy vào điều kiện sức khỏe, lứa tuổi, bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng lysine phù hợp.

    Bổ sung Lysine cho người ăn uống không ngon miệng

    Bổ sung Lysine cho người ăn uống không ngon miệng

    2.2. Bổ sung Taurin

    Ăn không ngon miệng uống thuốc gì? Thì Taurin cũng là lựa chọn dành cho người gặp phải tình trạng này.

    Taurin là một loại axit amin, thành phần chính của mật. Nó được tìm thấy trong ruột già và các mô của một số động vật, bao gồm cả người. Taurin sẽ kết hợp với axit mật để tham gia vào quá trình chuyển hóa. Nó được coi như chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi chất phóng xạ, hỗ trợ chức năng tim mạch, xương khớp, giúp hệ thần kinh trung ương phát triển bình thường.

    Ngoài ra, bổ sung taurin còn kích thích ăn uống ngon miệng, phòng ngừa xơ vữa động mạch và gây tăng lipid.

    Với trẻ nhỏ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp lượng đủ Taurin để phát triển bình thường. Trẻ em và người lớn ăn uống không ngon miệng cũng được chỉ định bổ sung lượng Taurin phù hợp.

    2.3. Ăn uống không ngon miệng uống thuốc gì? Bổ sung Hydrosol polivitamin

    Hydrosol polivitamin là tổng hợp các vitamin A, D2, E, B và một số vitamin, nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể, có tác dụng tăng cường chuyển hóa thức ăn, giúp ăn uống ngon miệng hơn. Đây là hỗn hợp vitamin cần uống đúng liều thì mới có tác dụng. Nếu dùng quá liều hoặc kéo dài có thể gây thừa vitamin dẫn đến chán ăn.

    Thuốc Hydrosol polivitamin phổ biến nhất là dạng thuốc giọt, lọ 20ml. Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi có thể uống 15 giọt/ngày. Trẻ em từ 4 đến 12 tuổi uống 20 giọt/ngày; Trẻ trên 12 tuổi và người lớn uống 25 giọt/ ngày.

    2.4. Viên ăn ngon, ngủ ngon Happy Health

    Viên uống ăn ngủ ngon Happy Health có tác dụng hỗ trợ giảm stress, an thần, bồi bổ sức khỏe, kích thích vị giác, cải thiện giấc ngủ. Sản phẩm phù hợp với người cao tuổi, thường xuyên mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, đãng trí, thiểu năng tuần hoàn não.

    Sản phẩm có thành phần gồm: Melatonin, L-arginine, Ginkgo biloba, L – Lysine, vitamin  B6, B1.

    Cách sử dụng: Dùng 2 viên trước khi ngủ 30 – 60 phút, chỉ sử dụng 1 lần trong ngày.

    2.5. Viên ăn ngon Multi vitamin Plus

    Viên ăn ngon Multi vitamin Plus là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được Cục ATTP – Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm dùng cho người gầy yếu, suy nhược cơ thể, người chán ăn, sức đề kháng kém.

    Viên uống có thành phần: Lysine, vitamin C, K, B1, B2, B6, B12, L-isoleucine, L-Leucine.

    Viên uống ăn ngon Multi vitamin plus được bào chế dưới nang cứng, đựng trong lọ nhựa. Trẻ em từ 6 – 12 tuổi, uống mỗi ngày 1 viên, trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn uống 1 lần/ 1 viên, ngày 2 lần.

    *Lưu ý: Khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ ăn ngon, bạn cần lưu ý dùng theo chỉ định bác sĩ.

    3. Ăn uống không ngon miệng – Thử ngay mẹo đơn giản tại nhà

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng, bạn có thể áp dụng những cách đơn giản dưới đây để cải thiện tình trạng chán ăn:

    Dùng đĩa lớn để cảm giác thức ăn ít hơn

    Dùng đĩa lớn để cảm giác thức ăn ít hơn

    • Dùng đĩa lớn hơn: Bí kíp này có thể khiến bạn có cảm giác thức ăn ít hơn, không còn thấy quá sức khi xử lý hết đồ ăn trên đĩa.
    • Hạn chế thức ăn dầu mỡ: Các thực phẩm chiên rán nhiều dầu sẽ khiến bạn ngấy, có cảm giác chán ăn sang cả món khác.
    • Thêm gia vị món ăn: Bạn có thể ăn một ít quế trong bữa ăn. Bởi, quế và các gia vị khác giúp tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện hệ tiêu hóa.
    • Ăn uống cùng mọi người: Hãy tranh thủ ăn cùng mọi người trong gia đình, bạn bè. Nhiều nghiên cứu cho thấy bạn có thể sẽ ăn nhiều hơn khi trò chuyện và thưởng thức món ăn cùng mọi người trong nhà.

    Như vậy, bài viết trên đã giúp chị Nguyễn Linh Chi và độc giả trả lời thắc mắc “ăn không ngon miệng uống thuốc gì”. Dân gian có câu “ăn được ngủ được là tiên”, nếu chẳng may bạn gặp phải tình trạng hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân để xử lý kịp thời.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chữa viêm gan B ở bệnh viện nào tốt? Tham khảo 10 địa chỉ HOT này 01/12/22
      Chữa viêm gan B ở bệnh viện nào tốt là thắc mắc của rất nhiều người khi đang bị bệnh…
      Dị ứng thời tiết nổi mề đay: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất 06/09/22
      Dị ứng thời tiết nổi mề đay thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh hoặc…
      {Update} 7 loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính phổ biến hiện nay 27/04/23
      Thuốc điều trị viêm gan B có tác dụng ức chế sự phát triển của virus, hạn chế biến chứng…
      Mát gan Bee Juvit – Công dụng, thành phần, cách dùng 27/06/22
      Mát gan Bee Juvit là thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng dung dịch. Bài viết dưới đây sẽ thông…
      Xem thêm