Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình Việt Nam. Đây cũng là một trong những vị thuốc dân gian thường dùng cho các trường hợp đau nhức khớp gối. Dưới đây là các cách chữa đau khớp gối bằng gừng mà bạn có thể tham khảo.
1. Tác dụng của gừng đối với tình trạng đau khớp gối
Đau khớp gối có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như quá trình lão hóa của cơ thể; thói quen sinh hoạt thiếu khoa học; nhiễm lạnh; mắc các bệnh lý xương khớp (thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối…)… Với những trường hợp đau nhẹ, mới xuất hiện có thể áp dụng mẹo chữa đau khớp gối bằng gừng.
Y học cổ truyền đánh giá cao tác dụng của gừng với xương khớp, trong đó có đau khớp gối. Gừng được gọi là sinh khương, có vị cay, mùi thơm, tính ấm, giúp trừ phong thấp, tán hàn, hoạt huyết. Sử dụng gừng sẽ giúp giảm tình trạng đau khớp gối do thấp ẩm, phong hàn xâm nhập cơ thể làm tắc trở kinh lạc, ứ trệ khí huyết.
Y học hiện đại đã phát hiện ra rằng gừng chứa nhiều hoạt chất như zingiberol, zingeron, shogaola,… Các chất này có khả năng giảm đau nhức xương khớp do ức chế quá trình tổng hợp chất trung gian gây viêm như cytokine, prostaglandin, leukotriene, COX-2. Một số hợp chất trong gừng có tác dụng làm ngắt quãng tín hiệu dẫn truyền cảm giác đau tới não, kích thích sản xuất serotonin, dopamin đồng thời tăng cường sản sinh Collagen và glycosaminoglycans kích thích quá trình tạo sụn. Ngoài ra, gừng cũng giúp giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu tới các chi.
2. Hướng dẫn cách chữa đau khớp gối bằng gừng
Nếu chưa biết cách chữa đau đầu gối bằng gừng thực hiện ra sao hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây.
2.1. Uống trà gừng chữa đau khớp gối
Dùng trà gừng là cách khá đơn giản để giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất có trong gừng. Bạn có thể thái gừng đã rửa sạch thành những lát mỏng, thêm một chút quế rồi hãm với nước sôi thành trà. Hoặc có thể đun sôi nước và cho gừng thái lát vào đun trong 2 phút rồi để nguội bớt uống như trà.
2.2. Ngâm chân với gừng
Ngâm chân với nước gừng sẽ giúp giảm bớt cơn đau cũng như giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt nếu ngâm chân trước khi đi ngủ bạn sẽ dễ ngủ hơn và giảm nguy cơ đau nhức khớp gối ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
- Rửa sạch 1 củ gừng, để ráo rồi giã nhỏ. Bạn có thể giã gừng riêng hoặc cho gừng giã với muối trong bước này.
- Đun nóng nước rồi cho gừng và 20g muối hạt vào nước. Đun tới khi sôi thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu để nguội tới khoảng 40 độ C rồi dùng để ngâm chân trong 15 phút.
Lưu ý sau khi ngâm hãy lau khô chân. Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới không nên ngâm chân với gừng.
2.3. Đắp gừng và muối chữa đau khớp gối
Đắp gừng có thể tận dụng được dược tính của gừng khi thẩm thấu qua bề mặt vùng đầu gối bị đau. Phương pháp này có thể được áp dụng cho trường hợp đau một bên đầu gối hoặc đau cả hai bên đầu gối.
- Rửa sạch 1 củ gừng rồi để ráo và thái lát mỏng.
- Rang muối hạt rồi đổ ra miếng vải sạch cùng với gừng tươi đã được thái lát. Chườm lên đầu gối bị đau.
- Nếu hỗn hợp này nguội bạn có thể bỏ gừng tươi đi và rang lại muối. Sau đó dùng muối này chườm với những lát gừng tươi khác.
2.4. Chườm muối rang gừng chữa đau khớp
Một trong những cách chữa bệnh đau khớp gối ở người già theo dân gian khá phổ biến là chườm gừng rang muối. Khác với cách làm trên, gừng ở phương pháp này được sao nóng. Lưu ý về nhiệt độ để tránh bị bỏng.
- Rửa sạch 1 củ gừng tươi sau đó đập dập.
- Rang gừng trên chảo nóng cùng với muối hạt.
- Sau đó bọc hỗn hợp gừng muối vào khăn chườm lên vùng khớp gối bị đau trong vòng 15 phút.
Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
2.5. Chữa đau khớp gối bằng gừng, ngải cứu và muối
Ngoài đắp gừng với muối, bạn có thể thử hỗn hợp dưới đây.
- Rửa sạch 30g gừng tươi, 50g ngải cứu để ráo nước
- Rang hỗn hợp trên chảo nóng cùng với muối hạt
- Bọc hỗn hợp chườm lên vùng khớp đau 15 – 20 phút.
2.6. Chữa đau khớp gối bằng gừng, muối và giấm
Kết hợp gừng với giấm sẽ giúp gia tăng dược tính của gừng.
- Rửa sạch 30g gừng, giã nát rồi nấu cùng 200ml nước và một chút muối.
- Chắt lấy nước. Đợi cho nước nguội thì cho giấm ăn vào khuấy đều.
- Thấm bông vào hỗn hợp rồi thoa lên vùng đầu gối bị đau.
- Đợi đến khi hỗn hợp khô thì xoa bóp nhẹ nhàng.
2.7. Chữa đau khớp gối bằng gừng, giấm và mật ong
Bên cạnh việc kết hợp gừng với muối, bạn có thể dùng gừng với mật ong. Mật ong có khả năng chống nhiễm trùng, kháng viêm. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả của gừng.
- Lấy 1 củ gừng rửa sạch rồi giã nhuyễn, chắt lấy nước.
- Đun sôi hỗn hợp gừng, mật ong và giấm.
- Để hỗn hợp nguội bớt rồi dùng khăn sạch thấm vào hỗn hợp rồi đắp trực tiếp lên vùng gối bị đau. Lưu ý: Không đắp lên vết thương hở.
2.8. Xoa rượu gừng trị đau khớp
Xoa bóp bằng rượu gừng cũng là một trong những cách giảm đau nhức khớp gối ngoài da hiệu quả. Bởi xoa bóp sẽ kích thích lưu thông máu, giãn cơ. Dưới đây là cách ngâm rượu gừng trị đau nhức khớp gối.
- Rửa sạch 500g gừng tươi, để ráo rồi thái lát.
- Cho gừng đã thái lát vào bình thủy tinh ngâm ngập rượu rồi đậy kín nắp.
- Ngâm rượu gừng khoảng nửa tháng là có thể dùng rượu này để xoa bóp vùng gối bị đau.
Lưu ý, phương pháp xoa bóp bằng rượu gừng không phù hợp với trường hợp bị đau khớp gối sau chấn thương, vùng khớp gối bị sưng nóng đỏ. Vì sẽ làm cho tình trạng thêm tồi tệ.
2.9. Bổ sung gừng vào các món ăn
Trong quá trình chế biến món ăn hàng ngày bạn có thể lựa chọn thêm vào thực đơn các món ăn dùng gừng. Đó có thể là thịt gà rang gừng, cá hấp gừng, cải xanh xào gừng…
3. Lưu ý khi dùng gừng chữa đau khớp gối
Khi trị đau khớp gối bằng gừng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Người bị suy thận, suy gan, bà bầu, cao huyết áp, người bị rối loạn đông máu, người đang dùng thuốc trị tiểu đường… không nên sử dụng gừng.
- Phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, chủ yếu xuất phát từ sai tư thế, nhiễm lạnh.
- Sử dụng gừng chỉ là biện pháp hỗ trợ, không nên lạm dụng. Vì dùng gừng nhiều sẽ gây các tác dụng phụ như táo bón, ợ chua, nóng trong, làm da bỏng rát, ửng đỏ…
- Thăm dò phản ứng của cơ thể với gừng bằng cách đắp một lượng nhỏ gừng tươi bằng đầu ngón tay lên vùng da ở cổ tay trong 30 phút. Nếu sau đó mà da bị kích ứng, mẩn đỏ thì có thể bạn bị dị ứng với gừng.
- Hiệu quả đạt được khác nhau nhưng nhìn chung là cần có thời gian dài để phát huy khả năng hỗ trợ giảm đau.
- Sau một thời gian áp dụng nếu tình trạng không được cải thiện hãy chuyển sang phương pháp khác.
- Trong quá trình sử dụng gừng nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường hãy ngừng ngay và báo cho bác sĩ.
Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần tư vấn thêm các vấn đề có liên quan hãy gọi tới hotline 0343 44 66 99.
XEM THÊM
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”