Căng cơ lưng có thể xảy ra với bất kỳ ai vào bất kỳ thời điểm nào trong đời. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân và cách xử lý là gì?
1. Căng cơ lưng là gì?
Đây là tình trạng các cơ hỗ trợ cột sống bị căng quá mức gây đau, yếu cơ. Bạn có thể bị căng cơ lưng dưới, căng cơ lưng trên, căng cơ lưng bên phải hoặc bên trái.
Các triệu chứng thường gặp của tình trạng này là:
- Đau lưng vùng căng cơ hoặc lan ra các vùng lân cận.
- Đau nặng hơn khi ho, hắt hơi, xoay lưng đột ngột.
- Có thể đi kèm nóng, tê bì, ngứa ran vùng lưng bị căng cơ.
- Khó khăn trong cử động, đặc biệt là khi cúi người, xoay người.
2. Nguyên nhân gây căng cơ lưng
Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cách tốt nhất để bạn biết được chính xác lý do gây ra tình trạng là tới gặp bác sĩ.
2.1. Vận động quá mức
Bê, vác vật nặng quá sức, chơi thể thao quá độ, ho nhiều có thể là nguyên nhân gây đau căng cơ lưng, co rút cơ lưng. Lúc này các cơ bị căng quá mức gây đau.
2.2. Sai tư thế gây căng cơ lưng
Ngồi, nằm, đứng, cúi người quá lâu khiến cho phần cơ ở vùng lưng của bạn bị “khóa” gây căng cứng. Đồng thời lưu thông máu cũng kém hơn. Ngồi lâu trong một tư thế gây ra sự co lại liên tục hoặc thắt chặt cơ của dây thần kinh cơ thắt lưng. Sự co lại liên tục này có thể dẫn đến bị mỏi cơ. Nếu lượng máu chảy vào cơ giảm sẽ làm cho căng cứng cơ lưng và gây đau đớn.
2.3. Thừa cân, béo phì
Cân nặng vượt quá mức cho phép sẽ làm tăng gánh nặng lên cột sống lưng. Lâu dần dẫn tới đau căng cơ xương khớp vùng lưng.
2.4. Chấn thương gây căng cơ lưng
Chấn thương có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày, lao động. Đặc biệt là chơi thể thao, nhất là khi bạn không khởi động kỹ. Những chấn thương ở vùng lưng có thể tác động tới cơ gây đau cơ lưng.
Xem thêm:
Đau lưng ở người trẻ: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh
Đau lưng nên ăn gì và kiêng gì? Gợi ý từ chuyên gia giúp cải thiện bệnh
Đau lưng ở nữ giới: Tiềm ẩn 6 bệnh lý nguy hiểm không nên bỏ qua
3. Điều trị căng cơ lưng
Nhiều người không khỏi băn khoăn căng cơ lưng bao lâu thì khỏi. Có những trường hợp vận động quá mức, sai tư thế căng cơ có thể thuyên giảm và tự biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp đòi hỏi phải có sự can thiệp.
3.1. Chườm giảm căng cơ lưng
Có hai phương pháp chườm là chườm lạnh và chườm nóng. Chườm lạnh sẽ có tác dụng đối với trường hợp bị chấn thương trong vòng 48 giờ. Thời gian chườm là 15 phút/lần, cách nhau 3 – 4 giờ. Và lưu ý là không cho đá tiếp xúc trực tiếp với da. Chườm lạnh giúp giảm sưng, tím.
Trong khi đó chườm nóng giúp tăng cường lưu thông máu, giảm co thắt cơ. Bạn có thể dùng túi chườm hoặc khăn ấm để chườm lên lưng trong 15 phút. Lưu ý tới nhiệt độ.
3.2. Xoa bóp
Massage cũng là một cách giúp giảm bớt tình trạng căng cơ đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu. Xoa bóp nhẹ nhàng với lực vừa đủ cũng gúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
3.3. Bài tập giảm căng cơ lưng
Một só bài tập có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Đây cũng được coi là cách chữa đau cơ lưng đơn giản. Lưu ý là chỉ tập khi các cơn đau ở lưng nhẹ và các động tác không làm tăng nặng cơn đau. Hãy khởi động kỹ trước khi tập.
- Bài tập kéo gối lên ngực: Nằm ngửa, duỗi thẳng chân. Từ từ co gối trái đồng thời dùng hai tay kéo gối lên sát ngực. Giữ tư thế trong 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại với chân phải. Bài tập cũng là một cách giãn cơ lưng trên.
- Cúi người nâng chân: Quỳ gối, hai tay chống, bàn tay chạm sàn. Lúc này cẳng chân với đùi tạo thành một góc vuông. Từ từ nâng chân trái lên song song với mặt sàn. Giữ tư thế trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu. lặp lại với chân kia.
- Tư thế em bé: Tư thế này sẽ giúp giãn cơ lưng. Quỳ gối trên thảm, mông ngồi lên gót chân. Tay duỗi thẳng, từ từ đưa hai tay về phía trước cúi người. Trán và ngón chân chạm sàn. Giữ tư thế này trong 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 5 lần.
3.4. Thuốc giảm căng cơ lưng
Phương pháp này chỉ được sử dụng khi có trị định của bác sĩ. Các loại thuốc được liệt kê dưới đây chỉ mang tính tham khảo, có thể không đầy đủ.
- Thuốc giảm đau giúp giảm bớt các cơn đau.
- Thuốc giãn cơ giúp giảm bớt sự căng cứng quá mức của cơ.
3.5. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
Bác sĩ điều trị sẽ quyết định việc sử dụng dụng cụ nào, thời gian và tần suất bao nhiêu. Bởi không phải ai cũng cần và có thể dùng dụng cụ hỗ trợ. Đó có thể là đai lưng, nịt lưng…
3.6. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là một trong những cách chữa căng cơ lưng khá phổ biến. Các kỹ thuật có thể được lựa chọn là bài tập vật lý trị liệu, sóng xung kích shocwave, laser cường độ cao…
4. Cách phòng tránh
Để tránh gặp phải tình trạng khó chịu này cũng như ngăn ngừa tái pháp, hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Rèn luyện thể lực đều đặn, vừa sức. Khởi động kỹ trước khi tập.
- Hạn chế duy trì một tư thế trong thời gian dài, bê vác vật nặng quá sức. Khi nâng vật nặng thay vì cúi cong lưng thì hãy gập đầu gối và từ từ di chuyển người đứng thẳng lên.
- Nằm, ngồi đúng tư thế. Khi ngồi giữ thẳng lưng, chân chạm sàn, có thể kê thêm gối tựa lưng. Khi nằm hãy đảm bảo tư thế đúng cho cột sống để giảm áp lực lên vùng lưng. Đó có thể là nằm nghiêng và kẹp gối giữa hai đầu gối. Hoặc nằm ngửa và đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới đầu gối.
- Duy trì cân nặng hợp lý. Nếu thừa cân hãy giảm cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
Tình trạng căng cơ lưng có thể được giải quyết bằng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên những trường hợp bị căng cơ kéo dài, lặp đi lặp lại đi kèm đau dai dẳng cùng những triệu chứng khác, đặc biệt là sau chấn thương hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
XEM THÊM
- Lưu ngay 17 địa chỉ uy tín khám đau lưng
- Đau lưng mỏi gối tê tay, bà con cô bác mua ngay Tâm Bình
- Đau lưng ở nam giới – lộ mặt những thủ phạm bất ngờ
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.