Cà rốt chữa tiêu chảy như thế nào? - Tìm hiểu ngay!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Cà rốt chữa tiêu chảy như thế nào? – Tìm hiểu ngay!

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    02/10/20

    Bạn có biết cà rốt nằm trong danh sách những loại thực phẩm người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nên ăn? Những thông tin về cà rốt chữa bệnh tiêu chảy dưới đây tin rằng sẽ làm bạn bất ngờ.

    5/5 - (26 bình chọn)

    1. Vì sao cà rốt có khả năng chữa bệnh

    Cà rốt có tên khoa học là Daucus carota. Đây là cây thân cỏ, có rễ trụ phình to thành củ. Cà rốt thông thường chúng ta hay sử dụng có màu vàng đậm hay màu cam. Tuy nhiên, có nhiều loại như: cà rốt đen, tím, đỏ, trắng. Màu sắc khác nhau cũng sẽ khiến thành phần thay đổi. Do đó, bài viết này sẽ chỉ đề cập tới loại thông thường.

    Trong 100g củ cà rốt tươi có 88.5% nước, 1.5% protid, 8.8% glucid, 1.2% cellulose, 0.8% chất tro. Loại củ này chứa một lượng lớn vitamin B1, B2, B3, B6, C, K và chất khoáng như: canxi, sắt, magie, natri, kali, đồng… Ngoài ra, nó còn chứa các hợp chất thực vật: Beta-carotene, Alpha-carotene, Lutein, Lycopene, Polyacetylene, Anthocyanin.

    Cà rốt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như: làm sáng mắt, bảo vệ tim mạch, giảm cholesterol trong máu, tốt cho xương và răng, làm đẹp da và tóc, ăn cà rốt giảm cân, phòng ngừa ung thư… Đặc biệt nó là “thực phẩm vàng” cho hệ tiêu hóa, nhất là đại tràng.

    Cà rốt chữa đại tràng kích thích

    Cà rốt có nhiều màu sắc khác nhau nhưng loại thông thường có màu vàng đậm hoặc màu cam

    Xem thêm: Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

    2. Cà rốt chữa tiêu chảy thích như thế nào?

    Người mắc bệnh tiêu chảy được khuyên là nên sử dụng những loại thực phẩm giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Và cà rốt là một trong những loại thực phẩm như thế. Nguyên nhân là do:

    – Khi vào cơ thể, chất pectin trong cà rốt sẽ kết hợp với protein và nước tạo thành một lớp gel bao phủ toàn bộ niêm niêm mạc ruột. Từ đó giúp thư giãn các cơ và tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển.

    – Pectin còn thấm hút các chất nhầy, cặn bẩn và ngăn vi khuẩn có hại.

    – Do chứa lượng chất xơ lớn mà cà rốt được xem là một vị thuốc chữa tiêu chảy ở trẻ em đặc biệt rất hiệu quả.

    – Cà rốt có tính ấm, sát trùng đường ruột, điều hòa khí giúp giảm đầy hơi, chướng bụng.

    – Lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong củ này còn giúp bồi bổ cơ thể vốn bị suy nhược do tiêu chảy. Vitamin A giúp điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn nhiễm trùng. Vitamin C cũng góp phần làm tăng sức đề kháng.

    Cà rốt chữa tiêu chảy như thế nào

    Xem thêm: Bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức?

    3. Các món ăn từ cà rốt chữa bệnh tiêu chảy cho người lớn và trẻ em

    – Nước ép cà rốt: Đây là phương pháp trị tiêu chảy hiệu quả vì giúp ngăn ngừa mất nước, bổ sung vitamin và chất điện giải cho cơ thể.

    – Cà rốt luộc hoặc hấp: Là cách chế biến giúp giữ được tối đa hàm lượng vitamin và khoáng chất.

    – Cà rốt nghiền: là một món ăn làm phong phú thêm thực đơn cho người bị tiêu chảy.

    – Súp cà rốt trị tiêu chảy cho trẻ em

    – Canh xương, cà rốt, khoai tây

    – Cháo cà rốt, thịt lợn: Làm giảm các triệu chứng đại tràng kích thích và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

    Nước ép cà rốt

    Nước ép cà rốt ngăn ngừa mất nước, bổ sung vitamin và chất điện giải cho cơ thể

    4. Lưu ý khi dùng cà rốt chữa tiêu chảy

    – Cà rốt tươi cần cắt bỏ cuống lá bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khi chưa dùng tới.

    – Ăn cà rốt bao nhiêu là đủ? Không nên dùng quá 300g đối với người lớn và 150g đối với trẻ em mỗi tuần.

    – Tác hại của cà rốt khi ăn quá nhiều là gây vàng da, táo bón, rối loạn kinh nguyệt, ngộ độc.

    – Không nên nấu quá kỹ vì sẽ làm phân hủy chất dinh dưỡng.

    – Cà rốt kỵ với gì? Bạn không nên kết hợp nó với ớt, giấm, củ cải trắng vì chúng sẽ phá hủy các dưỡng chất của nhau.

    – Người có cơ địa nhạy cảm với phấn hoa có khả năng sẽ bị dị ứng với cà rốt.

    – Trước khi sử dụng cà rốt để chữa bệnh nên thảm khảo ý kiến của bác sỹ.

    Vàng da

    Ăn quá nhiều cà rốt sẽ gây vàng da

    Bài viết “Cà rốt chữa tiêu chảy như thế nào? – Tìm hiểu ngay!” hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên trên tambinh.vn còn rất nhiều thông tin khác đang chờ bạn khám phá. Bạn cũng có thể chat trực tiếp với bác sỹ nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đại tràng có di truyền không? Lưu ý từ chuyên gia 09/02/23
      Viêm đại tràng có di truyền không là câu hỏi của anh Nguyễn Văn Huân (Hải Châu, Đà Nẵng) gửi…
      Thuốc Enterobella: Công dụng, liều dùng và lưu ý cách sử dụng 12/03/20
      Enterobella được biết đến là thuốc chuyên dụng trong điều trị và phòng ngừa rối loạn vi sinh đường ruột,…
      6 tuyệt chiêu “né ngay” rối loạn tiêu hóa dịp tết 17/01/24
      Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh những chuyến du xuân, những lời chúc tụng đầu năm không…
      [Béo phì là gì?] Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị 11/11/20
      Béo phì không chỉ gây mất thẩm mỹ về mặt ngoại hình, ảnh hưởng đến vận động sinh hoạt mà…
      Xem thêm