Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình là một trong những phương pháp điều trị của Đông y, được áp dụng khá phổ biến. Tác dụng của phương pháp này là gì? Cách thực hiện ra sao? Cùng theo dõi ngay sau đây.
1. Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình có hiệu quả không?
Theo các bác sĩ Y học cổ truyền, bấm huyệt là cách thức tác động vào các điểm huyệt nhằm thúc đẩy nguồn năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể. Ngày nay, khi y học hiện đại phát triển, phương pháp điều trị truyền thống này vẫn tiếp tục được nghiên cứu và thực hiện trên người bệnh, mang lại những tác dụng đáng kể.
Một trong những công dụng được ghi nhận nhiều nhất của bấm huyệt là cải thiện mức độ và giảm cường độ những cơn chóng mặt, quay cuồng bằng cách kích thích các điểm áp lực trên cơ thể, mang đến cảm giác thư giãn, đầu óc nhẹ nhàng, thư thái.
Ngoài ra, bấm huyệt cũng giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình như buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi, ù tai…
Rối loạn tiền đình là gì? Những triệu chứng không thể chủ quan
2. Hướng dẫn bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình từ bác sĩ Y học cổ truyền
Có nhiều vị trí huyệt có liên quan đến bệnh rối loạn tiền đình. Việc tác động vào điểm huyệt nào mang lại tác dụng tốt phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Mặt khác, bạn cũng có thể dựa vào triệu chứng để lựa chọn huyệt tác động.
2.1 Bấm huyệt Ế phong chữa chóng mặt
Huyệt Ế Phong nằm ở phần lõm phía sau tai, là nơi gió không thể tác động đến một cách trực tiếp. Khi tác động vào vị trí này, khả năng giữ thăng bằng cơ thể được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, bấm huyệt này còn giúp khắc phục chứng đau tai, nặng tai, chóng mặt, say xe hay buồn nôn…
Hướng dẫn bấm huyệt:
- Giữ thẳng phần lưng và cố định phần đầu.
- Dùng đầu ngón tay tiến hành day ấn vào chỗ lõm nằm phía sau dái tai. Vị trí nào có cảm giác hơi nhói đau thì đó chính là huyệt Ế phong.
- Dùng các đầu ngón tay để ấn và giữ huyệt trong vòng 10 giây cho đến khi có cảm giác đau tức
- Lặp lại khoảng 5-10 lần liên tiếp.
- Có thể hơ nóng ngải cứu, đắp vào huyệt và giữ nguyên khoảng 10 phút.
2.2 Huyệt Túc lâm khấp chữa rối loạn tiền đình
Huyệt Túc lâm khấp nằm ở mắt cá chân ngoài, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi khí, thông kinh, giảm đau nhức, cải thiện lưu thông máu. Nếu bị rối loạn tiền đình, hay nhức đầu, quay cuồng chóng mặt, bạn có thể bấm huyệt này để cải thiện tình trạng. Huyệt Túc lâm khấp nằm ở chỗ lõm phía trước khớp xương bàn – ngón chân thứ 4 – 5.
Hướng dẫn bấm huyệt:
- Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt đạo với lực vừa đủ, giữ từ 2 – 3 phút.
- Day ấn, xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 lần.
- Lặp lại thao tác này 3 – 5 lần mỗi ngày.
2.3 Huyệt Bách hội
Vị trí của huyệt Bách hội là ở trên đỉnh đầu, chính giữa đường chân tóc, cách chân tóc khoảng 1 thốn (tương đương 2 ngón tay). Tác động huyệt Bách nội có nhiều tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý về thần kinh trong đó có rối loạn tiền đình, bệnh tim mạch, tiêu hóa…
Hướng dẫn bấm huyệt:
- Dùng hai ngón tay cái bịt kín hai lỗ tai, các ngón còn lại xòe ra.
- Chân ngón giữa của hai bàn tay áp vào nhau trên đỉnh đầu.
- Vị trí giao nhau của hai đầu ngón tay giữa chính là huyệt Bách hội.
- Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ và ngón giữa ấn vào huyệt đạo với lực vừa đủ, giữ từ 2 – 3 phút.
- Thực hiện động tác day ấn, xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 lần.
- Lặp lại thao tác trên 3 – 5 lần mỗi ngày.
2.4 Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình: Huyệt Phong trì
Đối với những người bị đau đầu, chóng mặt do chấn thương, va đập hay chịu tác động ngoại cảnh thì bấm huyệt Phong trì giúp cải thiện tốt. Ngoài ra, người bị thiếu mãu não, thiểu năng tuần hoàn não, đau nửa đầu kinh niên… cũng có thể bấm huyệt này.
Ngoài ra, bấm huyệt Phong trì còn có ích cho người bị ù tai, thính lực suy giảm; người đau lưng cấp và mạn tính, đau vai do ngồi lâu, làm việc cùng một tư thế.
Hướng dẫn bấm huyệt:
- Xòe lòng bàn tay, đặt phần lõm giữa 2 lòng bàn tay lên đỉnh 2 tai.
- Các ngón tay ôm lấy đỉnh đầu, ngón tay cái hướng về phía sau gáy.
- Vuốt dọc 2 ngón cái theo chiều đi xuống qua một ụ xương, đến vị trí chỗ lõm nằm ở giữa hai khối cơ nối sau gáy, đây là vị trí huyệt Phong trì.
- Bấm thật nhẹ nhàng vào huyệt sau khi đã xác định vị trí.
- Động tác thực hiện không cần quá nhanh và quá chậm mà cần dùng đều sức.
- Day huyệt theo chiều kim đồng hồ trong thời gian từ 2 đến 3 phút để tạo cảm giác căng tức tại chỗ.
2.5 Huyệt Khiếu âm
Huyệt Khiếu âm nằm gần tai, ở ngay trung tâm của xương chũm. Vị trí này được coi là một trong những điểm áp lực có thể giúp giảm đau đầu, ù tai và cải thiện tình trạng điếc điếc tạm thời. Hơn nữa, bấm huyệt Khiếu Âm cũng rất tốt để giảm chóng mặt, giúp giảm tình trạng mất ngủ.
Hướng dẫn bấm huyệt:
- Dùng ngón tay trỏ sờ vào chỗ lõm sau tai, ngay dưới gai xương chũm, chỗ lõm xuống chính là huyệt Khiếu âm.
- Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn vào huyệt đạo với lực vừa đủ, giữ từ 2 – 3 phút.
- Thực hiện động tác day ấn, xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 lần.
- Lặp lại thao tác trên 3 – 5 lần mỗi ngày.
2.6 Bấm huyệt chữa chóng mặt buồn nôn: Huyệt Phong long
Đặc điểm của huyệt Phong long là liên kết trực tiếp với hệ tiêu hóa. Thông thường, bấm huyệt này giúp kích thích chức năng hệ tiêu hóa, giảm ho đờm, hen suyễn. Song song đó, huyệt Phong long còn rất có ý nghĩa trong điều trị rối loạn tiền đình. Bấm huyệt Phong long giúp giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai… do suy giảm chức năng hệ tiền đình gây ra.
Hướng dẫn bấm huyệt Phong long:
- Huyệt Phong long nằm mặt trước cẳng chân, giữa đầu gối và mắt cá chân; cách đầu gối khoảng 8 thốn (4 ngón tay).
- Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ và ngón giữa ấn vào huyệt đạo với lực vừa đủ, giữ từ 2 – 3 phút.
- Thực hiện động tác day ấn, xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 lần.
- Lặp lại thao tác trên 3 – 5 lần mỗi ngày.
2.7 Huyệt Nội quan
Huyệt Nội quan khi tác động đúng sẽ mang lại rất nhiều tác dụng. Ngoài giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình, giúp cơ thể lấy lại trạng thái thằng bằng, bấm huyệt Nội quan còn hỗ trợ giảm đau cổ tay tại chỗ, giúp ngủ ngon, giảm viêm loét dạ dày, giúp tinh thần sảng khoái, năng lượng hơn.
Hướng dẫn bấm huyệt Nội quan:
- Huyệt nội quan nằm trên cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn, tức bằng 1/6 khoảng cách từ lằn chỉ cổ tay đến lằn chỉ khuỷu tay. Huyệt này nằm giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé.
- Dùng ngón tay cái ấn vào vị trí huyệt, tác động lực mạnh dần tới mức có thể chịu đựng được, sau đó giữ huyệt từ 1-3 phút.
2.8 Huyệt Thái xung
Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình, không thể bỏ qua huyệt Thái xung. Vị trí của huyệt Thái xung nằm ở mu bàn chân, chỗ lõm xuống giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai. Bấm huyệt Thái xung còn mang lại nhiều tác dụng khác, điển hình như tăng cường chức năng gan, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh và các bệnh phụ khoa đối với nữ giới.
Hướng dẫn bấm huyệt Thái xung chữa rối loạn tiền đình:
- Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ và ngón giữa ấn vào huyệt đạo với lực vừa đủ, giữ từ 2 – 3 phút.
- Thực hiện động tác day ấn, xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 lần.
- Lặp lại thao tác trên 3 – 5 lần mỗi ngày.
2.9 Huyệt Thượng tinh
Huyệt Thượng tinh nằm trên đỉnh đầu, ngụ ý là ngôi sao cao nhất. Để xác định vị trí huyệt Thượng tinh, bạn canh một đường thẳng giữa đầu (thường là đường ngôi tóc). Từ mép tóc trước trán kéo lên 1 thốn chính là vị trí cần bấm.
Một trong những tác dụng của bấm huyệt Thượng tinh là trị đau đầu. Bất kể do tính chất công việc, học hành căng thẳng, đau đầu do thời tiết, do rối loạn tiền đình… thì bấm huyệt cũng có thể giúp cải thiện.
Hướng dẫn bấm huyệt:
- Xác định chính xác vị trí huyệt
- Dùng các ngón tay xoa bóp, massage với lực thích hợp
- Có thể tăng dần lực đến độ vừa phải
- Thực hiện khoảng 10-15 phút cho đến khi cảm thấy nhẹ nhõm, thư giãn.
2.10 Huyệt Hạ đô
Tương tự như huyệt Thượng tinh, huyệt Hạ đô cũng nằm trên đỉnh đầu. Tác động vào huyệt này giúp thanh nhiệt, giải độc, an thần, định trí, giảm đau đầu, chóng mặt. Vì thế, bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình không thể bỏ qua huyệt này.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dây ấn huyệt với lực vừa đủ, không quá mạnh hoặc quá nhẹ.
- Nên bấm huyệt vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
3. Lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình ghi nhận những kết quả tích cực. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phát huy công dụng tốt đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Đối với những người bệnh nặng, chỉ nên xem đây là biện pháp hỗ trợ bên cạnh các phươp pháp điều trị tích cực khác.
Cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả bấm huyệt:
- Cần xác định chính xác vị trí huyệt – đây là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả cao.
- Lực tác động lên huyệt cần vừa đủ, không day ấn quá mạnh. Có thể tăng dần lực thoe mức độ chịu đựng.
- Thời gian bấm huyệt nên thực hiện vào buổi tối, trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm.
- Mỗi lần nên thực hiện 3-5 phút.
- Kết hợp bấm huyệt với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tăng hiệu quả điều trị.
- Phụ nữ mang thai, người có các bệnh lý về da liễu, người đang sốt cao, người có các khối u trong cơ thể không nên bấm huyệt.
Trên đây là hướng dẫn bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình, giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng… Nếu tình trạng nặng, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời.
>>> XEM THÊM:
- Giải đáp thắc mắc: Rối loạn tiền đình có truyền nước được không?
- Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Chuyên gia gợi ý 6 nhóm chất, 10 thực phẩm
- TOP 9 bài tập chữa rối loạn tiền đình, hết quay cuồng, chóng mặt
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.