Cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà có thể bạn chưa biết
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà có thể bạn chưa biết

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    16/01/24

    Rối loạn lo âu gây ra những tác động tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh. Càng kéo dài, người bệnh càng lo lắng, mệt mỏi. Điều này lại làm triệu chứng càng thêm trầm trọng. Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này nhiều người lựa chọn cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà.

    5/5 - (9 bình chọn)

    1. Ưu và nhược điểm của cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà

    Rối loạn lo âu khác với những lo lắng thông thường có thể xảy ra hàng ngày. Người bị rối loạn lo âu thường bị căng thẳng, sợ hãi, lo lắng quá mức mà không vì bất kỳ nguyên nhân gì. Đi kèm với đó các triệu chứng khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần của người bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do yếu tố di truyền, sang chấn tâm lý, áp lực công việc, ảnh hưởng của chất gây nghiện…

    Để thoát khỏi tình trạng này, không ít người đã lựa chọn cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà. Phương pháp này mang tới một số ưu điểm như:

    • Tiết kiệm chi phí.
    • Không phải tốn công sức di chuyển.
    • Khá lành tính.

    Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế:

    • Chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ như một biện pháp hỗ trợ với các phương pháp y tế khác.
    • Tốn thời gian, công sức chuẩn bị.
    • Cần thời gian dài mới có thể đạt được hiệu quả.

    các cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà

    2. Tham khảo 5 cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà

    Nếu đang tìm mẹo chữa rối loạn lo âu thì danh sách dưới đây có thể là gợi ý dành cho bạn. Bạn có thể lựa chọn một hoặc một vài cách mà bạn cho là phù hợp với bản thân.

    2.1. Uống trà thảo dược – Cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà

    Trà thảo dược có thể giúp giảm tình trạng lo âu, giúp bạn bình tĩnh hơn. Bạn có thể thử với trà hoa cúc, trà lạc tiên, trà hoa oải hương, trà tim sen, trà nữ lang, trà bạc hà… Bạn có thể hãm trà từ các bộ phận khô của thảo dược hoặc cũng có thể mua trà đóng gói.

    2.1.1. Trà hoa cúc

    Trà hoa cúc có chứa chất chống oxy hóa là apigenin. Chất này liên kết với thụ thể trong não giúp giảm lo lắng và tăng cảm giác buồn ngủ. Uống trà hoa cúc cũng giúp tinh thần cảm thấy thoải mái hơn.

    Uống trà thảo dược là Cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà

    Apigenin trong trà hoa cúc giúp giảm lo lắng và tăng cảm giác buồn ngủ

    2.1.2. Trà nữ lang – Cách chữa rối loạn lo âu tại nhà

    Trà nữ lang được làm từ rễ của cây nữ lang. Loại trà này đã được sử dụng từ lâu để giúp giảm căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ. Trà nữ lang làm tăng lượng chất dẫn truyền thần kinh GABA. Khi chất này tăng lên nó sẽ giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn, giảm thức giấc vào ban đêm. Từ đó, cải thiện tâm trạng vào sáng hôm sau.

    2.1.3. Trà hoa oải hương

    Uống trà hoa oải hương giúp thư giãn, ổn định tinh thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Theo một số nghiên cứu, người uống trà hoa oải hương hàng ngày trong 2 tuần ít mệt mỏi hơn so với những người không sử dụng.

    2.1.4. Trà lạc tiên

    Loại trà này được làm từ lá, hoa, thân khô của cây lạc tiên. Trà lạc tiên được cho là có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ, xoa dịu thần kinh.

    2.1.5. Trà bạc hà

    Trà bạc hà có mùi hương thơm mát, đem tới cảm giác sảng khoái cho người uống. Ngoài ra nó cũng được cho là có khả năng nâng cao chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ tốt cho trạng thái tinh thần.

    2.2. Liệu pháp mùi hương giảm rối loạn lo âu

    Trị liệu hương thơm là một trong những cách mà nhiều người cho rằng có thể giúp họ chiến thắng rối loạn lo âu. Mùi hương của tinh dầu sẽ giúp bạn thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nó cũng kích thích sản sinh serotonin và dopamin.

    Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu, thêm tinh dầu vào bồn nước tắm hoặc treo lọ tinh dầu trong phòng. Lưu ý là chỉ nhỏ một vài giọt để tạo hương thơm thoang thoảng. Bạn có thể lựa chọn mùi hương mà bạn yêu thích như: Hương nhài, bưởi, hoa oải hương, ngọc lan tây, tinh dầu bạc hà…

    Liệu pháp mùi hương giảm rối loạn lo âu

    Mùi hương của tinh dầu sẽ giúp bạn thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn

    2.3. Bài tập chữa rối loạn lo âu

    Tập thể dục đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe và cũng tỏ ra hữu hiệu với người bị rối loạn lo âu. Vì tập luyện giúp giải phóng endorphin – hormone hạnh phúc. Một nghiên cứu năm 2021 cũng chỉ ra rằng, người rèn luyện thể lực đều đặn có nguy cơ mắc rối loạn lo âu thấp hơn khoảng 60%.

    2.3.1. Bài tập thở – Cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà

    Khi lo lắng, tim sẽ đập nhanh, đánh trống ngực, thở gấp. Do đó, việc kiểm soát, điều hòa nhịp thở sẽ rất quan trọng. Nó sẽ làm dịu cảm giác bồn chồn, giảm nhịp tim và khiến bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.

    • Ngồi xếp bằng, đặt một tay lên bụng và một tay lên ngực.
    • Từ từ hít một hơi thật sâu bằng mũi. Sau đó từ từ thở ra bằng miệng. Lúc này tay ở trên bụng bạn sẽ di chuyển vì bụng khi hít vào sẽ phình lên và khi thở ra sẽ xẹp lại.
    • Lặp lại động tác 10 lần hoặc tới khi bạn cảm thấy tâm trạng của mình tốt hơn. Lúc này tay ở trên ngực sẽ hỗ trợ bạn kiểm tra nhịp tim đã đập chậm lại bình thường chưa.

    Tìm hiểu thêm

    Mẹo giảm tình trạng đánh trống ngực

    Rối loạn lo âu nên ăn gì kiêng gì? Top 13+ loại đồ ăn, thức uống

    [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Uống thuốc kháng sinh gây mất ngủ đúng hay sai?

    2.3.2. Bài tập tựa chân lên tường

    Bài tập này giúp xoa dịu thần kinh, giảm cảm giác mệt mỏi.

    • Nằm ngửa trên sàn, đưa thẳng hai chân tựa lên tường, mông sát tường. Lúc này hai chân tạo với cơ thể một góc vuông.
    • Hai tay duỗi thẳng theo thân.
    • Nhằm mắt và thả lỏng cơ thể, hít thở sâu. Giữ tư thế bao lâu tùy theo ý bạn.
    Bài tập chữa rối loạn lo âu

    Bài tập tựa chân lên tường

    2.3.3. Tư thế anh hùng

    Đây là một trong những tư thế yoga trị rối loạn lo âu.

    • Quỳ trên sàn, đầu gối gần nhau trong khi hai bàn chân rộng hơn hông. Đặt tay trên đùi.
    • Hạ mông xuống sàn giữa hai bàn chân. Lúc này lòng bàn chân hướng thẳng ra sau, không hướng vào trong người hoặc ra ngoài. Giữ tư thế trong 60 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

    2.3.4. Tư thế cái cây

    Đây là một trong những bài tập phổ biến trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, nó sẽ khá khó đối với những người có vấn đề trong việc giữ thăng bằng.

    • Đứng thẳng. Lấy chân phải làm trụ rồi từ từ nhấc chân trái lên khỏi mặt đất. Xoay lòng bàn chân trái đặt lên trên đùi trong chân phải.
    • Lòng bàn tay úp vào nhau, chắp trước ngực hoặc giơ cao lên đầu. Giữ tư thế trong vòng 1 phút. Sau đó từ từ hạ chân trái xuống.
    • Lặp lại với chân phải.

    Lưu ý, ban đầu có thể bạn sẽ không thể duy trì tư thế lâu, hãy tăng dần qua từng lần tập.

    2.4. Thiền – Cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà

    Thiền sẽ giúp bạn tĩnh tâm, loại bỏ các tạp niệm, tạo thời gian cho não bộ được thư giãn. Một nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2021 đã cho thấy những người thực hiện 12 buổi thiền hàng tuần đã giảm được cảm giác căng thẳng, lo âu và tiêu cực.

    Khi ngồi thiền, bạn hãy loại bỏ hết suy nghĩ trong đầu và hướng sự tập trung vào hơi thở. Bạn có thể thực hiện ngồi thiền vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, sáng sớm và tối được cho là mang lại hiệu quả cao nhất.

    • Lựa chọn vị trí ngồi thiền là nơi yên tĩnh, thoải mái, tránh tác động từ bên ngoài.
    • Ngồi thiền ở tư thế hoa sen với chân xếp bằng, bàn tay ngửa để trên gối.
    • Tập trung thở đều, hít vào, thở ra nhịp nhàng. Thời gian ngồi thiền có thể kéo dài từ vài phút tới cả tiếng đồng hồ. Ban đầu thời gian có thể ngắn và tăng dần.
    Thiền là cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà

    Thiền sẽ giúp bạn tĩnh tâm, loại bỏ các tạp niệm, tạo thời gian cho não bộ được thư giãn

    2.5. Nâng cao chất lượng giấc ngủ

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngủ đủ giấc và giấc ngủ có chất lượng tốt sẽ giúp tái tạo, phục hồi tế bào thần kinh. Từ đó giúp giải tỏa căng thẳng, giảm lo âu. Bạn nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng vào buổi tối.

    Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hãy “vệ sinh” giấc ngủ bằng các cách sau:

    • Đảm bảo phòng ngủ thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
    • Phòng ngủ không chịu tác động của tiếng ồn, ánh sáng từ bên ngoài.
    • Trước giờ ngủ không nên sử dụng các thiết bị điện tử, không dùng chất kích thích.
    • Cố gắng xây dựng thói quen ngủ vào cùng một giờ trong ngày.
    Nâng cao chất lượng giấc ngủ trị rối loạn lo âu

    Hãy xây dựng thói quen ngủ vào cùng một giờ trong ngày

    3. Lưu ý

    Với các cách điều trị rối loạn lo âu kể trên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp trên.
    • Những cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà chỉ mang tính hỗ trợ, không thay thế các phương pháp đã được bác sĩ chỉ định.
    • Đối với các bài tập, ngồi thiền, bạn có thể phải cần tới sự trợ giúp của chuyên gia để đảm bảo lựa chọn bài tập phù hợp; tập đúng kỹ thuật.
    • Trong quá trình áp dụng nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy ngưng ngay và báo cho bác sĩ.
    • Sau một thời gian áp dụng các cách điều trị rối loạn lo âu không dùng thuốc tại nhà mà tình trạng không cải thiện hãy chuyển sang phương pháp khác.

    Trên đây là các cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Bài viết không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng của bạn kéo dài hãy tới gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp, tránh làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

       TỔNG HỢP 10+ Thuốc chữa suy nhược thần kinh tốt nhất hiện nay 05/02/24
      Thuốc chữa trị suy nhược thần kinh giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ mà người…
      Cách giảm stress cho phụ nữ nhanh chóng, giúp xua tan căng thẳng 19/09/24
      Stress, căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp tới cong việc, sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống của các…
      Xả stress, căng thẳng: 15 cách đơn giản nhưng cực hiệu quả (Thử đi) 17/05/24
      Áp lực thi cử, công việc, cuộc sống hay những điều lo lắng về sức khỏe, kinh tế… luôn khiến…
      Nhắm mắt nhưng không ngủ được: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 20/04/24
      Nhắm mắt nhưng không ngủ được? Đây là thắc mắc của hàng ngàn người khi gặp phải tình trạng mất…
      Xem thêm