Vitamin D3 có tác dụng gì? Cách bổ sung tốt cho sức khỏe
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Vitamin D3 có tác dụng gì? Cách bổ sung tốt cho sức khỏe

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    15/09/22

    Vitamin D3 có tác dụng gì là mối bận tâm của nhiều người khi có nhu cầu bổ sung hoặc đơn giản là tìm hiểu về loại vitamin này. Có thể nói vitamin D3 mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Tuy nhiên cần bổ sung đúng cách mới đem lại hiệu quả như mong đợi.

    5/5 - (46 bình chọn)

    1. Vitamin D3 là gì?

    Vitamin D3 (còn có tên khác là cholecalciferol) là một trong hai dạng chính của vitamin D. Vitamin D3 tan trong dầu, chất béo hoặc dung môi hữu cơ, được chuyển hóa qua gan và thận. Trong cơ thể, vitamin D3 thúc đẩy sự hấp thu canxi trong ruột và duy trì nồng độ canxi, phốt phát trong máu để đảm bảo cho quá trình khoáng hóa của xương được diễn ra bình thường.

    2. Vitamin D3 có tác dụng gì?

    Vậy vitamin D3 có tác dụng gì mà được nhắc tới nhiều đến vậy? Những lợi ích mà vitamin D3 đem lại cho sức khỏe có thể kể tới là:

    • Tốt cho xương và cải thiện sức mạnh cơ bắp.
    • Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại viêm phổi và nhiễm trùng đường hô hấp cấp.
    • Thúc đẩy sự phát triển của tế bào khỏe mạnh, giảm tỷ lệ tử vong và mắc ung thư.
    • Ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
    • Giúp giảm cân, duy trì vòng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức cho phép.
    • Giúp điều hòa lượng đường huyết.
    • Giảm bớt triệu chứng bệnh trầm cảm.

    Vitamin D3 có tác dụng gì

    3. Tác dụng của vitamin D3 đối với xương khớp

    Đây là tác dụng chính của vitamin D3 đối với sức khỏe. Vitamin D3 giúp hấp thụ canxi ở ruột non. Từ đó đảm bảo lượng canxi trong máu, tăng canxi ở xương giúp xương chắc khỏe. Nếu mức canxi trong máu bị hạ thấp thì cơ thể sẽ huy động canxi từ xương để bù đắp cho lượng thiếu hụt này. Hậu quả của tình trạng này có thể khiến xương xốp, loãng xương, xương dễ gãy, viêm khớp. Bên cạnh đó, thiếu vitamin D3 cũng có thể gây đau cơ, yếu cơ, gián tiếp tác động tới xương khớp.

    Đặc biệt, trước sự phổ biến của cặp đôi vitamin D3 và K2, nhiều bậc phụ huynh cũng không khỏi băn khoăn vitamin D3 có tác dụng gì với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với trẻ em, loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương và răng của trẻ. Trẻ bị thiếu hụt vitamin D3 có thể bị thấp còi, chậm biết đi…

    4. 3 nguồn cung cấp vitamin D3 cho cơ thể

    Bên cạnh việc nhận biết D3 có tác dụng gì thì việc nắm rõ các nguồn cung cấp vitamin D3 cho cơ thể cũng rất quan trọng.

    4.1. Ánh nắng mặt trời

    Tia UVB trong ánh nắng mặt trời khi tiếp xúc với tế bào thụ thể vitamin D trên da sẽ kích hoạt phản ứng hóa học. Từ đó biến tiền chất của vitamin D là7 – Dehydrocholesterol thành vitamin D3. Đây cũng là lý do mà cha mẹ thường tắm nắng cho trẻ để bổ sung vitamin D3.

    Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 – 15 phút vài lần một tuần sẽ giúp tạo ra lượng vitamin D3 cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên nên lựa chọn thời điểm tắm nắng phù hợp, tránh những thời điểm nắng gắt. Hơn nữa, lạm dụng phương pháp này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

    ánh nắng mặt trời cung cấp vitamin D3

    Bạn nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 – 15 phút vài lần một tuần

    4.2. Thực phẩm

    Cung cấp vitamin D3 từ thực phẩm cũng là một trong những cách dễ thực hiện. Vậy vitamin D3 có trong thực phẩm nào? Bạn có thể tìm thấy vitamin D3 trong: Ngũ cốc, gan, lòng đỏ trứng, cá hồi, sữa… Mỗi loại thực phẩm sẽ chứa hàm lượng vitamin D3 khác nhau và đáp ứng nhu cầu vitamin D3 của cơ thể không giống nhau.

    Thực phẩm Hàm lượng vitamin D3 trong thực phẩm (IU) Chiếm tỷ lệ vitamin D3 cơ thể cần mỗi ngày (%)
    85g cá hồi tươi 570 71
    1 cốc sữa 120 15
    1 phần ngũ cốc 80 10
    1 lòng đỏ trứng 44 6
    85g gan bò 42 5
    28g phô mai 12 2
    1 muỗng canh bơ 9 1

    Tuy nhiên, cơ thể thường khó hấp thụ hoàn toàn lượng vitamin D3 có trong thực phẩm. Và không phải ai cũng duy trì một thực đơn hàng ngày giàu vitamin D3. Hơn nữa, một số cách chế biến có thể làm giảm lượng vitamin D3.

    4.3. Sản phẩm bổ sung vitamin D3

    Việc bổ sung các sản phẩm có chứa vitamin D3 cũng có thể là một lựa chọn. Các sản phẩm này có nhiều dạng. Đó có thể là viên uống, viên nhai, dạng dung dịch, dạng hòa tan. Đó có thể là thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Mỗi loại sẽ có hàm lượng và cách sử dụng khác nhau

    5. Đối tượng cần bổ sung vitamin D3

    Cơ thể cần một lượng vitamin D3 nhất định để duy trì sức khỏe xương khớp. Vì vậy vitamin D3 quan trọng với bất kỳ ai. Đặc biệt, một số đối tượng có nhu cầu về vitamin D3 lớn hơn hay thường bị thiếu hụt vitamin D3:

    • Bà bầu: Phụ nữ mang thai cần 600 IU vitamin D3 mỗi ngày để đảm bảo lượng canxi cho thai nhi phát triển xương, răng… Hơn nữa, bà bầu có nồng độ canxi máu thấp có thể bị tiền sản giật
    • Trẻ sơ sinh: Do sữa mẹ không cung cấp đủ lượng vitamin D3 cho bé. Trẻ bú sữa mẹ nên được bổ sung 400 IU/ngày.
    • Trẻ em ở độ tuổi phát triển: Trẻ cần vitamin D3 để phát triển xương và răng. Nếu thiếu D3 trẻ có nguy cơ thấp còi.
    • Người cao tuổi: Người lớn tuổi cần 800 IU/ngày. Tuy nhiên, tuổi càng cao, khả năng tạo vitamin D3 của da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng giảm. Đây là nguyên nhân khiến đối tượng này có nhiều nguy cơ bị canxi máu thấp, loãng xương. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ vitamin D3 để cải thiện các tình trạng bệnh này, tránh biến chứng.
    Đối tượng cần bổ sung vitamin D3

    Bà bầu cần bổ sung vitamin D3

    6. Thừa vitamin D3 có nguy hiểm không?

    Thừa vitamin D3 thường sẽ xảy ra với việc sử dụng quá liều sản phẩm bổ sung vitamin D3. Việc uống quá liều vitamin D3 có thể dẫn tới một số vấn đề như sau:

    • Trẻ em bị quá liều vitamin D3 có thể xuất hiện tình trạng biếng ăn. Nếu kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe.
    • Tăng canxi máu: Tình trạng này sẽ dẫn tới yếu xương, sỏi thận, ảnh hưởng tới hoạt động của tim mạch và não bộ. Các dấu hiệu có thể nhận biết là buồn nôn, nôn, táo bón, khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi…
    • Dị ứng: Dù trường hợp này là khá hiếm gặp nhưng bạn không nên chủ quan. Các triệu chứng dị ứng bao gồm: Phát ban, khó thở, chóng mặt, sưng mí mắt, lưỡi, cổ họng…
    Thừa vitamin D3 có nguy hiểm không

    Phát ban có thể là một trong các dấu hiệu dị ứng do thừa vitamin D3

    Các trường hợp nêu trên đều cần được đưa tới cơ sở y tế ngay. Ngoài ra nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào khác do nghi ngờ thừa vitamin D3 hãy thông báo với nhân viên y tế.

    7. Hướng dẫn dùng sản phẩm bổ sung vitamin D3 đúng cách

    • Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin D3 để đảm bảo độ an toàn và tính phù hợp. Đặc biệt là các đối tượng có tiền sử dị ứng với vitamin D, đang điều trị bệnh lý, có nồng độ canxi/vitamin D cao…
    • Dùng đúng liều lượng theo khuyến cáo, không nên lạm dụng.
    • Một số loại thuốc có thể làm giảm khả năng hấp thu của vitamin D3 như: Statin, Corticoid, thuốc lợi tiểu… Do đó, hãy thông báo với bác sĩ khi sử dụng các thuốc trên nếu được chỉ định bổ sung vitamin D3.
    • Dùng vitamin D3 trong bữa ăn để hấp thu tốt nhất do vitamin D3 là vitamin tan trong dầu.Thông báo với bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

    Trên đây là những thông tin về Vitamin D3 có tác dụng gì đối với sức khỏe. Bên cạnh việc tắm nắng và ăn thực phẩm giàu vitamin D3 vốn khó đo lường chính xác hàm lượng D3 hấp thụ vào cơ thể, bạn có thể dùng các sản phẩm bổ sung vitamin D3. Và để đảm bảo an toàn hãy lưu ý tới cách dùng và liều lượng.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc chống loãng xương Fosamax – Tìm hiểu công dụng, cách dùng 20/09/22
      Thuốc chống loãng xương Fosamax thường được chỉ định cho phụ nữ loãng xương sau mãn kinh. Người bệnh chỉ…
      Bị đau căng cơ do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả 29/09/21
      Đau căng cơ rất dễ nhầm lẫn với nhiều cơn đau xương khớp khác của cơ thể. Tình trạng này…
      Trật khớp cùng đòn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 08/09/21
      Trật khớp cùng đòn là một hội chứng thường gặp ở những người trẻ tuổi, chiếm khoảng 10% chấn thương…
      Viêm bao hoạt dịch khớp háng – Triệu chứng và nguyên nhân 01/12/23
      Viêm bao hoạt dịch khớp háng gây ra các triệu chứng đau, sưng, cứng khớp, hạn chế vận động. Tình…
      Xem tất cả bài viết