Tôi bị viêm loét dạ dày tá tràng, thường xuyên cảm thấy các cơn đau thượng vị sau ăn khoảng từ 20-30 phút, còn bị ợ chua, nóng bụng. Xin hỏi viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì kiêng gì để giảm tình trạng này?
(Trương Quốc Sinh, Ba Vì, Hà Nội)
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì kiêng gì là câu hỏi của rất nhiều người bệnh bởi chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị cũng như hạn chế tình trạng viêm loét tăng nặng. Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để giảm thiểu tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp anh Trương Quốc Sinh nắm được câu trả lời cho viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì kiêng gì.
1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với người bị viêm loét dạ dày tá tràng
Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng là thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ. Việc bỏ bữa sáng, ăn quá khuya hay dung nạp những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn cũng làm tăng nặng tình trạng viêm loét tá tràng dạ dày.
Chính vì vậy việc thay đổi chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ giúp dạ dày hay tá tràng tránh được tổn thương như hạn chế vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển, hạn chế các vết viêm loét phát triển. Thậm chí, nếu biết các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe còn hỗ trợ làm lành những tổn thương trên niêm mạc dạ dày, tá tràng đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn gây hại sinh sôi, giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, cụ thể là dạ dày – tá tràng.
Do dạ dày và tá tràng là hai bộ phận thông nhau nên một trong hai bị tổn thương sẽ làm gián đoạn quá trình tiêu hóa và kéo theo những bộ phận trong cơ quan tiêu hóa bên dưới từ ruột non tới ruột già đều gặp vấn đề. Vì vậy cần thực hiện chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt để hỗ trợ bảo vệ dạ dày tá tràng một cách tốt nhất.
Vậy người viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì kiêng gì?
2. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
2.1. Tăng cường các loại rau xanh giàu vitamin và chất xơ
Trong rau xanh đặc biệt các loại rau màu xanh đậm có hàm lượng lớn vitamin như vitamin A, C, K, axit folic, sắt và canxi đặc biệt chất xơ. Chất xơ có thể giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày đồng thời làm dịu chứng đầy hơi, ợ chua và đau thượng vị đồng thời ngăn ngừa vết loét.
Một số thực phẩm giàu chất xơ như:
- Các loại rau cải: rau bắp cải, rau chân vịt, súp lơ
- Hoa quả: táo, lê
- Bột yến mạch, khoai lang
Bên cạnh đó, trong các loại rau xanh và hoa quả cũng giàu chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào và chống viêm, ngăn ngừa các phản ứng viêm trong cơ thể.
2.2. Bổ sung thực phẩm giúp trung hòa axit dịch vị
Nếu dịch vị có nồng độ axit quá cao sẽ dẫn đến các bệnh trào ngược axit dạ dày, viêm loét dạ dày… vì vậy cần trung hòa được axit trong dịch vị. Người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm giàu tính kiềm để cân bằng được lượng axit như các loại sữa bò, sữa hộp, phomat…
Các thực phẩm giàu tính kiềm như:
- Rau xanh như rau chân vịt, bông cải xanh
- Đậu xanh
- Rau húng quế
- Tỏi
- Quả bơ
- Măng tây…
2.3. Tăng dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng nhờ chuối
Chuối là thực phẩm tốt cho tiêu hóa đặc biệt kali trong chuối giúp nhuận tràng, kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng, từ đó giảm các tổn thương trên bề mặt.
Đồng thời, trong chuối cũng chứa pectin, giảm đau, kích thích tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng viêm ở tá tràng, dạ dày.
Đã có nghiên cứu chỉ ra, chuối còn ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn HP gây ra các vết viêm loét trên niêm mạc dạ dày và tá tràng. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng chuối trong các bữa ăn.
Tuy nhiên, nên sử dụng chuối đúng cách như:
- Chỉ nên ăn chuối chín
- Không ăn chuối lúc đói, nên ăn sau bữa cơm từ 30 phút
- Không nên ăn chuối hột sẽ khiến dạ dày tiết nhiều axit, cọ xát với niêm mạc đường tiêu hóa
2.4. Bổ sung thực phẩm giàu probiotics
Các loại thực phẩm tốt như sữa chua, canh miso, kim chi, dưa cải bắp, kombucha và tempeh rất giàu vi khuẩn có lợi probiotic. Chúng giúp làm lành các vết loét bằng cách chống lại vi khuẩn HP.
2.5. Nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, ít mùi
Những đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa sẽ làm giảm áp lực lên dạ dày và tá tràng, tránh các thương tổn lên trên thành niêm mạc bị viêm loét.
Các món ăn nên được nấu mềm, nhuyễn và chế biến theo kiểu đơn giản như hấp, luộc, hạn chế đồ dầu mỡ.
Một số thực phẩm dễ tiêu hóa như:
- Cơm nát
- Bánh mì
- Các loại khoai củ
- Cháo
- Súp
- Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt lợn luộc, ức gà, cá nạc
2.6. Tăng cường thực phẩm dễ thấm hút dịch vị dạ dày
Khi trong dịch vị có quá nhiều axit sẽ gây nên tình trạng đau thượng vị, tổn thương các vết loét. Vì vậy trong khi xuất hiện cơn đau do tăng axit dịch vị, người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm có tính thấm hút, đồng thời bọc lại các vết loét không gây kích ứng.
Một số thực phẩm dễ thấm hút dịch vị dạ dày như:
- Bánh mì
- Bỏng ngô mềm
- Bỏng gạo
!!! Đừng bỏ lỡ: Viêm loét đại tràng biến chứng nguy hiểm như thế nào?
3. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng gì?
Đối với người viêm loét dạ dày hành tá tràng, cần tránh những loại thực phẩm làm kích thích vết loét phát triển, làm tăng nặng bệnh như:
3.1. Kiêng các thực phẩm kích thích tăng tiết dịch vị
Những loại thực phẩm quá cay nóng hoặc nhiều gia vị, dầu mỡ sẽ làm kích thích phản ứng viêm và tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày, từ đó vết viêm loét khó lành.
Các thực phẩm làm tăng tiết dịch vị như:
- Rượu, bia, cà phê, chè đặc
- Nước ngọt có ga
- Thực phẩm nhiều gia vị chua, cay: dấm, chanh, ớt, tiêu, riềng…
- Thịt tẩm ướp nhiều gia vị: thịt nướng, thịt muối, món chiên xào, sốt, thịt quay…
- Đồ giàu chất béo, đạm
3.2. Tránh thực phẩm rắn, nhiều xơ gây tổn thương niêm mạc
Khi thực phẩm quá rắn và nhiều xơ khi xuống đến dạ dày sẽ cọ xát vào thành niêm mạc, gây tổn thương niêm mạc.
Vì vậy cần hạn chế ăn các thực phẩm như:
- Thức ăn cứng: xương băm, sụn, tôm, cua, chân gà, cá rán giòn…
- Các loại rau quá nhiều xơ, già
- Các loại kẹo rắn
3.3. Hạn chế sử dụng đồ quá lạnh hoặc quá nóng
Đồ ăn còn nóng khi ăn vào sẽ làm sung huyết niêm mạc dạ dày. Ngược lại, ăn đồ quá lạnh sẽ gây mất tính ổn định trong dạ dày. Từ đó làm tăng nặng các triệu chứng ợ hơi, trào ngược, đau thượng vị.
Vì vậy không nên tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp như các món chiên nướng ăn nóng, hay các món kem, sinh tố có đá lạnh.
4. Viêm loét dạ dày tá tràng nên uống nước gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn và cần hạn chế, người đang gặp phải tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng có thể sử dụng một số loại nước uống để cải thiện triệu chứng sưng viêm.
Hạn chế các loại đồ uống có tính axit, cay hoặc quá nhiều chất béo như:
- Sữa nguyên kem và sữa giàu socola
- Cacao nóng
- Đồ uống có chứa caffeine
- Bạc hà hoặc trà bạc hà
- Nước chè đặc
- Nước ép cam hoặc bưởi, chanh…
- Đồ uống có cồn: rượu, bia…
- Đồ uống có ga
Ngoài ra bạn nên uống một số các loại nước uống dưới đây để cải thiện tình trạng viêm loét:
- Uống nhiều nước lọc
- Sinh tố bơ ít đường
- Sữa ít béo, ít đường
- Sinh tố rau quả như rau chân vịt với táo, cà rốt….
5. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người viêm loét tá tràng dạ dày
Đối với người bị viêm loét dạ dày tá tràng, việc bổ sung đủ năng lượng và giảm áp lực lên dạ dày tá tràng cũng như cơ quan tiêu hóa vô cùng cần thiết.
Bạn có thể chia lượng thực phẩm cần cho cơ thể mỗi ngày theo bảng năng lượng sau:
- Tổng năng lượng cần mỗi ngày: 30-35 Kcal/kg/ngày
- Chất đạm chiếm từ 12-20% tổng năng lượng
- Chất béo chiếm từ 15-20% tổng năng lượng
- Chia nhiều bữa trong ngày từ 4-6 bữa
- Nạp đủ vitamin và muối khoáng
6. Lời khuyên từ chuyên gia về chế độ ăn uống cho người viêm loét dạ dày tá tràng
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài những thực phẩm nên ăn và nên tránh thì cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học bằng cách:
- Ăn chậm nhai kỹ, không nên nhai vội
- Không vừa ăn vừa tập trung làm việc khác như đọc sách, báo, xem tivi
- Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói
- Không bỏ bữa sáng, ăn sáng đầy đủ
- Sử dụng các loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh stress
- Không nên lạm dụng thuốc tây, đặc biệt các loại thuốc giảm đau
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá chất kích thích
Trên đây là câu trả lời cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì kiêng gì. Hy vọng anh Sinh đã nắm được những nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa ăn. Chúc anh sức khỏe. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Hành tá tràng nằm ở đâu: Vai trò và cấu tạo hành tá tràng
- Viêm loét đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? – Xem ngay gợi ý từ chuyên gia
- Ổn định hệ tiêu hóa nhờ bài thuốc tứ quân tử thang
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.