Viêm loét dạ dày gây ra những cơn đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nguy hiểm hơn nó còn có thể kéo theo những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này, dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày là gì, cần điều trị như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Viêm loét dạ dày là gì?
Niêm mạc dạ dày là lớp màng bao phủ bên trong dạ dày, có chức năng bảo vệ dạ dày khỏi tác động của acid và các enzyme tiêu hóa.
Viêm loét dạ dà là một tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương niêm mạc dạ dày, có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn và đầy hơi. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, lớp chất nhày bảo vệ dạ dày khỏi dịch vị mỏng đi, axit dạ dày tiết nhiều hơn. Điều này khiến các mô lót trong dạ dày bị ăn mòn, gây ra vết loét.
Mọi đối tượng đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở người từ 40 – 50 tuổi.
2. Dấu hiệu viêm loét dạ dày
Để nhận biết tình trạng bệnh, bạn nên quan tâm tới viêm loét dạ dày có triệu chứng gì. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và vị trí viêm loét tại dạ dày mà sẽ có các biểu hiện khác nhau. Viêm loét dạ dày cấp tính sẽ có các dấu hiệu rõ ràng và nhiều hơn.
Nhìn chung, các biểu hiện cơ bản của bệnh là:
– Đau bụng, đặc biệt là ở vùng thượng vị, có thể lan ra lưng hoặc ngực. Đau bụng có thể tăng lên khi đói hoặc sau khi ăn, và giảm đi khi uống nước hoặc thuốc kháng acid.
– Có thể đau theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ kéo dài từ một tới vài tuần.
– Buồn nôn hoặc nôn mửa. Nôn mửa có thể có máu hoặc trông giống cà phê xay.
– Chán ăn hoặc không cảm thấy ngon miệng. Người bệnh có thể giảm cân do không ăn đủ.
– Đầy hơi hoặc ợ chua. Người bệnh có thể cảm thấy căng bụng hoặc khó tiêu sau khi ăn.
– Sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
3. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Vậy tại sao bị viêm loét dạ dày? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Tuy nhiên hai nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) và sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
3.1. Nhiễm vi khuẩn HP
HP là một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày và ruột non. HP có thể gây ra viêm niêm mạc, làm suy yếu lớp bảo vệ của niêm mạc và làm cho niêm mạc dễ bị tổn thương bởi acid và các enzyme tiêu hóa.
Viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP (H. pylori) chiếm tới 50% các trường hợp bị bệnh. Vi khuẩn HP sẽ tấn công thành dạ dày gây viêm và lâu dần hình thành vết loét. Bạn có thể nhiễm vi khuẩn này qua thức ăn, đồ uống.
3.2. Tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
NSAID là một nhóm thuốc được sử dụng để giảm đau, sưng và viêm. NSAID có thể ức chế sự sản sinh của prostaglandin, một chất hóa học giúp duy trì lưu lượng máu cho niêm mạc và giảm acid trong dạ dày. Khi sử dụng NSAID quá liều hoặc quá lâu, niêm mạc có thể bị thiếu máu và bị tổn thương bởi acid và các enzyme tiêu hóa.
Tình trạng bệnh lý buộc nhiều người phải sử dụng thuốc lâu dài. Bên cạnh đó, nhiều người mong muốn rút ngắn thời gian điều trị đã lạm dụng thuốc. Cả hai trường hợp này sẽ làm tăng nặng tác dụng phụ của thuốc là gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Các thuốc có thể kể đến là:
- Thuốc giảm đau: aspirin
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): ibuprofen, naproxen
- Thuốc điều trị loãng xương: alendronate, risedronate
- Thuốc hóa trị, xạ trị
Một số yếu tố khác có thể gây ra hoặc làm nặng thêm viêm loét dạ dày là:
3.3. Mắc phải một số bệnh lý
Tuy đây là nguyên nhân ít gặp nhưng cũng không thể bỏ qua. Một số tình trạng bệnh lý có thể là nguyên nhân gây tổn thương dạ dày:
- Suy thận
- Sởi
- Thiếu máu
- U tiết gastrin
3.4. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Lối sống hiện đại, công việc bận rộn khiến nhiều người có xu hướng ăn uống thiếu khoa học hơn. Việc ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn vội, ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng… gây áp lực lớn cho dạ dày. Bên cạnh đó, lạm dụng rượu bia, cà phê, chè đặc cũng gây tổn hại lớn cho dạ dày. Qua thời gian, các tổn thương tích tụ dần dẫn tới các ổ viêm, vết loét.
3.5. Ăn uống nhầm các chất ăn mòn
Một số chất có tính ăn mòn cao như: axit, kiềm, chì, thủy ngân… có thể tồn tại trong không khí, nước, thức ăn. Nếu bạn vô tình ăn uống phải những thứ có chứa chất này với hàm lượng đủ lớn sẽ gây bỏng niêm mạc dạ dày. Từ đó gây loét dạ dày. Nếu nghi ngờ bản thân ăn uống nhầm các chất này cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
3.6. Căng thẳng kéo dài gây viêm loét dạ dày
Stress kéo dài là nguyên nhân gây bệnh mà ít người để ý tới. Căng thẳng, lo âu, hay cáu gắt… là những trạng thái cảm xúc tiêu cực, tác động lớn tới dạ dày.
3.7. Mắc bệnh do di truyền
Một số người có thể có di truyền gây ra viêm loét dạ dày, như hội chứng Zollinger-Ellison, một rối loạn gây ra sự sản sinh quá mức của hormon gastrin, làm tăng acid trong dạ dày.
4. Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày không phải là một bệnh nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài hoặc không điều trị, viêm loét dạ dày có thể gây ra các biến chứng như:
Xuất huyết tiêu hóa
Đây là biến chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày, khi vết loét xuyên qua niêm mạc và gây ra chảy máu. Xuất huyết tiêu hóa có thể gây ra các triệu chứng như nôn máu, phân đen hoặc phân có máu, thiếu máu hoặc sốc do mất máu.
Gây thủng loét dạ dày
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày. Khi vết loét xuyên qua toàn bộ lớp mô của dạ dày gây ra thủng dạ dày. Điều này khiến acid và các enzyme tiêu hóa thoát ra khỏi dạ dày và gây viêm nhiễm cho các cơ quan xung quanh, như tụy, gan hoặc ruột.
Thủng loét có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt cao, tim đập nhanh hoặc sốc do nhiễm trùng.
Gây hẹp môn vị
Vết loét gây ra sẹo hoặc sưng viêm, làm hẹp lỗ thông giữa dạ dày và ruột non. Hẹp môn vị có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn sau khi ăn, nôn mửa, no bụng hoặc giảm cân.
Biến chứng ung thư dạ dày
Đây là biến chứng hiếm gặp của viêm loét dạ dày, khi vết loét biến đổi thành các tế bào ác tính. Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, chán ăn, giảm cân, nôn máu hoặc phân có máu. Nhiễm khuẩn HP là một yếu tố nguy cơ gây ra ung thư dạ dày.
Đây đều là các biến chứng nghiêm trọng cần được cấp cứu. Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, hãy tới cơ sở y tế gần nhất.
5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu có các triệu chứng của viêm loét dạ dày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị sớm. Bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc kháng acid hoặc thuốc chống loét mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi điều đó có thể làm giảm triệu chứng nhưng không khắc phục nguyên nhân gây bệnh.
Nếu đã được chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày, bạn nên tuân theo đúng lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ, đi kiểm tra lại theo định kỳ để theo dõi tình trạng của vết loét.
Nếu có các biểu hiện biến chứng của viêm loét dạ dày, như nôn máu, phân đen hoặc phân có máu, đau bụng rất nhiều, sốt cao, tim đập nhanh hoặc sốc, bạn nên đi cấp cứu ngay lập tức. Đó là những dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa, thủng loét hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.
6. Chẩn đoán
Để chẩn đoán viêm loét dạ dày, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như:
Xét nghiệm máu, hơi thở hoặc phân để kiểm tra HP
Đây là các xét nghiệm không xâm lấn, có thể phát hiện được sự hiện diện của vi khuẩn HP trong cơ thể.
- Xét nghiệm máu có thể kiểm tra kháng thể chống lại HP trong máu;
- Xét nghiệm thở có thể kiểm tra carbon dioxide trong hơi thở sau khi uống một dung dịch có chứa ure;
- Xét nghiệm phân có thể kiểm tra gen hoặc protein của HP trong phân.
Nội soi để xem trực tiếp niêm mạc dạ dày và lấy mẫu mô để kiểm tra ung thư
Đây là xét nghiệm xâm lấn, có thể cho biết vị trí và kích thước của vết loét. Đồng thời có thể phát hiện được các biến đổi bất thường của niêm mạc.
Nội soi là quá trình đưa một ống nhỏ có camera ở đầu vào miệng và hạ xuống dạ dày qua thực quản. Bác sĩ có thể quan sát niêm mạc dạ dày trên màn hình và lấy mẫu mô từ vết loét hoặc niêm mạc để gửi đi xét nghiệm sinh thiết.
Chụp X-quang để kiểm tra sự hiện diện của khí trong niêm mạc
Đây là xét nghiệm không xâm lấn, có thể giúp chẩn đoán được biến chứng thủng loét. X-quang là quá trình chiếu tia X qua cơ thể và tạo ra hình ảnh trên phim. Nếu có khí thoát ra từ dạ dày do thủng loét, khí sẽ hiển thị trên hình ảnh X-quang dưới dạng các vùng tối.
7. Điều trị viêm loét dạ dày
Mục tiêu điều trị căn bệnh này là giải quyết triệu chứng, xử lý ổ viêm, vết loét và ngăn ngừa biến chứng. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn một hoặc một vài biện pháp. Đối với người bị bệnh do tác dụng phụ của thuốc thì bác sĩ sẽ điều chỉnh lại loại thuốc. Trường hợp xuất phát từ bệnh lý khác, người bệnh cần được điều trị đồng thời các bệnh lý này. Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý.
7.1. Điều trị bằng chế độ ăn uống
Đây vừa là biện pháp hỗ trợ điều trị vừa là cách phòng bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả. Vậy người viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
- Bổ sung các loại thực phẩm giảm tiết hoặc trung hòa acid dịch vị: gạo, bánh mỳ, mật ong… Lựa chọn thực phẩm mềm, rau củ non, thịt nạc, cá nạc… Uống đủ nước.
- Không ăn thức ăn quá cay, nóng, quá chua… Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn nhanh… Không uống rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga.
- Ăn đúng giờ, đủ bữa. Ăn chậm, nhai kỹ. Không ăn quá no.
- Không ăn quá khuya, bữa tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng.
7.2. Thuốc Tây trị viêm loét dạ dày
Đây là phương pháp điều trị chủ yếu, có thể giúp giảm acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc và tiêu diệt HP. Các loại thuốc Tây trị viêm loét dạ dày thường gặp là:
Thuốc kháng acid
Thuốc kháng acid có thể làm giảm độ axit của nước tiểu trong dạ dày, làm giảm đau bụng và ợ chua. Thuốc kháng acid có thể được sử dụng khi cần thiết hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc kháng acid: antacid, alginate hoặc ranitidine
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Chẳng hạn như omeprazole, lansoprazole hoặc esomeprazole. Thuốc PPI có thể ức chế sự sản sinh của acid trong tế bào của niêm mạc dạ dày, làm giảm lượng acid trong dạ dày và tạo điều kiện cho vết loét lành.
Thuốc PPI thường được kê đơn cho người bệnh có viêm loét dạ dày trong một khoảng thời gian từ 4 đến 8 tuần.
Thuốc chống loét, như sucralfate hoặc misoprostol
Thuốc chống loét có thể tạo ra một lớp màng bao phủ vết loét và niêm mạc, bảo vệ chúng khỏi tác động của acid và các enzyme tiêu hóa.
Thuốc chống loét thường được kê đơn cho người bệnh có viêm loét dạ dày do sử dụng NSAID hoặc có biến chứng xuất huyết tiêu hóa.
Kháng sinh
Ví dụ như amoxicillin, clarithromycin hoặc metronidazole
Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn HP trong niêm mạc dạ dày và ruột non, ngăn ngừa sự tái phát của viêm loét dạ dày. Kháng sinh thường được kê đơn kết hợp với thuốc PPI hoặc thuốc kháng acid trong một liệu trình điều trị kéo dài từ 7 đến 14 ngày.
Lưu ý: Người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Uống đúng liều lượng, đúng hướng dẫn, không tự ý tăng liều, bỏ liều.
7.3. Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày
Trong trường hợp bệnh ở thể nhẹ và không phải do vi khuẩn HP, bạn có thể thử các bài thuốc dân gian. Đây là phương pháp điều trị bổ sung, có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình lành vết loét.
Nước ép cà rốt
Cà rốt có chứa beta-carotene, một chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của các gốc tự do. Nước ép cà rốt cũng có thể giúp làm dịu niêm mạc và giảm đau bụng.
Người bệnh có thể uống nước ép cà rốt mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn.
Sử dụng mật ong
Mật ong có chứa các enzyme và chất kháng khuẩn có thể giúp tiêu diệt HP và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Mật ong cũng có thể tạo ra một lớp màng bao phủ vết loét và niêm mạc, làm giảm kích ứng và đau bụng. Người bệnh có thể uống một thìa mật ong pha nước ấm hoặc trà.
Nghệ
Nghệ có chứa curcumin, một chất chống viêm và chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm niêm mạc và làm lành vết loét. Nghệ cũng có thể giúp ức chế sự sản sinh của acid trong dạ dày và tăng cường sự sản sinh của prostaglandin.
Người bệnh có thể uống nước nghệ hoặc sữa nghệ, hoặc ăn các món ăn có nghệ.
Dùng quả dừa
Dừa có chứa các axit béo và chất kháng khuẩn có thể giúp tiêu diệt HP và làm giảm acid trong dạ dày. Dừa cũng có thể giúp nuôi dưỡng niêm mạc và làm lành vết loét.
Người bệnh có thể uống nước dừa, ăn cùi dừa hoặc sử dụng dầu dừa trong nấu ăn.
Dùng quả sung
Trong loại quả này có các chất giúp làm lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Uống 2 thìa bột quả sung với 100ml nước ấm, 2 lần/ngày sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
7.4. Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không phát huy tác dụng. Người bệnh lúc này phải đối mặt với nhiều biến chứng. Phẫu thuật cấp cứu cũng được thực hiện đối với trường hợp hẹp môn vị, xuất huyết, thủng dạ dày.
8. Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày bằng tinh chất Nanocurcumin
Nanocurcumin là tinh chất được chiết xuất từ nghệ bằng công nghệ nano. So với tinh bột nghệ thông thường, nanocurcumin có độ hòa tan, độ hấp thụ vượt trội hơn. Hiệu quả vì thế cũng tốt hơn mà không phải sử dụng với liều lượng lớn. Trong các dạng bào chế Nanocurcumin hiện nay, nổi bật là Novasolcurcumin dạng lỏng giúp hòa tan hoàn toàn trong nước, có khả năng hấp thu gấp 185 Curcumin và gấp 4 lần Nanocurcumin dạng bột.
Tinh chất này có khả năng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Những tác dụng mà tinh chất này mang lại có thể kể đến như:
- Ức chế sự phát triển của 65 chủng vi khuẩn HP. Đặc biệt có tác dụng đối với những trường hợp nhiễm HP kháng kháng sinh.
- Chống viêm, hỗ trợ làm lành vết loét. Giảm hoạt tính các chất thúc đẩy viêm.
- Tăng tiết chất nhầy mucin dịch vị
- Bảo vệ và kích thích tái tạo niêm mạc dạ dày, tá tràng.
9. Cách phòng tránh
Để phòng tránh viêm loét dạ dày, bạn nên áp dụng các biện pháp như:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước bữa ăn. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sử dụng các loại thuốc theo đơn, không được tự ý tăng liều, lạm dụng thuốc.
- Duy trì lối sống một cách lành mạnh. Tránh căng thẳng quá mức. Hãy tìm cách giải tỏa stress bằng việc thỏa mãn sở thích của bản thân. Nếu cần thiết có thể tìm sự trợ giúp của người thân, bạn bè và bác sĩ. Rèn luyện thể thao thường xuyên.
- Ngừng hút thuốc lá hoặc giảm thiểu hút thuốc.
- Khám sức khỏe định kỳ. Nếu mắc các bệnh có nguy cơ hãy tập trung điều trị.
Trên đây là những thông tin tổng hợp cơ bản về viêm loét dạ dày. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng của bệnh hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Đừng quên chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp bạn qua tổng đài 0343.44.66.99.
XEM THÊM
- Viêm loét đại tràng – Nhận diện đúng bệnh, chữa đúng cách
- Viêm đại tràng – Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị
- Cẩn trọng với chảy máu đại tràng: Cách xử lý tình trạng
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Hướng dẫn trực quan về bệnh loét dạ dày
https://www.webmd.com/digestive-disorders/ss/slideshow-visual-guide-to-stomach-ulcers - Loét dạ dày và những gì bạn có thể làm
https://www.healthline.com/health/stomach-ulcer - Loét dạ dày tá tràng
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/symptoms-causes/syc-20354223 - Các biện pháp khắc phục tự nhiên và tại nhà cho vết loét
https://www.healthline.com/health/natural-home-remedies-ulcers
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”