[Viêm khớp phản ứng] – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    [Viêm khớp phản ứng] – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    25/11/20

    Viêm khớp phản ứng thường gặp ở người trẻ tuổi, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Do đó, việc nhận diện triệu chứng, xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp đóng vai trò quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

    Đánh giá article

    1. Viêm khớp phản ứng là gì?

    Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn, không phát hiện vi khuẩn ở khớp bị viêm. Bệnh thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,… Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa,….

    Viêm khớp phản ứng

    >> Xem thêm:

    Bệnh Viêm khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị!

    2. Triệu chứng viêm khớp phản ứng

    Bệnh xảy ra sau khoảng từ 1 – 3 tuần kể từ khi cơ thể người bệnh bị nhiễm trùng. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng không chỉ ở trên khớp mà còn tại các bộ phận khác của cơ thể.

    1. Triệu chứng toàn thân

    • Sốt nhẹ
    • Chán ăn
    • Mệt mỏi
    • Giảm cân

    2. Triệu chứng trên xương khớp

    • Viêm một hoặc một vài khớp, không đối xứng. Các khớp thường bị viêm là: khớp gối, cổ chân, ngón chân, viêm khớp cùng chậu, khớp vai, cổ tay, viêm đau khớp ngón tay.
    • Ngón chân hình khúc dồi.
    • Viêm điểm bám tận của gân cơ, viêm bao gân

    3. Tổn thương da và niêm mạc

    • Tăng sừng hóa ở lòng bàn tay, bàn chân, da bìu, da đầu
    • Phát ban trên da
    • Vết loét ở miệng
    Triệu chứng phát ban

    Phát ban trên da có thể là một triệu chứng của bệnh

    4. Vấn đề tiết niệu

    • Tiểu nhiều
    • Khó chịu khi tiểu tiện
    • Tiểu mủ vô khuẩn ở nam giới

    5. Tổn thương mắt

    Tổn thương ở mắt có thể là triệu chứng duy nhất hoặc đầu tiên của bệnh.

    • Đỏ mắt
    • Sợ ánh sáng
    • Đau nhức vùng hốc mắt
    • Viêm màng bồ đào trước, viêm giác mạc, loét giác mạc
    Viêm màng bồ đào là triệu chứng của viêm khớp phản ứng

    Viêm màng bồ đào là triệu chứng của viêm khớp phản ứng

    3. Biến chứng

    4. Đối tượng có nguy cơ mắc viêm khớp phản ứng

    • Độ tuổi từ 20 – 40 tuổi
    • Người có người thân trong gia đình bị bệnh
    • Người có kháng nguyên bạch cầu HLA-B27
    • Người có virus HIV

    5. Nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng

    5.1. Kháng nguyên HLA-B27

    Theo webmd.com, khoảng 75% những người mắc bệnh có kết quả xét nghiệm máu dương tính với HLA-B27.

    5.2. Sau khi nhiễm virus, vi khuẩn

    Bệnh sẽ hình thành sau khi nhiễm một số loại virus, vi khuẩn. Cụ thể là:

    • Vi khuẩn đường tiêu hóa: Salmonelle, Shigella, Yersinia, Campylobacter, Borrelia
    • Vi khuẩn đường tiết niệu, sinh dục: Chlamydia trachomatis, Ureaplasma urealyticum
    • Vius: Parvovirus, Rubelle, viêm gan, HIV

    Các loại virus, vi khuẩn này không tồn tại trong khớp bị viêm mà xuất hiện ở những cơ quan khác. Khi cơ thể phản ứng lại với chúng sẽ gây ra tình trạng viêm ở khớp.

    5.3. Do mắc phải một số bệnh lý

    Người bệnh mắc một số bệnh lý sau có thể dẫn tới bị viêm khớp phản ứng:

    Nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng

    6. Viêm khớp phản ứng có lây không?

    Về cơ bản, đây không phải là một bệnh lây nhiễm. Nhưng tác nhân gây bệnh là các loại vi khuẩn lại có thể lây từ người này sang người khác thông qua thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và qua đường tình dục.

    7. Chẩn đoán viêm khớp phản ứng

    Ngoài khám lâm sàng, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một hoặc một vài kỹ thuật sau để chẩn đoán bệnh:

    • Xét nghiệm kháng nguyên HLA-B27
    • Xét nghiệm độ lắng máu
    • Xét nghiệm nước tiểu
    • Xét nghiệm dịch tiết của bộ phận sinh dục
    • Xét nghiệm phân
    • Xét nghiệm dịch khớp
    • Chụp X-quang khớp
    • Xạ hình xương

    8. Điều trị viêm khớp phản ứng

    Nguyên tắc trong điều trị bệnh là trị nguyên nhân gây bệnh, chữa trị tình trạng viêm của xương khớp và các tổn thương ngoài khớp. Đồng thời, bác sĩ có thể chỉ định một vài phương pháp phòng ngừa biến chứng.

    8.1. Thuốc tây chữa viêm khớp phản ứng

    • Thuốc giảm đau: Acetaminophen
    • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Celecoxib, diclofenac
    • Corticoid: Dùng trong trường hợp không đáp ứng hoặc chống chỉ định với NSAID.
    • Thuốc kháng sinh: được sử dụng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Các dạng thuốc chủ yếu là: Levofloxacin, sulfamethoxazol
    • Thuốc điều trị tổn thương da: Methotrexat
    Thuốc giảm đau Acetaminophen

    Thuốc giảm đau Acetaminophen

    8.2. Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp phản ứng

    Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc nam dưới đây.

    • Uống nước lá lốt
    • Xoa bóp bằng rượu tỏi
    • Uống rượu gừng

    8.3. Vật lý trị liệu

    Các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng khớp, tăng sự linh hoạt cho các khớp, giảm độ cứng. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm đúng cách để giảm đau và phòng tránh biến dạng khớp.

    Vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng khớp

    8.4. Chườm nóng, chườm lạnh

    Chườm khăn lạnh hoặc khăn bọc đá giúp giảm sưng. Chườm khăn nóng, chai nước nóng hoặc túi chườm vào vị trí đau sẽ giúp giảm sưng, cứng khớp, tăng lưu thông máu. Ngoài ra, người bệnh có thể tắm nước nóng.

    Xem thêm: [TOP 12+] Cách chữa viêm khớp tại nhà hiệu quả cứ “dùng là hết đau”

    9. Cách phòng tránh

    Để phòng tránh bệnh cách tốt nhất là ngăn ngừa những nguy cơ gây bệnh. Bạn hãy thực hiện theo những lưu ý sau:

    • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn chín uống sôi. Bổ sung hoa quả, rau xanh. Uống đủ nước. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, kiêng rượu bia.
    • Quan hệ tình dục an toàn
    • Khám sức khỏe định kỳ
    • Hạn chế mang vác vật nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài.
    • Tập luyện thể dục thể theo đều đặn

    Viêm khớp phản ứng sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó, hãy tới gặp bác sỹ nếu bạn xuất hiện các triệu chứng bệnh. Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất có liên quan tới căn bệnh này tại Bệnh Cơ xương khớp hoặc chat trực tiếp với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.

    XEM THÊM:

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Người bị gai cột sống nên ăn gì kiêng gì để đẩy lùi bệnh? 25/08/20
      Gai cột sống nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi bệnh là câu hỏi được rất nhiều người quan…
      7 đốt sống cổ: Cấu tạo, đặc điểm, chức năng và các bệnh lý liên quan 01/02/21
      7 đốt sống cổ đóng vai trò quan trọng, nâng đỡ đầu và được cấu tạo để dễ dàng xoay…
      Gai cột sống L4 L5 – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 10/11/23
      Gai cột sống có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào tại cột sống, trong đó không thể…
      Bật mí 12 mẹo chữa tràn dịch khớp gối tại nhà 13/03/23
      Khớp gối là một trong những khớp hoạt động nhiều, chịu tải trọng lớn. Khi bị tràn dịch khớp gối…
      Xem tất cả bài viết